Biện pháp nghệ thuật và tu từ trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

0
56
Rate this post

Cùng liệt kê chi tiết những dấu hiệu nghệ thuật và biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Nhàn dưới đây:

Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

“Một mai một cuốc , một cần câu

Bạn đang xem: Biện pháp nghệ thuật và tu từ trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

– Danh từ: mai, cuốc, cần câu -> cụ thể.

– Điệp từ ” một” số đếm: một…, một …. -> điểm lại vật dụng cần thiết -> thể hiện sự cứng cỏi, chắc chắn, kiên định, sẵn sàng nhưng bước đi vẫn bộc lộ sự an nhàn của tác giả, vừa đi vừa đếm.

– Từ láy: “thơ thẩn”: khắc họa nên một dáng vẻ của 1 người đang ngồi ung dung chậm rãi và khoan th

– Cách ngắt nhịp: 2/2/3

=> Hoàn cảnh sống đơn sơ, tâm trạng ung dung, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.

Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

“Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người dến chốn lao xao”

– Nghệ thuật đối lập:

ta / người

dại / khôn

nơi vắng vẻ / chốn lao xao.

-> Vận dụng cách nói ngược nghĩa: dại – khôn.

-> Cách xử thế tỉnh táo, sáng suốt.

=> Xa lánh chốn quan trường hiểm ác, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa hợp với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.

=> Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn muốn tìm sống đến những nơi yên tĩnh, vắng vẻ những nơi miền quê để an nhàn không thích chốn lao xao ở quan trường nhiều mưu mẹo, toan tính.

Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà

“Thu ăn năng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

– Sử dụng những từ ngữ liệt kê:

+ Thức ăn: Thu (măng trúc), đông (giá)

+ Sinh hoạt: xuân (tắm hồ sen), hạ (tắm ao

-> bức tranh bốn mùa với hương sắc mùi vị khác nhau, sống hòa hợp với thiên nhiên.

=> quan niệm sống nhàn: sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức ăn có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưa cầu, tranh đoạt.

Hai câu kết: Triết lí sống nhàn.

“Rượu đến cội cay ta sẽ uống

Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.”

– Thiên nhiên là bạn tri âm, tri kỉ.

– Mượn điển cố xưa -> thái độ coi thường công danh, phú quý.

– Hai câu thơ kết là sự thể hiện sự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm. Cụm từ” nhìn xem” là biểu hiện của một thế đứng thanh cao, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn lối sống của một người tự cho mình là “dại”.

– Cách ngắt nhịp 2/5 ở câu thơ cuối gợi cảm nhận phú quý chỉ là một giấc chiêm bao, một giấc mơ mà thôi. Hai câu thơ cuối miêu tả cuộc sống ung dung tự tại, thích cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên, thích hưởng thụ cuộc sống ” Nhàn” như tiêu đề của bài thơ.

=> Triết lí sống nhàn: giữ cốt cách thanh cao, coi thường danh lợi.

>>> Xem thêm hướng dẫn chi tiết soạn bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Trên đây là tổng hợp biện pháp nghệ thuật và tu từ trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà tổng hợp được, mong rằng với nội dung này các em sẽ có cho mình một bài văn thật hay. Đừng quên tham khảo những bài văn mẫu 10 khác trong chương trình học nữa em nhé!

Chi tiết nghệ thuật và biện pháp tu từ được sử dụng trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà các em cần lưu ý để phân tích được bài thơ này

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bien-phap-nghe-thuat-va-tu-tu-trong-nhan-cua-nguyen-binh-khiem/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp