Báo cáo kết quả học tập, triển khai thực hiện các nghị quyết
mời các bạn tham khảo đề cương báo cáo kết quả học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết hội nghị trung ương khóa 12 của Đảng trong bài viết này. Báo cáo đưa ra tình hình, kết quả và đánh giá chung về công tác chỉ đạo thực hiện tại địa phương.
Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 6 khóa 12
Những nội dung cơ bản của các nghị quyết Trung ương 6 khóa 12
Bạn đang xem: Báo cáo kết quả học tập, triển khai thực hiện các nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa 12 của Đảng
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
Kết quả học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương, khóa XII của Đảng
—
A- KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH
Khái quát thuận lợi, khó khăn trong quá trình chỉ đạo, tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương, khóa XII của Đảng.
B- KẾT QUẢ THỰC HIỆN (PHẦN BÁO CÁO CỦA CẤP HUYỆN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG)
I- CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
– Việc xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết? (ghi rõ tên văn bản, ngày, tháng, năm ban hành).
– Số lượng, thành phần báo cáo viên cấp huyện?
II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TUYÊN TRUYỀN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
1- Hội nghị cấp huyện
– Thời gian tổ chức (số ngày tổ chức? ngày, tháng, năm tổ chức?)
– Hình thức tổ chức?
– Thành phần dự Hội nghị (nêu rõ thành phần, tổng số đại biểu dự/triệu tập, đạt ….%) ?
– Nội dung học tập, quán triệt (nêu rõ từng chuyên đề và các văn bản triển khai tại Hội nghị)?.
– Báo cáo viên truyền đạt (nêu rõ họ và tên, chức danh của từng đồng chí báo cáo viên).
– Việc thảo luận, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch của cấp ủy thực hiện Nghị quyết? (Hình thức thảo luận: tại hội nghị, theo tổ, nhóm…?).
– Việc xây dựng kế hoạch hành động của cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị thực hiện Nghị quyết (tổng số, đạt ….%)?
– Công tác tổ chức Hội nghị (thành lập ban tổ chức hội nghị? Hình thức quản lý?…)
– Việc tổ chức cho đại biểu tham dự học tập, quán triệt Nghị quyết viết thu hoạch (có tổ chức hay không? nội dung viết thu hoạch? Tổng số, tỷ lệ đại biểu viết thu hoạch đạt….. %?).
– Tài liệu nghiên cứu, học tập, tuyên truyền:
+ Tài liệu được cấp phát (nếu có): tên tài liệu, số lượng, đối tượng cấp phát?
+ Tài liệu mua: tên tài liệu? số lượng? đối tượng cấp phát?
2. Hội nghị cấp cơ sở
– Tổng số chi bộ, đảng bộ cơ sở?
– Tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ?
– Tổng số hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết đã tổ chức?
– Tổng số đại biểu dự hội nghị ở cấp cơ sở/tổng số đại biểu triệu tập? đạt….%?; trong đó, đơn vị đạt tỷ lệ cao nhất….%, thấp nhất….%?
– Thời gian hoàn thành việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết ở cấp cơ sở? (Tính từ ngày … đến ngày …). Số cơ sở hoàn thành đúng kế hoạch/tổng số?
– Nội dung học tập, quán triệt (nêu khái quát các chuyên đề, các văn bản triển khai tại Hội nghị?)
– Báo cáo viên truyền đạt:
+ Tổng số chi bộ, đảng bộ cơ sở mời báo cáo viên cấp trên truyền đạt/tổng số hội nghị? Tỷ lệ….%?
+ Tổng số chi bộ, đảng bộ cơ sở, báo cáo viên là đồng chí bí thư cấp ủy; các đồng chí trong thường trực, thường vụ cấp ủy của đơn vị truyền đạt/tổng số hội nghị? Tỷ lệ…… %?
– Việc thảo luận, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch của cấp ủy thực hiện Nghị quyết? (số đơn vị tổ chức thảo luận, xây dựng/tổng số? Hình thức thảo luận chủ yếu?).
– Việc xây dựng kế hoạch hành động của cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan đơn vị thực hiện Nghị quyết?
– Tổng số chi bộ, đảng bộ cơ sở tổ chức cho đại biểu tham dự học tập, quán triệt Nghị quyết viết thu hoạch cá nhân? Tỷ lệ đại biểu viết thu hoạch….. % (tính trung bình chung toàn đơn vị); trong đó, đơn vị đạt tỷ lệ cao nhất….%, thấp nhất….% ?
– Công tác tổ chức hội nghị (số đơn vị thành lập ban tổ chức hội nghị/tổng số? Hình thức quản lý chủ yếu?)
– Tài liệu học tập:
+ Tổng số chi bộ, đảng bộ cơ sở trang bị tài liệu/tổng số? Tỷ lệ %?
+ Tài liệu được cấp phát (nếu có): tên tài liệu, số lượng, đối tượng cấp phát?
+ Tài liệu mua: tên tài liệu, số lượng, đối tượng cấp phát?
3- Công tác tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị Trung ương của Đảng
– Nội dung, hình thức tuyên truyền (tổ chức hội nghị, trên đài truyền thanh cấp huyện và cơ sở, các bản tin, trang thông tin điện tử…?)
– Số lượng hội nghị; tin, bài tuyên truyền?
– Các hình thức khác?
III- HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
Nêu những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện.
IV- ĐÁNH GIÁ CHUNG
– Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo (vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và đồng chí bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị) ?
– Về chất lượng tổ chức hội nghị; ý thức của cán bộ, đảng viên trong việc nghiên cứu, học tập, viết thu hoạch… Chất lượng bài thu hoạch của cán bộ, đảng viên?
– Về chất lượng thảo luận, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện của cấp ủy?
– Những điểm mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện?
V- KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT (nếu có)
C- KẾT QUẢ THỰC HIỆN (PHẦN BÁO CÁO CỦA ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM TỈNH VÀ CÁC ĐOÀN THỂ TỈNH; CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ; HỘI NHÀ BÁO, HỘI VĂN HỌC – NGHỆ THUẬT TỈNH)
I- CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Công tác chỉ đạo việc học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết ở cơ quan, đơn vị, ngành mình (Nêu rõ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn…).
II- KẾT QUẢ TỔ CHỨC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TUYÊN TRUYỀN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
– Nội dung, hình thức tuyên truyền?
– Tổng số tin, bài… tuyên truyền về Nghị quyết; việc học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết ở các cấp?
– Tổng số hội nghị học tập, nghiên cứu, phổ biến, tuyên truyền nội dung cơ bản của Nghị quyết tới cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân? Thời gian tổ chức ? Tỷ lệ % đại biểu tham dự? Báo cáo viên giới thiệu, truyền đạt?
III- HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
Nêu những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện.
IV- ĐÁNH GIÁ CHUNG
– Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo (vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị).
– Về chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết.
– Những điểm mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
V- KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT (nếu có)
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp