Bài thơ Vội Vàng và sức hấp dẫn của nó

0
140
Rate this post

Đề bài: Bài thơ Vội Vàng và sức hấp dẫn của nó

bai tho voi vang va suc hap dan cua no

Bài thơ Vội Vàng và sức hấp dẫn của nó

Bạn đang xem: Bài thơ Vội Vàng và sức hấp dẫn của nó

I. Dàn ý bài thơ Vội Vàng và sức hấp dẫn của nó

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và sức hấp dẫn của bài thơ
– Tác giả Xuân Diệu: một nhà thơ luôn mang trong mình khát khao cháy bỏng được giao cảm với đời
– Bài thơ “Vội vàng”: trích từ tập “Thơ thơ” (1938) là một trong những bài thơ xuất sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu
– Sức hấp dẫn của bài thơ: Bài thơ không chỉ chứa đựng tâm hồn đắm say cảnh sắc, cuộc đời của thi sĩ, chứa đựng những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tác giả mà còn có sức hấp dẫn rất riêng.

2. Thân bài

– Sức hấp dẫn trong nội dung: Bằng con mắt của một người yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời và yêu cái đẹp, Xuân diệu nhìn mùa xuân tràn đầy sự hấp dẫn và quyến rũ, khiến ông muốn “tắt nắng”, “buộc gió”…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý bài thơ Vội Vàng và sức hấp dẫn của nó tại đây

 

II. Bài văn mẫu Bài thơ Vội Vàng và sức hấp dẫn của nó

Xuân Diệu, một nhà thơ luôn mang trong mình khát khao cháy bỏng được giao cảm với đời, thơ của ông luôn chứa đựng sự tự ý thức cá nhân với những bản sắc riêng. Bài thơ “Vội vàng” trích từ tập “Thơ thơ” (1938) là một trong những bài thơ xuất sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu. Bài thơ không chỉ chứa đựng tâm hồn đắm say cảnh sắc mùa xuân của thi sĩ, chứa đựng những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tác giả mà còn có sức hấp dẫn rất riêng.

Sức hấp dẫn trong bài thơ “Vội vàng” tồn tại xuyên suốt những câu thơ cảm xúc, ẩn chứa trong từng thủ pháp nghệ thuật mà Xuân Diệu sử dụng. Bài thơ cho người đọc cảm nhận một thái độ với cái đẹp khác hẳn so với các thi sĩ cùng thời của tác giả, trong những câu đầu bài thơ, thi sĩ thể hiện một khát vọng kì lạ có phần ngông cuồng và muốn can thiệp vào quy luật của tạo hóa.

“Tôi muốn tắt nắng đi,
Cho màu đừng nhạt mất
Ta muốn buộc gió lại,
Cho hương đừng bay đi.”

Bằng con mắt của một người yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời và yêu cái đẹp, Xuân Diệu nhìn mùa xuân tràn đầy sự hấp dẫn và quyến rũ, khiến ông muốn “tắt nắng”, “buộc gió”, những ý muốn mà chẳng ai nghĩ tới, cũng không thể thực hiện được. Mùa xuân trong cái nhìn say đắm của Xuân Diệu có gì đặc sắc? Đó chính là mùa của chồi non sự sống, mùa của tình yêu:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si.”

Mùa xuân hiện lên trong thơ Xuân Diệu thật căng tràn, no đầy sức sống, tất cả tạo vật dường như đang vui say, đong đưa trong bản nhạc giao hưởng mùa xuân, mọi vật có đôi có cặp trong mùa xuân tình yêu. “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” quả thực là một câu thơ mà chỉ có ở Xuân Diệu mới ví như vậy, ví khái niệm thời gian giống như một cặp môi quyến rũ, ngọt ngào, chính vì thi sĩ đang say mê, đắm chìm trong vẻ đẹp đa tình của mùa xuân, vẻ đẹp mùa xuân quá đỗi hấp dẫn. Mùa xuân năm nào cũng có nhưng với Xuân Diệu, mùa xuân là tuổi trẻ, gắn với thời gian của tuổi trẻ, vậy nên trân trọng mùa xuân là sống cho trọn tuổi trẻ, không để lãng phí thời gian tuổi trẻ.

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già”

Người đọc thấy thấp thoáng bóng dáng của sự hữu hạn đời người, đó chính là sự thức tỉnh sâu sắc của một thi sĩ trẻ trước quỹ thời gian ngắn ngủi của thanh xuân. Bỗng cái tươi vui đón xuân lại chuyển thành nỗi u buồn, tiếc nuối khôn nguôi:

“Ta muốn ôm,
Cả sự sống bắt đầu mơn mởn.
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều.”

Mặc dù vẫn biết những cái “muốn” là không bao giờ thành hiện thực, thế nhưng với thái độ ham sống, nhà thơ nhận ra cần phải sống “vội vàng” hơn, gấp gáp hơn để tận hưởng trọn vẹn, triệt để tuổi thanh xuân. Sự hấp dẫn của bài thơ Xuân Diệu còn nằm ở những đặc sắc nghệ thuật, sự kết tinh bút pháp nghệ thuật Xuân Diệu đã thể hiện rõ nét phong cách thơ của ông. Phải có một lí do nào nhà phê bình văn học Hoài Thanh mới nhận định rằng Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, trong thơ của Xuân Diệu nói chung và đặc biệt trong bài thơ “Vội vàng” nói riêng, người đọc cảm nhận được sự hấp dẫn đến từ cảm xúc, mạch thơ và tổ chức văn bản, nét mới lạ trong hình thức thơ. Thể thơ tự do giúp cho người đọc vô hình chung có sự tự do trong cảm nhận, từng câu thơ, từ lối viết đến biện pháp tu từ, sử dụng từ ngữ đều mang những cái mới lạ, hấp dẫn. Ví mùa xuân “ngon” như “cặp môi gần”, rồi lại muốn “cắn” vào xuân hồng. Các từ ngữ được Xuân Diệu lồng ghép vào hình ảnh hết sức tinh tế mang đến giá trị cao về cảm giác, những hình ảnh tươi mới, tràn đầy sức sống của tạo vật được miêu tả với cách ít người nghĩ đến.

Mang trong mình một sức hấp dẫn khiến người đọc, người nghe khó có thể “cưỡng lại” đó chính là một thành công của bài thơ “Vội vàng”. Xuân Diệu không chỉ mang đến được sự hấp dẫn đó mà còn có thể gìn giữ được sức hấp dẫn ấy trường tồn mãi với thời gian. Chính sự hấp dẫn đó đã giúp người đọc thêm yêu cuộc sống, biết quý trọng thời gian tuổi trẻ và biết sống hết mình, cống hiến cho cuộc đời, tận hưởng trọn vẹn tuổi thanh xuân.

———————-HẾT———————

Trên đây chúng tôi đã chỉ ra và phân tích những nét hấp dẫn của bài thơ Vội vàng. Để thấy được mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình cũng như những quan niệm mới mẻ về thời gian, đời người trong bài thơ Vội vàng, các em có thể tham khảo thêm: Vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống trong bài thơ Vội vàng, Triết lí nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Cái tôi trữ tình trong bài thơ vội vàng, Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-tho-voi-vang-va-suc-hap-dan-cua-no/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp