Ở các bài học trước các em đã biết về một số hidrocacbon thơm. Bài viết này nhằm củng cố lại kiến thức về những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học của các hiđrocacbon thơm với ankan, anken.
Qua đó, rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của các hidrocacbon thơm.
I. Kiến thức cần nắm vững về hidrocacbon thơm
Bạn đang xem: Bài tập luyện tập Hidrocacbon thơm – Hóa 11 bài 36
1. Cách gọi tên các đồng đẳng của benzen, các đồng phân có 2 nhánh ở vòng benzen.
2. Tính chất hoá học chung của hiđrocacbon thơm:
a) Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen (halogen hoá, nitro hoá, …).
b) Phản ứng cộng hiđro vào vòng benzen tạo thành vòng no.
c) Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm ankyl liên kết với vòng benzen.
d) Phản ứng oxi hoá nhánh ankyl bằng dung dịch kali pemanganat đun nóng.
e) Phản ứng cộng Br2, HBr, H2O vào liên kết đôi, liên kết ba ở nhánh của vòng benzen.
II. Bài tập luyện tập hidrocacbon thơm
* Bài 1 trang 162 SGK Hóa 11: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10, C8H8. Trong số các đồng phân đó, đồng phân nào phản ứng được với: dung dịch brôm, hiđrobromua? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
* Lời giải:
– Công thức cấu tạo của C8H10
⇒ Không có đồng phân nào phản ứng được với dung dịch Br2 và hiđro bromua.
– Công thức cấu tạo của C8H8: .
– Phương trình hóa học khi phản ứng với brom và hidrobromua:
* Bài 2 trang 162 SGK Hóa 11: Trình bày phương pháp hóa phân biệt các chất lỏng sau: benzen, stiren, toluen và hex-1-in.
* Lời giải:
C6H6 | C6H5-CH=CH2 | C6H5CH3 | Hex-1-in | |
Dd AgNO3/NH3 | Không hiện tượng | Không hiện tượng | Không hiện tượng | Kết tủa |
Dd KMnO4, to thường | Không hiện tượng | Nhạt màu | Không hiện tượng | |
Dd KMnO4, to cao | Không hiện tượng | Nhạt màu |
– Phương trình phản ứng hóa học:
CH≡CH-CH2-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C-CH2-CH2-CH3↓ + NH4NO3
* Bài 3 trang 162 SGK Hóa 11: Viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế etilen, axetilen từ metan; điều chế clobenzen và nitrobenzen từ benzen và các chất vô cơ khác.
* Lời giải:
• Các phương trình hóa học
– Điều chế etilen, axetilen từ metan
2CH4 C2H2 + 3H2
CH≡CH + H2 CH2=CH2
3C2H2 C6H6
– Điều chế clobenzen và nitrobenzen từ benzen
* Bài 4 trang 162 SGK Hóa 11: Cho 23,0 kg toluen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 đặc, dư (xúc tác axit H2SO4 đặc). Giả sử toàn bộ toluen chuyển thành 2,4,6-trinitrotoluen (TNT).
a) Khối lượng TNT thu được
b) Khối lượng HNO3 đã phản ứng
* Lời giải:
– Ta có phương trình phản ứng hóa học:
Theo ptpư, ta có: 92(kg) toluen phản ứng với 189(kg) axit nitric và 227(kg) 2,4,6-trinitrotoluen (TNT).
Theo bài ra, ta có:23 (kg) toluen phản ứng với x (kg) axit nitric và y(kg) 2,4,6-trinitrotoluen (TNT).
Như vậy, ta có khối lượng TNT thu được là:
Và có khối lượng HNO3 phản ứng là:
* Bài 5 trang 162 SGK Hóa 11: Ankylbenzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 91,31%.
a) Tìm công thức phân tử của X?
b) Viết công thức cấu tạo và gọi tên X?
* Lời giải:
a) Gọi CTPT của X là: CnH2n-6 (n≥6)
Vậy X là metylbenzen (toluen): C6H5-CH3
* Bài 6 trang 162 SGK Hóa 11: Hiđrocacbon X ở thể lỏng có tỉ lệ phần trăm khối lượng H xấp xỉ 7,7%. X tác dụng được với dung dịch brom. Công thức nào sau đây là công thức phân tử của X?
* Lời giải:
A. C7H8 ; B. C8H10
C. C6H6 ; D. C8H8
* Lời giải:
– Chọn đáp án: D. C8H8
– Gọi công thức phân tử của X là CxHy, ta có:
⇒ Công thức phân tử của X có dạng (CH)n
⇒ loại A và C
Mà theo bài ra, chất trên tác dụng được với dd Br2 (không xúc tác)
⇒ Đó là Stiren C8H8
Hy vọng với bài viết về Bài tập luyện tập Hidrocacbon thơm ở trên hữu ích cho các em. Mọi thắc mắc và góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp