Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh là gì? Cách viết bản tự xếp loại hạnh kiểm

0
169
Rate this post

Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, hạnh kiểm được hiểu là phẩm chất, đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong cách đối xử với mọi người.

Xếp loại hạnh kiểm ở học sinh được hiểu là việc giáo viên xem xét quá trình học tập, lao động của học sinh, từ đó, đánh giá học sinh đó. Đánh giá hạnh kiểm khác với đánh giá học lực của học sinh.

Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh là một bản kiểm điểm lại tình hình cá nhân của học sinh trong một kỳ học, một năm học để tự xếp loại hạnh kiểm của mình.

Trong bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm này, học sinh nêu rõ ưu khuyết điểm của mình, số lần vi phạm trong một năm, đồng thời hứa sẽ cố gắng và trong kì học tới.

Cách viết bản tự xếp loại hạnh kiểm

– Bố cục bản tự kiểm cá nhân của học sinh vào cuối học kỳ, năm học:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên văn bản (Bản tự kiểm điểm học kỳ…, năm học…/ Năm học….

+ Kính gửi: giáo viên chủ nhiệm

+ Trong học kỳ…. năm học………… hoặc trong năm học………… em có những ưu điểm, khuyết điểm như sau:

Ưu điểm: Trong học tập, trong các hoạt động phong trào và các hoạt động khác.

Khuyết điểm (các vi phạm, điểm yếu của bản thân)

+ Tự xếp loại hạnh kiểm

+ Địa điểm, thời gian viết bản kiểm điểm

– Cuối cùng, ghi rõ ngày/tháng/năm viết bản kiểm điểm và chữ ký của người viết đơn, chữ ký của phụ huynh (nếu có).

Bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh
Bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh

Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh thế nào?

Theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, việc xếp loại hạnh kiểm của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông được xác định như sau:

Đối với những học sinh được xếp loại hạnh kiểm tốt cần đáp ứng các điều kiện như:

– Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;

– Luôn có thái độ kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; với các em nhỏ tuổi thì thương yêu và giúp đỡ; trong việc xây dựng tập thể thì luôn đoàn kết, được các bạn tin yêu;

– Học sinh là người tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình

– Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;

– Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

– Với các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức thì tham gia đầy đủ và tích cực; kể cả các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

– Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.

Với những người thực hiện được các quy định nêu trên nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý thì được xếp loại hạnh kiểm khá.

Với những người vẫn còn một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định trên nhưng chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm thì được xếp hạnh kiểm loại trung bình.

Đặc biệt, học sinh có thể bị xếp loại hạnh kiểm yếu nếu chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:

– Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;

– Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;

– Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;

– Đánh nhau, gây rối trật tự tại trường hoặc bên ngoài phạm vi trường học, học sinh có hành vi vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

Tuy nhiên, hiện nay, Thông tư 58 đã hết hiệu lực thi hành và đã bị thay thế bởi Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT. Thông tư 22 đã bỏ quy định đánh giá hạnh kiểm của học sinh, thay vào đó là đánh giá kết quả rèn luyện.

Cụ thể, giáo viên sẽ căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông để đánh giá kết quả rèn luyện dựa vào:

– Giáo viên tự nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.

– Giáo viên tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, hướng dẫn học sinh tự nhận xét.

Từ các căn cứ trên, có thể đánh giá kết quả rèn luyện là Tốt, Khá, Đạt và Chưa Đạt.

Đối với từng học kỳ, đánh giá kết quả rèn luyện mức Tốt nếu đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật. Nếu đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt thì xếp loại khá. Nếu đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông thì xếp loại Đạt. Mức Chưa đạt áp dụng với học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Đồng thời, hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

– Năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

– Năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

– Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại Chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh thế nào?
Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh thế nào?

Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học dựa vào kết quả đánh giá các kỳ như sau:

– Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.

– Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.

– Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt.

– Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/ban-tu-danh-gia-xep-loai-hanh-kiem-cua-hoc-sinh-la-gi-cach-viet-ban-tu-xep-loai-hanh-kiem/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp