hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 139 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
a) Trình bày khái quát về:
Bạn đang xem: Bài 5 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 2
– Nguồn gốc của tiếng Việt.
– Quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
– Lịch sử phát triển của tiếng Việt.
b) Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:
– Viết bằng chú Hán.
– Viết bằng chữ Nôm.
– Viết bằng chữ Quốc ngữ.
Trả lời bài 5 trang 139 SGK Ngữ văn 10 tập 2
Cách trả lời 1
a) Trình bày khái quát vấn đề:
– Nguồn gốc của tiếng Việt: tiếng Việt có nguồn gốc cổ xưa, có họ Nam Á và quan hệ gần gũi với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á.
– Quan hê họ hàng của tiếng Việt: gần gũi với tiếng Mường, họ hàng xa với tiếng Môn – Khmer, có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á (Tày – Thái, Mã Lai – Nam Đảo,…)
– Lịch sử phát triển của tiếng Việt: 4 thời kì:
+ Thời kì dựng nước (tiền sử).
+ Thời độc lập, tự chủ (thế kỉ X đến 1858).
+ Thời Pháp thuộc (1858 – 1945).
+ Sau Cách mạng tháng Tám (1945 đến nay).
b) Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:
– Viết bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà, thiên trường vãn vọng, Hịch tướng sĩ, Hoàng Lê nhất thống chí, Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả, Bình Ngô đại cáo, Thiên đô chiếu,…
– Viết bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh, Truyện Lục Vân Tiên, Bánh trôi nước, Qua đèo ngang, Quốc âm thi tập,…
– Viết bằng chữ quốc ngữ: Giăng sáng, Sống mòn, Đời thừa, Dấu chân người lính, Ông đồ, Nhớ rừng, Từ ấy, Sóng, Quê hương,…
Cách trả lời 2
– Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt : thuộc họ Nam Á, gắn với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc.
– Lịch sử phát triển tiếng Việt (4 giai đoạn) :
+ Thời kì dựng nước : tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán.
+ Thời kì phong kiến độc lập tự chủ : Song song phát triển chữ Hán và chữ Nôm.
+ Thời kì Pháp thuộc : phát triển theo hướng hiện đại hóa.
+ Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 : Hoàn thiện và chuẩn hóa.
b. Một số tác phẩm văn học Việt Nam :
– Viết bằng chữ Hán : Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…
– Viết bằng chữ Nôm : Truyện Kiều, thơ Nôm Hồ Xuân Hương,…
– Viết bằng chữ quốc ngữ : Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ…
Với 2 cách trả lời bài 5 trang 139 SGK ngữ văn 10 tập 2 mà đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt trong phần Soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp