Bài I trang 109 SGK Ngữ văn 10 tập 2

0
75
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài I trang 109 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Lập luận trong văn Nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:  Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận

Đọc văn lập luận (mục I, SGK trang 109) và trả lời câu hỏi:

Bạn đang xem: Bài I trang 109 SGK Ngữ văn 10 tập 2

   Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi. Được thời cố thể thì biến mất làm còn, hoá nhỏ thành lợn. Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy, chỉ như khoảng trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không rõ thời thế, lại trang sức bằng những lời dối trá, thế chẳng phải là kẻ thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được.

(Nguyền Trãi, Lại dụ Vương Thông)

a. Kết luận (mục đích) của lập luận là gì?

b. Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng (luận cứ) nào?

c. Hãy cho biết thế nào là một lập luận

TRẢ LỜI BÀI I TRANG 109 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

Cách trả lời 1 – ngắn gọn

a) Kết luận (mục đích) của lập luận là chỉ ra cho giặc thấy nếu không hiểu thời thế, lại dối trá (kẻ thất phu hèn kém) thì không thể cùng nói việc bình được.

b) Để dẫn tới kết luận đó tác giả đã đưa ra những lí lẽ:

  • Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế.
  • Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.
  • Mất thời ko thế thì mạnh quay thành yếu, yên thành nguy.

Kết luận: bọn Vương Thông không hiểu thời thế, lại dối trá nên chỉ là “kẻ thất phu hèn kém”, cầm chắc sẽ phải nhận thất bại về sau.

c. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.

Cách trả lời 2 – chi tiết

a. Kết luận (mục đích) của lập luận là chỉ ra cho giặc thấy nếu không hiểu thời thế, lại dối trá (kẻ thất phu hèn kém) thì không thể “nói với binh” –

=> Đó là thuyết phục đối phương hiểu tình hình mà có sự lựa chọn đúng đắn, từ bỏ ý định xâm lược.

b. Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã sử dụng các luận cứ:

(1) Người dùng binh…

(2) Được thời có thể

(3) Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu…

Cuối cùng là kết luận: Nay các ông… sao đủ để cùng với việc binh được. Các luận cứ đều là lí lẽ. Xuất phát từ một chân lí tổng quát “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế…”, tác giả suy luận tới hai hệ quả: “được thời có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn” và “mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển thành nguy”. Đó chính là cơ sở để khẳng định bọn giặc không hiểu thời thế, lại dối trá nên chỉ là “kẻ thất phu hèn kém”, cầm chắc thất bại.

c. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghẹ) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới.

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài I trang 109 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Lập luận trong văn Nghị luận tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi Bài I trang 109 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Lập luận trong văn Nghị luận

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-i-trang-109-sgk-ngu-van-10-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp