Bài 7- Tính chất hóa học của bazơ

0
87
Rate this post

Giải bài 1 trang 25 SGK Hóa 9

Bài 1: Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của vài ba chất kiềm.

Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của những bazơ để minh họa.

Lời giải:

Bạn đang xem: Bài 7- Tính chất hóa học của bazơ

Kiềm (hay còn gọi là dung dich bazo) là các bazo tan được trong nước nên:

– Tất cả các chất kiềm đều là bazơ. Ví dụ: NaOH, Ba(OH)2, KOH.

– Không phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm. Ví dụ: Al(OH)3, Cu(OH)2, Fe(OH)3 … Vì các bazơ này đều là bazơ không tan.

Giải bài 2 trang 25 SGK Hóa 9

Bài 2: Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:

a) Tác dụng được với dung dịch HCl?

b) Bị nhiệt phân hủy?

c) Tác dụng được với CO2?

d) Đổi màu quỳ tím thành xanh?

Viết các phương trình hóa học.

Lời giải:

a) Tất cả các bazơ đã cho đều phản ứng với dung dịch HCl.

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O

b) Bị phân hủy ở nhiệt độ cao là các bazo không tan : Cu(OH)2

Cu(OH)2 −to→ CuO + H2O

c) Tác dụng với CO2 là các dung dịch bazo (kiểm) NaOH, Ba(OH)2

CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

d) Đổi màu quỳ tím thành xanh: các kiềm NaOH, Ba(OH)2.

Giải bài 3 trang 25 SGK Hóa 9

Bài 3: Từ những chất có sẵn là: Na2O, CaO, H2O. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ.

Lời giải:

Điều chế các dung dịch bazơ (kiềm):

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2.

Giải bài 4 trang 25 SGK Hóa 9

Bài 4: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2 và Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.

Lời giải:

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

– Cho quỳ tím vào từng mẫu thử của các dung dịch trên, kết quả chia làm hai nhóm:

• Nhóm I: Quỳ tím đổi màu thành xanh: Ba(OH)2 và NaOH.

• Nhóm II: Quỳ tím không đổi màu: NaCl và Na2SO4.

– Phân biệt các chất trong các nhóm: Lấy từng chất của nhóm I đổ vào từng chất của nhóm II, ta nhận thấy có hai chất đổ vào nhau cho kết tủa trắng là Ba(OH)2 và Na2SO4 hai chất còn lại không phản ứng là NaOH và NaCl.

NaCl Na2SO4
Ba(OH)2 x Kết tủa trắng
NaOH x x

PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaOH.

Giải bài 5 trang 25 SGK Hóa 9

Bài 5: Cho 15,5g natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.

a) Viết phương trình hóa học và nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20%, có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.

Lời giải:

a) Phương trình hóa học:

Na2O + H2O → 2NaOH

Theo pt: nNaOH = 2.nNa2O = 0,25 . 2 = 0,5 mol.

b) Phương trình hóa học:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Theo pt:

mH2SO4 = 0,25.98 = 24,5 (g)

Hóa học 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ

I. Phân loại bazơ

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:

– Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm): LiOH, NaOH, KOH, RbOH, CsOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Sr(OH)2.

– Bazơ không tan: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3

II. Tính chất hóa học của bazơ

1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

– Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

– Dung dịch bazơ làm phenolphtalein không màu đổi sang màu đỏ.

2) Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit

Dung dịch bazơ (kiềm) + oxit axit → muối + nước

Ví dụ:

  2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

  Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 ↓ + H2O

3) Tác dụng của bazơ với axit: Bazơ + axit → muối + nước

Ví dụ:

  NaOH + HCl → NaCl + H2O

  Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

Phản ứng giữa bazơ và axit được gọi là phản ứng trung hòa.

4) Tác dụng của dung dịch bazơ với dung dịch muối

Dung dịch bazơ tác dụng được với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ:

  2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

  Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 (↓) + 2NaOH

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Ví dụ:

Bài tập Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 7 (có đáp án): Tính chất hóa học của bazơ

Câu 1: Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit nào sau đây?

 A. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3

 B. Fe2O3; SO2; SO3; MgO

 C. P2O5; CO2; SO2 ; SO3

 D. P2O5; CO2; CuO; SO3

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

P2O5; CO2; SO2 ; SO3 là các oxit axit nên phản ứng được với KOH.

Câu 2: Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước là

 A. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2

 B. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH

 C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2

 D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2 là các bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy.

Câu 3: Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây?

 A. Làm quỳ tím hoá xanh

 B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

 C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

 D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

KOH là bazơ tan nên không bị nhiệt phân hủy.

Câu 4: Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là:

 A. Phenolphtalein

 B. Quỳ tím

 C. dd H2SO4

 D. dd HCl

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Sử dụng dung dịch H2SO4

+ Nếu không có hiện tượng gì xuất hiện là KOH

  2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

+ Nếu có kết tủa trắng xuất hiện là Ba(OH)2

  Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 (↓ trắng) + 2H2O

Câu 5: Để điều chế dung dịch Ba(OH)2, người ta cho:

 A. BaO tác dụng với dung dịch HCl

 B. BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2CO3

 C. BaO tác dụng với dung dịch H2O

 D. Ba(NO3)2 tác dụng với dung dịch Na2SO4

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

  BaO + H2O → Ba(OH)2

Câu 6: Cặp chất không tồn tại trong một dung dịch (chúng xảy ra phản ứng với nhau) là

 A. CuSO4 và KOH

 B. CuSO4 và NaCl

 C. MgCl2 và Ba(NO3)2

 D. AlCl3 và Mg(NO3)2

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

  CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2 ↓ + K2SO4

Câu 7: Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:

 A. Làm quỳ tím hoá xanh

 B. Làm quỳ tím hoá đỏ

 C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hidrô

 D. Không làm đổi màu quỳ tím

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Số mol Ba(OH)2 = 0,1.0,1 = 0,01 mol;

số mol HCl = 0,1.0,1 = 0,01 mol

→ Ba(OH)2 dư, dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24g chất rắn. Giá trị của x là:

 A. 16,05g

 B. 32,10g

 C. 48,15g

 D. 72,25g

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 9: Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch KOH, dung dịch có màu xanh, nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:

 A. Màu xanh vẫn không thay đổi.

 B. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn

 C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ

 D. Màu xanh đậm thêm dần

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 10: Sục 2,24 lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa:

 A. NaHCO3

 B. Na2CO3

 C. Na2CO3 và NaOH

 D. NaHCO3 và NaOH

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Vậy sau phản ứng CO2 và NaOH đều hết, sản phẩm thu được là Na2CO3.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-7-tinh-chat-hoa-hoc-cua-bazo/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp