Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

0
93
Rate this post

Đề bài: Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

binh giang doan dau trong bai tho bep lua cua bang viet

Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Bạn đang xem: Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Bài làm:

Cùng với Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Phạm Tiến Duật,… Bằng Việt là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Và có lẽ, cảm nhận hết những khó khăn của đất nước, vẻ đẹp của những con người bình dị trong thời kì Tổ quốc đau thương mà những vần thơ được viết lên thật chân thành, tình cảm gia đình và lòng yêu nước được hoà làm một. Bài thơ Bếp lửa được Việt Bằng viết năm 1963, khi tác giả đang là một sinh viên học Luật tại Liên Xô. Nỗi nhớ nhà, cùng nỗi lòng của người con xa xứ được thể hiện đầy xúc động. Đặc biệt, được bộc lộ rõ trong đoạn đầu của tác phẩm.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

Những năm tháng tuổi thơ có những điều khiến ta không thể nào quên được, cũng có những người mãi mãi là kí ức tuyệt vời theo ta trong suốt hành trình của cuộc đời. Nỗi nhớ bà của đứa cháu xa quê đã gợi lại trong hình ảnh bếp lửa đầy gần gũi thân thương. Là bếp lửa ” chờn vờn sương sớm”, là bếp lửa gắn tình tình thương, sự tần tảo, hi sinh của bà. Bếp lửa ấy được nhen nhóm bằng cả niềm tin, cả những giọt mồ hôi và nước mắt của người bà. Mà khi nghĩ về bếp lửa, bao nỗi nhớ nhung, bao niềm yêu thương lại dâng trào lên trong lòng cháu. Đó còn là những tháng ngày bà vất vả, “biết mấy nắng mưa”, nhọc nhằn.

Bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ bỗng ùa về trong tâm khảm đứa cháu. Những năm tháng chiến trận vất vả, những năm mà đất nước đang trong cảnh ” ngàn cân treo sợi tóc”, chìm ngập trong nạn đói tàn khóc. Cháu cũng không nằm ngoài hoàn cảnh bi thương ấy, năm lên bốn mùi khói với cháu là một hương vị thân thuộc, hình ảnh nghèo khổ hiện lên quá đỗi tội nghiệp và đáng thương. Những hồi ức hiện về trong cháu, đã khắc họa nên hình ảnh đầy chất hiện thực .

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

Bố đánh xe khô gầy thân xơ xác, bà cùng cháu ở nhà ngày ngày bên bếp lửa vẫn nhen nhóm sự sống, nhen nhóm niềm hy vọng vào tương lai. Dù đã đi xa, dù đã trải qua nhiều thứ mới mẻ, nhưng trong cháu vẫn không thể nào quên được mùi cay của khói bếp hay mùi cay của những dòng nước mắt. Đó là những kỉ niệm thật khó lòng có thể quên được, bởi người ta có thể dễ dàng quên đi niềm vui còn nỗi buồn thì mãi mãi tồn tại trong lòng một khoảng mà thỉnh thoảng khi nghĩ về chúng lòng lại bồi hồi, xúc động đến khó tả.

“Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa”

Không như bao đứa trẻ bây giờ có một tuổi thơ thật êm đẹp và bình yên. Tám năm tuổi nhỏ của cháu gắn liền với bếp lửa thân thương, gắn liền với những tháng năm đầy đói khổ và đau thương của chiến trận. Nhưng vượt lên tất thảy, vẫn là những kí ức tuyệt vời bên người bà yêu quý. Lời thơ như một dòng nhật kí đầy thương yêu của cháu dành cho người bà đầy thiết tha:

“Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”

Tiếng tu hú thân thuộc quá, tiếng tu hú gọi về trên những đồng lúa mênh mông bát ngát. Tiếng tu hú gọi về mang theo hy vọng của một mùa màng bội thu, của sự ấm no cho đời sống. Tiếng tu hú cùng bà và cháu bên những câu chuyện của ngày ở Huế. Chiến tranh buộc cháu phải chấp nhận cảnh xa cha mẹ. Mỗi người một nơi ở chiến trường hiểm trở. Bà thay thế cha mẹ, chăm sóc cháu. Suốt tuổi thơ cháu lớn lên trong vòng tay bảo ban che chở của bà, trong sự chăm sóc, nuôi dưỡng ấy. Tình thươngg bao la vô hạn của bà thật lớn lao và cao đẹp: “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”

Bà lo cho cháu, quan tâm cháu, bà hi sinh cuộc đời mình mong cháu nên người. “Tuổi già như chuối chín cây”, đáng lẽ bà phải được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc của cháu con nhưng vì đất nước kêu gọi, vì độc lập mà mẹ cha phải lên đường ra chiến trận. Bà thay ba mẹ nuôi nấng cháu, dạy cháu thành một người công dân tốt.

“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Bằng lời thơ đầy cảm xúc, giản dị, mà chân thành, hình ảnh mang tính biểu tượng cao và qua dòng hồi tưởng của đứa cháu, đoạn thơ đã gợi lại những kỉ niệm sâu sắc theo cháu suốt những ngày còn thơ dại. Đồng thời thể hiện được tình cảm bà cháu sâu nặng, ân tình và sự biết ơn, trọng của người cháu dành cho người bà thân yêu.

—————HẾT—————-

Bài thơ Bếp lửa là tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Bằng Việt, bên cạnh bài làm văn Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, các bạn học sinh và thầy cô còn có thể tham khảo những bài làm văn khác như Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa, Phân tích hình ảnh người bà và ngọn lửa qua đoạn thơ: “Rồi sớm rồi chiều… thiêng liêng – bếp lửa”, Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa, hay cả những phần Soạn bài Bếp lửa và những bài văn hay khác. Hi vọng sẽ hỗ trợ quá trình học tập của các bạn học sinh tốt hơn.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/binh-giang-doan-dau-trong-bai-tho-bep-lua-cua-bang-viet/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp