Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 206 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi ôn tập, soạn bài Ôn tập phần tập làm văn chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
Bạn đang xem: Bài 5 trang 206 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Trả lời bài 5 trang 206 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Cách trình bày 1
– Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
– Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
– Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.
– Ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong tác phẩm Làng, khi nói về tin ông Hai nghe làng theo giặc:
“Có người hỏi:
– Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe thấy rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cúi gặm mặt xuống mà đi! Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra gường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làm Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi rẻ rúng đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu? …
Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
– Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống, một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!”
(Kim Lân – trích Làng)
Cách trình bày 2
– Đối thoại: là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hay nhiều người.
– Vai trò: làm cho câu chuyện sống động như trong cuộc sống.
Ví dụ:
Mẹ tôi nói:
– Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi cùng mẹ con mình lên đường.
– Vâng.
(Cố hương – Lỗ Tấn)
– Độc thoại: là lời nói không nhằm vào ai đó hoặc nói với chính mình. (phái trước có dấu ghạch đầu dòng).
– Vai trò: bộc lộ trực tiếp thái độ, cảm xúc, tâm lí của nhân vật.
Ví dụ:
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà nắng gớm, về nào….
(Làng – Kim Lân)
– Độc thoại nội tâm: là lời độc thoại không cất lên thành lời (không có dấu ghạch đầu dòng).
– Vai trò: dễ đi sâu vào việc khám phá nội tâm nhân vật.
Ví dụ:
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lãi cứ giàn ra, Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
(Làng – Kim Lân)
Cách trình bày 3
a. Đối thoại là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
b. Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng, còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.
– Ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm:
[…] Tôi cất giọng véo von:
Cái Có, cái Vạc, cái Nông
Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?
Vặt lông cái Cốc cho tao
au nấu, tạo nướng, tạo xào, tao ăn.
Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nảy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn mắt,giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hàng tôi, hỏi:
– Đứa nào cạnh khóe gì tạo thế? Đứa nào cạnh khóe gì tạo thế?
Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nỗi vào tổ tao đâu!”.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí, Ngữ văn 6, tập hai).
—————
vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 5 trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp