Biển xe NG là gì? Biển số NG được cấp cho xe gì?

0
145
Rate this post

Khi tham gia giao thông bạn sẽ thấy nhiều biển số lạ với nhiều kí hiệu trên biển số xe, đó có thể là biển ngoại giao của Đại sứ và Tổng Lãnh sự tại Việt Nam. Xe mang biển số ngoại giao được quyền miễn trừ gần như tuyệt đối, bất khả xâm phạm trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vậy biển xe NG là gì? Biển số NG được cấp cho xe gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Biển số ngoại giao là gì ? Biển số NG được cấp cho xe gì?

Biển số ngoại giao quyền lực tại Việt Nam và cách nhận biết - Choxe.vn

Biển số xe NG là xe ngoại giao. Biển số xe NG sẽ được cấp cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao.

Trường hợp biển số xe NG được cấp cho xe của Đại sứ và Tổng Lãnh sự thì sẽ có thêm gạch màu đỏ đề lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký.

Theo thông tư số 15/2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe, biển số nền màu trắng, số màu đen, serie ký hiệu “NG” màu đỏ là biển số ngoại giao được cấp cho xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của cơ quan đó.

Giải thích các kí hiệu trên biển số quyền lực nhất Việt Nam

Cũng kiểu biển số như trên, nhưng nếu có thêm một gạch đỏ chận lên số đại diện của nước đó và số thứ tự của xe thì đây là xe dành cho người đứng đầu cơ quan ngoại giao, tức là xe của Tổng lãnh sự hoặc Đại sứ.

​Đại sứ là người đứng đầu cơ quan ngoại giao ở một nước, trong khi Tổng lãnh sự đứng đầu cơ quan ngoại giao ở một khu vực. Ví dụ Pháp có đại sứ ở Việt Nam, đóng tại Hà Nội và thêm Tổng lãnh sự tại TP HCM.

Ví dụ theo biển số trên, theo quy định, biển số xe 41-291-NG-01 như trong ảnh trên được hiểu là biển số ngoại giao của Hungary (291) đăng ký tại Tp. Hồ Chí Minh (41) dành cho người đứng đầu cơ quan ngoại giao (số thứ tự 01), ở đây là Tổng Lãnh sự quán Hungary.

Một ví dụ khác, biển số 51-NG-166-33. Trong đó 51 tức là xe này đăng ký tại TP HCM; NG là viết tắt của Ngoại giao; 166 là số đại diện cho nước của chủ xe này, cụ thể 166 là của Campuchia; 33 là số thứ tự.

Quyền lợi của biển số xe ngoại giao

Xe biển ngoại giao vạch đỏ - bất khả xâm phạm ở Việt Nam - VnExpress

Các xe mang biển số NG được hưởng quyền miễn trừ, chiếu theo những quy định về miễn trừ ngoại giao theo Công ước Viên 1961 mà Việt Nam tham gia và quy tắc ứng xử cụ thể trong thông tư liên bộ 01/1988 về xử lý vi phạm giao thông đường bộ do người nước ngoài gây ra.

Theo thông tư này, những người có thân phận ngoại giao (có hộ chiếu ngoại giao), được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, miễn trừ xét xử hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, họ phải tôn trọng luật lệ của Việt Nam, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.

Còn xe biển số ngoại giao của các cá nhân mang thân phận ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ không bị khám xét, trưng dụng, bắt giữ. Không bị áp dụng các biện pháp xử lý khi vi phạm luật lệ giao thông.

Bên cạnh đó Công ước Viên quy định, trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, đồ đạc và tài sản khác ở trong đó cũng như các phương tiện đi lại của cơ quan đại diện không thể bị lục soát, trưng dụng, tịch thu hoặc đem xử lý.

Như vậy từ những ưu tiên về miễn trừ này, xe ngoại giao, đặc biệt xe có vạch đỏ của Đại sứ hoặc Tổng lãnh sự nằm ngoài phạm vi xử lý của CSGT tại Việt Nam.

Tuy nhiên, những người mang quốc tịch Việt Nam nếu điều khiển xe ngoại giao mang biển NG vi phạm luật giao thông thì người đó bị xử lý theo luật Việt Nam.

Thay đổi trong cách trình bày biển số ngoại giao

Hiện nay biển số ngoại giao có khác về cách trình bày so với trước. Hiện nay biển số ngoại giao có khác về cách trình bày so với trước. Ví dụ như biển số ở ảnh bên dưới, nếu trước đây cách viết sẽ là 41-NG-291-01, và gạch đỏ 291-01, nhưng cách viết mới lại đổi 291 lên trước NG, tức ký hiệu nước lên trước NG, trở thành 41-291-NG-01 và gạch đỏ ở 291. Đây là xe của Đại sứ Hung-Ga-Ri tại Việt Nam.

Biển số xe ngoại giao các nước và cách đọc biển số ngoại giao

Biển số xe nước ngoài tại Việt Nam những điều ít biết

Các biển số ngoại giao thường sẽ có thứ tự mã số đầu theo địa phương (tỉnh, thành) đăng ký và 2 ký tự NG (ngoại giao) cùng dãy số tiếp theo. Cách đọc biển số ngoại giao như sau:

  • Hai số đầu: Địa điểm đăng ký (tỉnh/thành)
  • Ba số tiếp theo: mã nước (quốc tịch của người đăng ký). Mã nước/mã các quốc gia trên biển số xe ngoại giao các nước được quy định như sau:
STT TÊN NƯỚC KÝ HIỆU STT TÊN NƯỚC KÝ HIỆU
1 ÁO 001 – 005 51 GRU DI A 251 – 255
2 AN BA NI 006 – 010 52 GIOÓC ĐA NI 256 – 260
3 ANH VÀ BẮC AILEN 011 – 015 53 GHI NÊ 261 – 265
4 AI CẬP 016 – 020 54 GA NA 266 – 270
5 A ZEC BAI ZAN 021 – 025 55 GHI NÊ BÍT XAO 271 – 275
6 ẤN ĐỘ 026 – 030 56 GRÊ NA ĐA 276 – 280
7 ĂNG GÔ LA 031 – 035 57 GHI NÊ XÍCH ĐẠO 281 – 285
8 AP GA NI XTAN 036 – 040 58 GOA TÊ MA LA 286 – 290
9 AN GIÊ RI 041 – 045 59 HUNG GA RI 291 – 295
10 AC HEN TI NA 046 – 050 60 HOA KỲ 296 – 300; 771 – 775
11 ÁC MÊ NI A 051 – 055 61 HÀ LAN 301 – 305
12 AI XƠ LEN 056 – 060 62 HY LẠP 306 – 310
13 BỈ 061 – 065 63 HA MAI CA 311 – 315
14 BA LAN 066 – 070 64 IN ĐÔ NÊ XIA 316 – 320
15 BỒ ĐÀO NHA 071 – 075 65 I RAN 321 – 325
16 BUN GA RI 076 – 080 66 I RẮC 326 – 330
17 BUỐC KI NA PHA XÔ 081 – 085 67 I TA LI A 331 – 335
18 BRA XIN 086 – 090 68 IXRAEN 336 – 340
19 BĂNG LA ĐÉT 091 – 095 69 KA DẮC TAN 341 – 345
20 BÊ LA RÚT 096 – 100 70 LÀO 346 – 350
21 BÔ LI VI A 101 – 105 71 LI BĂNG 351 – 355
22 BÊ NANH 106 – 110 72 LI BI 356 – 360
23 BRU NÂY 111 – 115 73 LUC XĂM BUA 361 – 365
24 BU RUN ĐI 116 – 120 74 LÍT VA 366 – 370
25 CU BA 121 – 125 75 LÁT VI A 371 – 375
26 CỐT ĐI VOA 126 – 130 76 MY AN MA 376 – 380
27 CÔNG GÔ (BRAZAVILLE-I) 131 – 135 77 MÔNG CỔ 381 – 385
28 CÔNG GÔ (DA-l-A) 136 – 140 78 MÔ DĂM BÍCH 386 – 390
29 CHI LÊ 141 – 145 79 MA ĐA GAT XCA 391 – 395
30 CÔ LÔM BI A 146 – 150 80 MÔN ĐÔ VA 396 – 400
31 CA MƠ RUN 151 – 155 81 MAN ĐI VƠ 401 – 405
32 CA NA ĐA 156 – 160 82 MÊ HI CÔ 406 – 410
33 CÔ OÉT 161 – 165 83 MA LI 411 – 415
34 CAM PU CHIA 166 – 170 84 MA LAY XI A 416 – 420
35 CƯ RƠ GƯ XTAN 171 – 175 85 MA RỐC 421 – 425
36 CA TA 176 – 180 86 MÔ RI TA NI 426 – 430
37 CÁP VE 181 – 185 87 MAN TA 431 – 435
38 CỐT XTA RI CA 186 – 190 88 MAC XAN 436 – 440
39 ĐỨC 191 – 195 89 NGA 441 – 445
40 DĂM BI A 196 – 200 90 NHẬT BẢN 446 – 450; 776 – 780
41 DIM BA BU Ê 201 – 205 91 NI CA RA GOA 451 – 455
42 ĐAN MẠCH 206 – 210 92 NIU DI LÂN 456 – 460
43 Ê CU A ĐO 211 – 215 93 NI GIÊ 461 – 465
44 Ê RI TƠ RÊ 216 – 220 94 NI GIÊ RI A 466 – 470
45 ÊTI Ô PIA 221 – 225 95 NA MI BI A 471 – 475
46 EX TÔ NIA 226 – 230 96 NÊ PAN 476 – 480
47 GUYANA 231 – 235 97 NAM PHI 481 – 485
48 GA BÔNG 236 – 240 98 NAM TƯ 486 – 490
49 GĂM BI A 241 – 245 99 NA UY 491 – 495
50 GI BU TI 246 – 250 100 Ô MAN 496 – 500

Sau 3 số mã quốc gia sẽ tới ký hiệu NG, 2 con số cuối là số thứ tự xe, riêng mã số 01 là số thứ tự đặc biệt chỉ dành cho người đứng đầu cơ quan ngoại giao.

Người điều khiển xe ngoại giao bị tai nạn giao thông sẽ bị xử lí như thế nào?

Theo Mục III Thông tư liên tịch 01-TTLN năm 1988 có quy định:

” VIỆC XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM PHÁP

1. Mọi trường hợp vi phạm luật lệ giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng mà người gây thiệt hại lại được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính, nếu họ từ chối việc bồi thường thiệt hại ngay từ đầu thì tuỳ mức độ và tính chất của việc vi phạm mà Bộ nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất cách giải quyết, sau đó chuyển hồ sơ cùng các yêu cầu cần thiết đến Bộ Ngoại giao để giải quyết qua đường ngoại giao, hoặc hướng dẫn địa phương giải quyết.

2. Trong trường hợp người gây tai nạn lại được hưởng quyền miễn trừ xét xử ở mức độ hạn chế, hoặc là người được hưởng ưu đãi theo thoả thuận giữa Nhà nước ta với Nhà nước họ thì tùy tính chất và mức độ thiệt hại mà giải quyết như sau:
a. Nếu mức độ thiệt hại về người và của không lớn thì Công an cấp tỉnh thành sẽ hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại giữa hai bên và lập biên bản về việc bồi thường đó đồng thời phải kịp thời thông báo cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trường hợp hai bên đương sự bất đồng về mức độ bồi thường thiệt hại thì Công an cấp tỉnh, thành chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp nghiên cứu xử lý theo trình tự tố tụng dân sự. Viện kiểm sát nhân dân khởi tố vụ án dân sự chuyển hồ sơ với những tài liệu chứng cứ cần thiết đến Toà án nhân dân cùng cấp để xét xử về dân sự.
b. Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành sẽ mở phiên toà xét xử về dân sự đối với những vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại nghiêm trọng và do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp khởi tố chuyển đến sau khi đã nghiên cứu kết luận chính thức bằng văn bản. Còn trách nhiệm hình sự của họ (nếu có) sẽ được Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét riêng.
c. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành truy cứu trách nhiệm hình sự những trường hợp nghiêm trọng mà người phạm pháp không được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự.
d. Việc truy tố, xét xử về hình sự và dân sự ở Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc thủ tục tố tụng hình sự và dân sự Việt Nam. Trong quá trình truy tố xét xử, Viện kiểm sát, Toà án phải bảo đảm quyền tố tụng của các bên theo pháp luật Việt Nam.
– Viện kiểm sát nhân dân phải tham gia các phiên toà xét xử những vụ án nói trên để thực hiện việc kiểm sát xét xử theo luận định.
– Toà án khi đã hoàn thành xét xử vụ án phải giao ngay bản sao án văn cho đương sự để họ có thể sử dụng quyền kháng cáo theo pháp luật. Trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị án, bị đơn người nước ngoài đã về nước thì Toà án nhân dân địa phương phải gửi bản sao án văn cùng những tài liệu cần thiết về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đối với các bản án hình sự và án hình sự có phụ xử dân sự) hoặc về Bộ Tư pháp (đối với các bản án dân sự) để trực tiếp liên hệ hoặc qua Bộ Ngoại giao liên hệ với nước ngoài.
e. Đối với các trường hợp xét thấy không cần thiết xét xử về hình sự ở Việt Nam, các trường hợp xét xử sẽ gặp khó khăn do người ngoài được hưởng quyền miễn trừ xét xử ở Việt Nam hoặc để về nước, thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp, thông qua Bộ Ngoại giao nước ta để chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền của nước họ để yêu cầu xử lý.
Nếu người vi phạm nói trên lại là công dân của nước ký kết hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý với nước ta thì cơ quan kiểm sát, tư pháp Việt Nam có thể yêu cầu các cơ quan kiểm tra, tư pháp nước ký kết hữu quan tiếp tục xử lý theo hiệp định.
g. Việc lập hồ sơ uỷ thác tư pháp quốc tế, thủ tục yêu cầu xử lý phải đúng theo hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý đã ký kết, nếu nước đó không có các hiệp định đã ký kết thì sẽ được lập theo đúng thủ tục tố tụng Việt Nam, có cân nhắc đến thực tiễn tư pháp quốc tế.”

Theo đó, nếu như người điều khiển xe ngoại giao gây tai nạn giao thông thuộc trường hợp được hưởng quyền miễn trừ xét xử thì sẽ gửi hồ sơ đến Bộ Ngoại giao để có thể xử lý theo con đường ngoại giao.

Video về biển số ngoại giao

Kết luận

Hy vọng bài viết đã giúp các bạn biết được biển xe NG là gì? Biển số NG được cấp cho xe gì? Cảm ơn bạn đã theo dõi!

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bien-xe-ng-la-gi-bien-so-ng-duoc-cap-cho-xe-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp