Báo cáo tình hình dạy và học tiếng Anh năm 2020 – 2021 là mẫu báo cáo được lập ra nhằm báo cáo thống kê kết quả tình hình giảng dạy tiếng Anh chương trình mới trong nhà trường.
Nội dung trong mẫu báo cáo tình hình dạy học tiếng Anh bao gồm các thông tin cơ bản như: thực trạng dạy học môn tiếng Anh tại nhà trường, nguyên nhân, các biện pháp khắc phục. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 2 mẫu báo cáo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Báo cáo chất lượng dạy học môn tiếng Anh
Báo cáo tình hình dạy và học tiếng Anh – Mẫu 1
Bạn đang xem: Báo cáo tình hình dạy và học tiếng Anh năm 2020 – 2021 Mẫu báo cáo dạy học ngoại ngữ
Báo cáo tình hình dạy và học tiếng Anh – Mẫu 2
Báo cáo tình hình dạy và học tiếng Anh – Mẫu 1
PHÒNG GD&ĐT…… TRƯỜNG…………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —–o0o—– |
…..ngày ….tháng…năm |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ………….
Thực hiện Công văn số ….PGDĐT ngày … tháng …năm 20….. của Phòng GD&ĐT ………….. về việc báo cáo tình hình dạy và học tiếng Anh tại các trường phổ thông. Nay trường ………….. báo cáo tình hình thực hiện và kết quả như sau:
I. Thực trạng dạy học môn tiếng Anh tại nhà trường
1. 1. Ưu điểm
– Nhà trường đã thực hiện các văn bản chỉ đạo chuyên môn Phòng GD&ĐT, của Ngành về dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông. Đã thực hiện dạy 04 tiết/tuần đối với cấp Tiểu học và theo kế hoạch dạy học tiếng Anh đối với cấp THCS.
– Về phía giáo viên: Chất lượng dạy và học tiếng Anh ở Tiểu học, THCS đã có sự tiến bộ. Chất lượng và số lượng của đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn này đáp ứng được yêu cầu nội dung chương trình giảng dạy. Đội ngũ giáo viên trẻ, yêu nghề, nhiệt tình trong công tác, luôn cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp với các đối tượng học sinh. Trong những năm qua Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế, Phòng GD&ĐT ………….. đã tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên tiếng Anh, các hội thảo trực tuyến như EF,. . . cũng như bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh trong toàn huyện để tất cả giáo viên đều được tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực. Phòng GD&ĐT cũng đã tổ chức cho học sinh tham gia các sân chơi bổ ích như thi Tiếng Anh qua mạng Internet, hùng biện tiếng Anh,. . . cùng với các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại đã được trang bị nên dạy học của giáo viên ngày càng được nâng lên.
– Về phía học sinh: Tiếng Anh là một môn học khó đối với đa số học sinh. Nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số như nhà trường đã và đang thực hiện, song do nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn cũng như các em ngày càng yêu thích môn học này nên các em đã cố gắng nhiều và có thái độ động cơ học tập đúng đắn. Bên cạnh đó việc học Tiếng Anh ngày càng được sự quan tâm ủng hộ của gia đình và xã hội. Chất lượng Tiếng Anh ngày càng được cải thiện. Trong những năm vừa qua nhà trường đã tuyển chọn nhiều em tham gia các hội thi do Phòng GD&ĐT tổ chức như hùng biện tiếng Anh, Olympic tiếng Anh và đạt kết quả khá tốt.
– Về cơ sở vật chất: Đa số các khối lớp trong nhà trường có thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Tiếng Anh.
1. 2. Tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thực tế hiện nay chất lượng, hiệu quả việc dạy học Tiếng Anh vẫn còn là một vấn đề cần phải tiếp tục đầu tư tìm giải pháp để nâng cao chât lương dạy và học đối với bộ môn này.
– Về phía người dạy: Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng giáo viên chỉ có thể áp dụng được đối với một số bài, một số tiết và một số bộ phận học sinh. Nguyên nhân một phần là do sĩ số học sinh đông trong một lớp, một phần do một số giáo viên còn ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, chưa quan tâm tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng, hiệu quả dạy học của bộ môn này chưa thật sự như mong muốn.
Nhiều tiết dạy học sinh còn thụ động, giờ học ít sinh động. Nhiều hoạt động dạy học tích cực chỉ mới được sử dụng có tính hình thức, chưa được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng qui trình nên chưa đạt hiệu quả cao. Các đối tượng học sinh yếu kém chưa được quan tâm đúng mức để tạo điều kiện cho các em vươn lên. Có nhiều giáo viên trẻ song các thầy, cô còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, ý thức học hỏi trau dồi kiến thức chưa cao. Một bộ phận giáo viên trình độ còn hạn chế, phát âm Tiếng Anh còn chưa chuẩn xác, sai sót kiến thức cơ bản. Đây là một vấn đề đòi hỏi sự tự bồi dưỡng không ngừng của bản thân mỗi giáo viên.
– Về phía học sinh: Bên cạnh những học sinh yêu thích học ngoại ngữ vẫn còn không ít học sinh cảm thấy không thích học hoặc cảm thấy khó khăn trong việc học bộ môn này. Đa phần học sinh dân tộc thiểu số, kinh tế gia đình có nhiều khó khăn ít có điều kiện tiếp cận với sách tham khảo, các phần mềm học tiếng Anh hay Internet để các em có điều kiên trau dồi, học tập bộ môn này.
– Về chương trình, sách giáo khoa: Chương trình còn nặng, có nhiều bài quá sức học sinh, nhất là đối với các khối 4, 5. Năm học 20….. – 20…. nhà trường triển khai chương trình tiếng Anh hệ 10 cho học sinh khối 6, tuy vậy sách tham khảo giáo viên và học sinh chưa có, đĩa phục vụ cho chuyên môn không có bán trên thị trường. Vì vậy, để truyền tải hết nội dung sách giáo khoa theo kế hoạch dạy học, giáo viên không thể đi sâu giảng kỹ. Thêm nữa, do môi trường ở vùng núi nên việc vận dụng ngoại ngữ còn rất hạn chế, vì vậy học sinh không có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng.
II. Nguyên nhân của những ưu điểm, khuyết điểm
2.1. Công tác quản lý chỉ đạo
– Nhà trường đã thực hiện các văn bản chỉ đạo chuyên môn Phòng GD&ĐT, của Ngành về dạy và học tiếng Anh, Công văn …………… V/v triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh cấp trung học từ năm học 20…..-20…… Nhà trường đã thực hiện dạy 04 tiết/tuần đối với cấp Tiểu học và theo kế hoạch dạy học tiếng Anh đối với cấp THCS.
– Nhà trường chỉ đạo thường xuyên công tác họp tổ chuyên môn, tổ bộ môn như Tiếng Anh, Toán, Ngữ văn để đút rút kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn, đề ra các phương pháp, đổi mới dạy học để phù hợp hơn với các đối tượng học sinh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, bồi dưỡng tiếng Anh để học sinh có kiến thức, ham học hỏi, khắc sâu kiến thức phục vụ cho hoạt động học tập.
2.2. Về cơ sở vật chất, thiết bị
– Đa số các các khối lớp trong nhà trường có thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Tiếng Anh. Năm học 20….. – 20…. nhà trường triển khai chương trình tiếng Anh hệ 10 cho học sinh khối 6, tuy vậy sách tham khảo giáo viên và học sinh chưa có, đĩa phục vụ cho chuyên môn không có bán trên thị trường. Vì vậy, để truyền tải hết nội dung sách giáo khoa theo kế hoạch dạy học, giáo viên không thể đi sâu giảng kỹ. Thêm nữa, do môi trường ở vùng núi nên việc vận dụng ngoại ngữ còn rất hạn chế, vì vậy học sinh không có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng.
2.3. Đội ngũ
– Tổng số giáo viên tiếng Anh: ……/…………. đạt chuẩn, trên chuẩn 100%
– Dân tộc: ……………………………….
– Trình độ: ……. Đại học, Năng lực ……………..
– Đã bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá qua các năm: ……………….
2.4. Học sinh
Khối lớp 3 Tổng số học sinh: ….. Học sinh học tiếng Anh: …..
Khối lớp 4 Tổng số học sinh: …. Học sinh học tiếng Anh: ….
Khối lớp 5 Tổng số học sinh: …. Học sinh học tiếng Anh: ….
2.5. Kiểm tra đánh giá
– Việc tổ chức kiểm tra cuối kì đã diễn ra nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc, thực hiện đúng quy định của Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT; Công văn 2142/SGDĐT-GDTrH ngày 06/10/20….. V/v triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh cấp trung học từ năm học 20…..-20……
– Quy trình ra đề, duyệt đề, in đề được đảm bảo quyết định của Hiệu trưởng đảm bảo bí mật, nội dung đề kiểm tra đúng chuẩn kiến thức và kĩ năng.
– Giáo viên coi thi và chấm bài kiểm tra chéo theo 2 vòng ( vòng 1: chéo lớp. vòng 2: lớp GV đang dạy).
– Kiểm tra kĩ năng nói của học sinh do GV bản ngữ phụ trách chính, đánh giá chính xác hơn năng lực của học sinh.
– Ma trận đề kiểm tra dựa trên cấu trúc đề thi Cambridge nên trình độ cao so với thực tế học sinh.
2.6. Tài liệu và chương trình học
– Về cơ sở vật chất: Đa số các khối lớp trong nhà trường có thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Tiếng Anh.
– Về chương trình, sách giáo khoa: Chương trình còn nặng, có nhiều bài quá sức học sinh, nhất là đối với các khối 4, 5. Năm học 20….. – 20…. nhà trường triển khai chương trình tiếng Anh hệ 10 cho học sinh khối 6, tuy vậy sách tham khảo giáo viên và học sinh chưa có, đĩa phục vụ cho chuyên môn không có bán trên thị trường. Vì vậy, để truyền tải hết nội dung sách giáo khoa theo kế hoạch dạy học, giáo viên không thể đi sâu giảng kỹ. Thêm nữa, do môi trường ở vùng núi nên việc vận dụng ngoại ngữ còn rất hạn chế, vì vậy học sinh không có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng.
2.7. Tập huấn bồi dưỡng
Trong những năm qua Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế, Phòng GD&ĐT ………….. đã tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên tiếng Anh, các hội thảo trực tuyến như EF,. . . cũng như bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh trong toàn huyện để tất cả giáo viên đều được tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực.
III. Các giải pháp đã thực hiện để khắc phục
3.1. Tổ chức các cuộc thi, giao lưu, hội nghị, hội thảo và các hoạt động hỗ trợ dạy học tiếng Anh
– Thi Hùng biện Tiếng Anh và thi viết luận bằng Tiếng Anh dành cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 (tháng 3 năm 20…..). Nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức cuộc thi trên lồng ghép với kế hoạch giáo dục NGLL hằng tháng.
– Tổ chức khảo sát năng lực ngoại ngữ của học sinh theo học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm và kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh cuối cấp học.
– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, dự giờ thao giảng nhằm học hỏi kinh nghiệm các trường bạn. Thời gian thực hiện tháng 3/20…..
– Tổ chức hội thi GVDG cấp trường bậc THCS tổ chức tháng 11/20…..
3.2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đổi mới dạy và học ngoại ngữ
Làm tốt công tác công nghệ thông tin, đặc biệt trang web nhà trường giới thiệu và phổ biến rộng rãi chủ chương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ, các chương trình, tài liệu, phần mềm và các nguồn tài liệu thiết thực, phù hợp với các đối tượng giáo viên trong nhà trường. Chú trọng công tác tuyên dương và giới thiệu các đơn vị/cá nhân điển hình về đổi mới dạy học ngoại ngữ.
4. Kiến nghị, đề xuất: Không
Trên đây là báo cáo tình hình dạy và học tiếng Anh tại trường./.
Nơi nhận: – Phòng GD&ĐT; – Lưu: VT. |
HIỆU TRƯỞNG (Đã kí) |
Báo cáo tình hình dạy và học tiếng Anh – Mẫu 2
PHÒNG GD&ĐT…… TRƯỜNG…………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —–o0o—– |
…..ngày ….tháng…năm |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ………….
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI.
1. Thuận lợi.
a. Nhà trường
– Nhà trường có đủ bàn ghế, chỗ làm việc cho giáo viên và học sinh.
– Đồ dùng phục vụ cho dạy học đã được trang bị tương đối có tác dụng cho việc dạy học.
– Sắp xếp lịch dạy hợp lý.
b. Học sinh
– Đa số học sinh xuất thân từ nông thôn , ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, nhiệt tình, tích cực trong học tập và đã được làm quen với phương pháp học bộ môn ở cấp 1
– Một số học sinh có ý thức học tập tốt, tự giác trong học tập, có đầy đủ sách, vở phục vụ cho học tập. .
– Nhiều học sinh có hứng thú với bộ môn, tích cực học vì đó là môn học mới lạ, hấp dẫn.
2. Khó khăn.
a. Nhà trường
– Chất lượng đồ dùng dạy học chưa tốt, đồ dùng phục vụ cho việc dạy học của bộ môn chưa đầy đủ.
b. Học sinh
– Phương pháp học tập còn thụ động, tư duy suy luận còn nhiều hạn chế.
– Chất lượng chưa đồng đều, một số còn lười học, lười ghi chép.
– Chưa tự giác học bài và làm bài trước khi đến lớp.
– Bên cạnh đó có một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu tập trung tư tưởng.
c. Giáo viên
– Chỉ có 01 GV dạy tiếng Anh.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG.
1. Ưu điểm.
-Tăng cường thời gian học của học sinh.
-Tăng thêm tần số luyện tập làm việc của học sinh ngay trên lớp.
-Tăng cường cơ hội cho nhiều học sinh được luyện tập những mục đã học trong cùng một lúc.
-Xây dựng ý thức tự lập của học sinh,nêu cao vai trò tích cực của học sinh.
-Tăng cường sự trao đổi hợp tác giúp đỡ nhau học tập giữa học sinh với nhau.
-Tạo điều kiện cho thầy được làm việc với tư cách là người hướng dẫn, tư vấn cho học sinh.
2. Hạn chế.
– Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, hình thức dạy học 4 tiết / tuần cũng có một số hạn chế nhất định.
– Khi chơi các trò chơi dễ gây ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh.
– Giáo viên khó kiểm soát được mọi hoạt động của học sinh cùng một lúc. Học sinh có thể không làm việc nếu không tự giác hoặc gặp khó khăn không tự giải quyết được.
3. Giải pháp thực hiện
Từ tình hình thực tế cho thấy, đa số các em học sinh ở bậc Tiểu học rất thích học môn Tiếng Anh xong kết quả đạt được trong quá trình dạy vẫn chưa như mong muốn bởi còn có những hạn chế do:
+ Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, nên cần bổ xung như: Trang thiết bị như máy móc, loa đài, băng đĩa chưa đầy đủ, phòng học bộ môn dành riêng cho môn Tiếng Anh.
+ Nhận thức về bộ môn của một số học sinh, phụ huynh còn bị hạn chế, họ chưa thực sự xem đây như là môn học chính.
+ Đồ dùng cá nhân như máy móc, thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên tiếng anh chưa đầy đủ, tâm lý về bộ môn chưa ổn định.
4. Kết quả đạt được.
Lớp |
TS trường |
TS lớp |
TS học sinh |
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
Năng lực T.Anh của GV |
Lớp 3 |
1 |
4 |
69 |
26 |
26 |
17 |
0 |
A2 |
III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.
Từ tình hình thực tế cho thấy, đa số các em học sinh ở bậc Tiểu học rất thích học môn Tiếng Anh xong kết quả đạt được trong quá trình dạy vẫn chưa như mong muốn bởi còn có những hạn chế do:
+ Cần thêm GV dạy tiếng Anh.
+ Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, nên cần bổ xung như: Trang thiết bị như máy móc, loa đài, băng đĩa chưa đầy đủ, phòng học bộ môn dành riêng cho môn Tiếng Anh.
Nơi nhận: – Phòng GD&ĐT; – Lưu: VT. |
HIỆU TRƯỞNG (Đã kí) |
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp