Bình giảng bài Thơ duyên của thi sĩ Xuân Diệu

0
90
Rate this post

Đề bài: Bình giảng bài Thơ duyên của thi sĩ Xuân Diệu

binh giang bai tho duyen cua thi si xuan dieu

Bài làm:

Bạn đang xem: Bình giảng bài Thơ duyên của thi sĩ Xuân Diệu

Xuân Diệu được coi là một ông hoàng thơ tình Việt Nam. Thơ ông không chỉ có tình yêu giữa con người mà còn là tình yêu giữa con người với thiên nhiên. Thơ ông luôn rộng mở với tạo vật, với đất trời và cuộc sống của con người, bên cạnh đó ẩn chứa một tấm lòng say đắm, khát khao giáo cảm với vũ trụ, với lòng người. Bài “Thơ duyên” là một bài thơ như thế, nó đã thể hiện những gì tinh tế nhất của tâm hồn tác giả trong sự cảm nhận về tình yêu, về sự chảy trôi của thời gian, những rung cảm về thiên nhiên tuyệt diệu.

Thời điểm chuyển giao giữa hạ thu khiến tâm hồn nhạy cảm của Xuân Diệu thấy vô cùng xúc động. Chính thời khắc ấy là thời điểm người ta dễ bàng hoàng trước sự chảy trôi của thời gian nhưng cũng khiến ta háo hức, say đắm trước vẻ đẹp trong sáng của thiên nhiên:

“Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.”

Thu vốn vẫn vậy, đẹp lạ lùng như tâm hồn cô gái tuổi đôi mươi. Thu khiến lòng người xuyến xao khó tả. Chiều thu mang vẻ mộng mơ trong làn sương khói hoàng hôn như đang nũng nịu trên nhánh cây vô cùng duyên dáng, dịu dàng. Trên cành me, cặp chim chuyền ríu rít cất tiếng ca yêu thương giữa cuộc đời. Đó không phải là tiếng hót đơn độc, mà tiếng hót của sự hoà quyện dành cho nhau, cả vạn vật đều mang nét duyên của trời thu, của sự sống. Bầu trời thu mang màu xanh ngọc của sự trong sáng và tinh tế, ánh mặt trời đổ tràn xuống trần gian, len lỏi qua từng chiếc lá, khám phá vẻ đẹp nhân gian. Dường như, thu đến đánh thức vẻ lãng mạn, vẻ dịu dàng mềm mại, đằm thắm của thế giới và của chính con người “Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.” Nơi nơi cất lên tiếng đàn, điệu nhạc thân thương, gần gũi, tuyệt diệu.

Thu không mang trong mình bộ trang phục kiêu kì, sặc sỡ như xuân nhưng thu mang nét gần gũi bình dị, dịu dàng như nó vốn có. Thu mang nét duyên rất riêng khiến lòng người nhạy cảm thêm quý, thêm yêu:

“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn

Lần đầu rung động nỗi thương yêu”.

Dường như, nhìn đâu đâu sự sống vẫn mang cái vẻ tư lự của không khí mùa thu. Đây là con đường nho nhỏ, đây là làn gió xiêu xiêu. Kia là cảnh hoang là lả, kia là nắng sớm trở chiều, tất cả đều rất duyên, đó là cái duyên sóng đôi, duyên song hành cùng nhau trên mỗi chặng đường. Đất trời vạn vật có đôi, ta thấy lòng mình cùng thổn thức khôn nguôi. Những rung động đầu đời khiến ta luôn mong nhớ, thèm chút dư vị yêu thương. Người con gái ấy bước điềm nhiên giữa con đường mùa thu, anh cũng chẳng theo em phía sau như bao kẻ yêu đương khác, vậy mà giữa cái tuyệt vời của tạo hoá, hai con người tuy xa lạ giữa hai thế giới nhưng lại là sự giao cảm tự bên trong tâm hồn:

“Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu,

Anh với em như một cặp vần”

“Anh” và “em” là hai con người, hai “cặp vần” chẳng thể tách rời nhau. Tình cảm con người cũng cần kết duyên, cần sống đôi với nhau mới tạo nên một bài thơ dịu ngọt cho cuộc đời, cho cuộc sống. Hình ảnh chòm mây biếc đang trôi về đâu bây gấp gấp, sự phân vân của cánh cò hay chính là dòng tâm trạng của tác giả, băn khoăn, khó hiểu. Mong muốn được hoà nhập với thiên nhiên nhưng vẫn luôn thấy khắc khoải cô đơn giũa cuộc đời. Bức tranh thu đến đây phảng phất nét buồn và cô đơn, cánh chim đang rộng nhưng vẫn thấy nhỏ nhoi giữa nền trời bao la, cái nhỏ bé đối lập với cái lớn lao vô tận khiến lòng người càng cô đơn yếu đuối.

“Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần. “

Cánh hoa có chút gì lạnh lẽo càng tô đậm nỗi cô đơn của lòng người. Những rung động, những cảm nhận tinh tế với thiên nhiên trong con người tác giả đã tạo nên một vẻ “duyên” thu. Cái duyên mang những tâm hồn đồng điệu đến gần nhau hơn: “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”.

Thơ duyên là tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Xuân Diệu, bên cạnh bài làm văn Bình giảng bài Thơ duyên của thi sĩ Xuân Diệu, học sinh và giáo viên có thể tham khảo thêm các bài làm văn mẫu khác như Phân tích bài thơ Thơ duyên (của Xuân Diệu), hay những dạng bài nêu cảm nhận về bài thơ, phân tích nghệ thuật của bài thơ cùng rất nhiều những bài làm văn khác. Đặc biệt còn có cả phần Soạn bài Thơ duyên, hi vọng sẽ giúp cho việc học tập, chuẩn bị bài ở nhà của các bạn học sinh dễ dàng và đạt kết quả tốt nhất.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/binh-giang-bai-tho-duyen-cua-thi-si-xuan-dieu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp