Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 9 trang 204 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi làm bài kiểm tra trên lớp, soạn bài Kiểm tra thơ và truyện hiện đại chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Phân tích những hình ảnh biểu tượng : đầu súng trăng treo (trong bài Đồng chí), trăng (trong bài ánh trăng). Chọn bình một đoạn (hoặc khổ thơ đặc sắc trong các bài thơ đã học.
Bạn đang xem: Bài 9 trang 204 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Trả lời bài 9 trang 204 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Cách trình bày 1
Bài thơ Đồng chí với những câu văn dung dị, mộc mạc nhưng đã toát lên vẻ đẹp sáng ngời về những người lính bộ độ cụ Hồ năm xưa. Họ xuất thân từ những miền quê khác nhau, bỏ lại sau lưng là ruộng đồng, gia đình để lên đường chiến đấu cho độc lập dân tộc. Gặp nhau nơi rừng thiên nước độc, giữa tiếng đạn bom, giữa những hiểm nguy luôn rình rập, nhưng họ không hề lo sợ, nao núng tinh thần. Họ đã cùng nhau sống, chiến đấu và gắn bó thân thiết như anh em ruột thịt:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
“Đầu súng trăng treo”, câu thơ ngắn gọn mà cô đọng những ý nghĩa sâu xa. Sự đối lập giữa hai hình ảnh súng và trăng, đối lấp giữa hiện tại chiến tranh ác liệt và khát vọng hòa bình tươi sáng. Giữa rừng khuya thanh vắng, các anh cùng sát bên nhau làm nhiệm vụ, ánh trăng trên cao như người bạn đồng hành cùng chiến đấu. Ánh trăng như giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình.
Anh với tôi từ xa lạ mà thành thân quen, rồi sát cánh bên nhau những ngày chiến đấu, tình cảm nối lại thành tình đồng chí. Câu thơ cuối bài có ý nghĩa thật đẹp, là hình ảnh chan hòa giữa con người với thiên nhiên, đất nước, là khát vọng về ngày hòa bình của dân tộc. Ánh trăng cuối bài thơ như tỏa ánh sáng dịu dàng, soi rọi cho tình đồng chí gắn bó keo sơn.
Cách trình bày 2
– Hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo (trong bài thơ “Đồng chí”): Đây là hình ảnh bắt đầu từ hình ảnh thực. Người lính, trong cảnh phục kích giặc giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa là vầng trăng. Đầu súng trăng treo là hình ảnh nhận ra được từ đêm hành quân phục kích của chính tác giả. Cái ảo và cái thực hoà quện vào nhau tạo nên một liên tưởng bất ngờ, kì thú. Súng và trăng là gần và xa, là thực tại và mộng mơ, là chiến tranh và hoà bình, là chiến sĩ và thi sĩ, là anh và tôi, là đồng chí… Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính. Câu thơ còn gợi cho ta sự liên tưởng đầy ý nghĩa: những người lính cầm súng chiến đấu vì một mục đích lí tưởng cao đẹp: bảo vệ quê hương, giành lại độc lập, hoà bình cho Tổ quốc. Có thể nói, hình ảnh đầu súng trăng treo là một hình ảnh giàu sức tạo hình, đậm chất lãng mạn và khoẻ khoắn đã góp phần bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn và cuộc đời người lính.
– Hình ảnh biểu tượng trăng (trong bài thơ “Ánh trăng”): Trong bài thơ, ánh trăng đồng hành cùng lời tự sự tâm tình của tác giả. Vượt qua ý nghĩa hiện thực, ánh trăng còn có ý nghĩa biểu tượng cho tình nghĩa thủy chung, đạo lí “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của con người và dân tộc Việt Nam.
Cách trình bày 3
– Hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí:
+ là hình ảnh lãng mạn nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp
+ vừa thực, vừa ảo mang ý nghĩa biểu trưng: chiến sĩ – thi sĩ, hiện thực – tương lai, chiến tranh – hoà bình…
→ Mang hình ảnh lãng mạn đậm nét
– Hình ảnh trăng trong bài thơ Ánh trăng: Vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Trăng: Là thiên nhiên tươi mát, là người bạn tri kỉ thời thơ ấu.
+ Trăng: Là quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.
—————
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 9 trang 204 SGK ngữ văn 9 tập 1 được tổng hợp và biên soạn giúp em làm bài kiểm tra trên lớp và soạn bài Kiểm tra thơ và truyện hiện đại tốt hơn trước khi đến lớp.
Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp