Bảng lương cán bộ, công chức thuộc cơ quan Đảng, đoàn thể

0
113
Rate this post

Năm 2021 lương tối thiểu vùng tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP do dịch bệnh Covid-19, tình hình kinh tế, xã hội nước ta bị ảnh hưởng tiêu cực. Bởi vậy, để chia sẻ khó khăn này, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết đồng ý chưa tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/7/2020.

Theo đó, Bảng lương cán bộ, công chức thuộc cơ quan Đảng, đoàn thể cũng không có sự thay đổi. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bảng lương, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bảng lương cán bộ, công chức thuộc cơ quan Đảng

1 Tổng Bí thư  13,00 19.370.000
2 Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư 12,00 17.880.000
3 Ủy viên Bộ Chính trị Bậc 1: 11,10 16.539.000
Bậc 2: 11,70 17.433.000
4 Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Bậc 1: 11,10 16.539.000
Bậc 2: 11,70 17.433.000
5 Bí thư Trung ương Bậc 1: 10,40 15.496.000
Bậc 2: 11,00 16.390.000
6 Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (không là Ủy viên Bộ Chính trị). Bậc 1: 10,40 15.496.000
Bậc 2: 11,00 16.390.000
7 Trưởng ban Đảng (không là Ủy viên Bộ Chính trị). Bậc 1: 9,70 14.453.000
Bậc 2: 10,30 15.347.000
8 Chánh văn phòng Trung ương và tương đương Bậc 1: 9,70 14.453.000
Bậc 2: 10,30 15.347.000
9 Trưởng đoàn thể Trung ương Bậc 1: 9,70 14.453.000
Bậc 2: 10,30 15.347.000
10 Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Mặt trận Tổ quốc Bậc 1: 9,70 14.453.000
Bậc 2: 10,30 15.347.000
11 Bí thư đảng ủy Bậc 1: 2,35 3.501.500
Bậc 2: 2,85 4.246.500
12 Phó Bí thư đảng ủy Bậc 1: 2,15 3.203.500
Bậc 2: 2,65 3.948.500
13 Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Bậc 1: 1,95 2.905.500
Bậc 2: 2,45 3.650.500
14 – Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ- Chủ tịch Hội Nông dân- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Bậc 1: 1,75 2.607.500
Bậc 2: 2,25 3.352.500

Đối tượng hưởng phụ cấp công tác Đảng

Theo quy định tại Hướng dẫn 05-HD/BTCTW, đối tượng được hưởng phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội bao gồm:

Bạn đang xem: Bảng lương cán bộ, công chức thuộc cơ quan Đảng, đoàn thể

– Cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế được giao, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước gồm:

  • Các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng như văn phòng, tổ chức, dân vận, tuyên giáo, đối ngoại và các Đảng ủy trực thuộc từ Trung ương đến cấp huyện;
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam từ Trung ương đến cấp huyện;
  • Các cơ quan Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.

– Cán bộ, công chức và người lao động công tác ở Ủy ban kiểm tra các cấp chưa được hưởng và không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm nghề và phụ cấp thâm niên nghề;

– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên trong cơ quan của Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội được xếp lương theo các bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Mức phụ cấp về công tác Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội

Cách tính mức phụ cấp này được hướng dẫn chi tiết tại khoản 2 Điều 1 Hướng dẫn 05 này như sau:

Mức phụ cấp: Bằng 30% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Căn cứ quy định này, cách tính loại phụ cấp này như sau:

Phụ cấp = 30% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Trong đó:

1/ Mức lương hiện hưởng

Lương của cán bộ, công chức được tính theo hệ số lương và mức lương cơ sở bằng công thức:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

– Hệ số lương: Tùy vào từng đối tượng khác nhau, cán bộ, công chức sẽ được quy định hệ số lương khác nhau. Hệ số này quy định cụ thể tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

– Mức lương cơ sở: Hiện mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

2/ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũng được tính theo công thức:

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó, hệ số phụ cấp này được quy định cụ thể tại phụ lục kèm theo Nghị định 204 năm 2004. Đồng thời, Hướng dẫn 05 này cũng quy định cụ thể mức hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của một số chức danh sau đây:

– Phó trưởng đoàn thể chính trị, xã hội ở Trung ương (trừ Bí thư Trung ương Đoàn); phó bí thư các tỉnh ủy, thành ủy (trừ TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh); phó bí thư Đảng ủy trực thuộc Trung ương: Hưởng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo 1,3.

– Phó trưởng các ban Đảng ở Trung ương đã giữ chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (trừ TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh): Hưởng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo 1,4.

3/ Phụ cấp thâm niên vượt khung

Loại phụ cấp này được quy định cụ thể tại Thông tư 04/2005/TT-BNV. Theo đó, mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng. Từ năm thứ 4 trở đi, mỗi năm đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bang-luong-can-bo-cong-chuc-thuoc-co-quan-dang-doan-the/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp