Bình giảng về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng

0
105
Rate this post

Đề bài: Bình giảng về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng

binh giang ve nhan vat ong lao danh ca trong tac pham ong lao danh ca va con ca vang

Bạn đang xem: Bình giảng về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng

4 bài văn mẫu Bình giảng về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng

Bài mẫu số 1: Bình giảng về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng

Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.

Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.

Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lão lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.

Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiến ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì, ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.

Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.

Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.

Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.

Từ hình tượng ông lão, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và thấm thìa.

Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.

Bài mẫu số 2: Bình giảng về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng

Việt Nam nổi tiếng bởi kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú với đầy đủ các thể loại. Đối với trẻ em Việt Nam mà nói những câu chuyện cổ tích dường như đã in sâu vào trong tâm thức tuổi thơ, đó là những câu chuyện mà bà, mẹ kể mỗi khi đêm về, hay khi gia đình cùng tụ tập bên bếp lửa. Cũng giống như Việt Nam, các nước trên thế giới cũng có rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, gắn liền với tuổi thơ của các bạn thiếu nhi và cũng truyền tải được những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Trong chương trình học của sách ngữ văn lớp sáu tập một cũng đã được đưa vào một truyện cổ tích nước ngoài rất hay và ý nghĩa, đó là câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A. Pushkin.

Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.

Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.

Trong một lần đi đánh cá ở biển, sau nhiều lần kéo lưới lên chỉ thấy bùn, lần sau thì thấy toàn rong biển nhưng ông lão không hề chán nản, ông đã tiếp tục kéo và cuối cùng ông kéo được một con cá vàng. Nhưng đây không phải những con cá vàng thông thường, nó biết nói và cất lời cầu xin đối với ông lão : “Ông lão ơi! Ông sinh phúc thả tôi trở về biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được”, sự nhân hậu, vị tha của ông lão thể hiên ngay trong hành động thả cá về biển, ông không hề có bất cứ đòi hỏi để đền ơn cả “Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, mà ta cũng không cần gì cả”. Ta có thể thấy ông lão đánh cá không chỉ nhân hậu mà còn là người không màng danh lợi, việc thả cá về biển hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng, không phải từ mục đích muốn được trả ơn.

Ông lão là người hiền lành, không màng đến những thứ vật chất đáp đền nhưng mụ vợ của lão không vậy, mụ ta là một con người sống thực dụng, khi nghe ông lão kể về việc con cá xin được báo đáp, mụ ta đã nghĩ ngay đến cái máng lợn vỡ của nhà mình và mong muốn có một cái máng lợn mới hơn. Điều ước này của mụ ta có thể hiểu được và cũng có thể thông cảm được, vì đó là những vật dụng có liên quan đến cuộc sống sinh hoạt ủa hai vợ chồng lão. Dù không muốn nhận bất cứ sự trả ơn, cũng không muốn ước cho riêng mình điều gì cả nhưng bản tính thật thà, lại tôn trọng lời nói cũng như ý muốn của vợ nên ông lão đã ra biển cầu xin cá vàng. Lúc này mặt biển vẫn rất bình yên, cá vàng nổi lên và đáp ứng nguyện vọng của mụ vợ.

Nhưng đâu chỉ có dừng lại ở đấy, ở những trường hợp tiếp theo, đó là những đòi hỏi vô lí của mụ vợ thì ông lão đánh cá trở nên vô cùng đáng thương, mụ vợ liên tiếp đưa ra những điều ước vô lí, từ cái máng lợn mới đến ngôi nhà mới, muốn làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng và yêu cầu quá đáng nhất đó chính là muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển để có thể đưa ra tất cả những yêu cầu để cá vàng thực hiện. Hết lần này đến lần khác ông lão lầm lũi ra bờ biển mà gọi cá vàng giúp đỡ. Không những vậy khi đã giúp bà vợ xin những điều ước thành hiện thực thì bà ta không những không mang ơn mà còn lật lọng, mắng chửi, đánh đuổi ông lão.

Ta có thể thấy ông lão không hoàn toàn là vì sợ bà vợ nên mới thực hiện hết những điều ước của mụ ta mà còn do ông lão tôn trọng mụ vợ, không muốn có những bất hòa trong gia đình. Nhưng mụ vợ lại có lòng tham không đáy, đẩy ông vào biết bao nhiêu tình huống éo le, đau khổ. Nhưng cuối cùng, bà vợ vì lòng tham của mình mà đã phải trả giá, bà ta không những không còn là nữ hoàng, ở trong cung điện, không có kẻ hầu người hạ mà ngay cả cái máng lợn mới cũng không có.Mụ ta phải trở về với cuộc sống nghèo khó trước đây, bên cái máng lợn cũ. Đây cũng là bài học dành cho những con người tham lam, sống bội bạc.

Bài mẫu số 3: Bình giảng về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng

Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều người nghèo khổ, làm những công việc thấp hèn nhưng họ lại có phẩm chất cao đẹp đáng để chúng ta học tập. Ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng là một người như vậy.

Ông lão đánh cá tuy nghèo nhưng có tấm lòng rất lương thiện, cần cù chịu khó Ngày ngày không quản nắng mưa gió rét, ông vẫn cần mẫn kéo lưới để kiếm sống qua ngày. Đối với một người làm việc kéo lưới, việc bắt cá là mục tiêu của họ. Việc bắt được cá không phải là điều dễ dàng với ông lão già, nhưng khi kéo được con cá lên ông phát hiện đó là một con cá vàng, trước lời van xin của cá, ông đã thả cá vàng trở về với biển, mặc dù cả hai lần kéo lưới chỉ có bùn và rong biển. Hơn nữa, nhà ông rất nghèo, chỉ có “cái máng lợn sứt mẻ” và một “túp lều rách nát”. Ông phải kéo lười để lo từng bữa ăn, nhưng ông vẫn vui vẻ thả con cá vàng về biển. Hành động thả cá về biển của ông lão thật đáng trân trọng, ông thả cá về biển không phải lời hứa đền ơn từ con cá, mà xuất phát từ tấm lòng lương thiện cao cả trong con người ông. Thật là một tấm lòng hào hiệp, cứu giúp người khác một cách vô tư,không tính toán thiệt hơn, không màng đến ơn đáp nghĩa.

Nhưng ở đời thường lại có sự trái ngược lẫn nhau, ông lão thì có tấm lòng thanh cao như vậy, nhưng mụ vợ ông lại trái ngược hoàn toàn với ông. Khi biết được cá vàng có ý muốn giúp đỡ ông lão, mụ đã quát mắng ông, bắt ông đi tìm cá và phụ vụ theo ý đồ của mụ. Bị mụ vợ quát mắng, ông chỉ buồn tủi đi ra biển gọi cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, còn bản thân ông, ông chỉ muốn kiếm sống bằng sức lao động của chính mình. Có thể nói, ông lão có phần nhu nhược khi sống với mụ vợ tham lam độc ác, là đàn ông nhưng ông phải cam chịu và nhẫn nhục trước thái độ vô liêm sĩ của mụ vợ. Ông cũng phẫn nộ, cũng không đồng tình trước lòng tham tột đỉnh của mụ vợ nhưng ông không giám chống lại và vẫn làm theo ý của mụ. Phải chăng do con người ông quá hiền nay, hay cái ác, cái tham lam luôn lấn át cía hiền lành lương thiện. Ngay khi cứu cá vàng, nếu ông có mong muốn gì, cá vàng sẽ giúp đỡ ông thực hiện ngay mong muốn đó. Nhưng do bản chất ông không tham lam, ông không hề quan tâm tới lời hứa của cá vàng cả. Năm lần ra biển đều nhờ cá vàng giúp theo yêu cầu của mụ vợ, mặc dù bà vợ đã ngược đãi ông, chửi mắng, đánh đuổi ông, xem ông như một nô lệ. Ông yêu cầu cá vàng giúp mình, ông chỉ biết chịu đựng, không phàn nàn, không phản ứng lại trước sự bội bạc của mụ vợ. Ông là hình ảnh của người lao động trong chế độ cũ – chế độ áp bức bóc lột. Trong xã hội đó cái ác luôn thường trực và luôn đè nén, chèn ép cái thiện.

Nhìn về góc độ cố tích, ông lão là hình tượng văn học tượng trưng cho cái thiện, giàu tính nhân văn. Nhìn về góc độ thời đại, nhà văn A.Puskin muốn cảnh báo nhân dân Nga dưới chế độ Nga Hoàng: nếu cứ nhẫn nhục chịu đựng thì suốt đời bị áp bức, khổ cực. Đây là một sự cảnh báo có ý nghĩa triết lí về xã hội.

Nếu không hiểu hết ý nghĩa của truyện, người đọc có thể có một chút phê phán tính cách nhu nhược của ông lão, không biết đứng lên đấu tranh cho sự công bằng, chống lại cái ác. Nhưng đặt tình huống vào xã hội lúc bấy giờ, người ta mới có thể hiểu được những người nông dân chất phác mộc mạc bị đối xử như thế nào. Câu truyện có ý nghĩa nhân văn và nhân đạo cao cả.

Bài mẫu số 4: Bình giảng về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng

Puskin là đại danh hài người Nga. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ trong đó có bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Tác phẩm cho thấy những người sống nhân hậu hiền lành thì cuối cùng cũng sẽ được đền đáp. Còn những kẻ tham lam có voi đòi tiên thì cuối cùng sẽ bị bào ứng. Nhân vật ông lão là nhân vật thiện là nhân vật chính mang nhiều tâm sự của tác giả trong tác phẩm này.

Truyện kể về ngày xưa có hai vợ chồng sống nghèo khổ. Một ngày ông lão đi đánh cá nên bắt được một con cá vàng. Con cá xin con cá tha cho,ông muốn gì ông cũng cho. Mụ vợ tham lam bắt ông lão phải đòi được những gì theo ý mình. Lòng tham,bà mụ bắt con cá cho một lâu đài và cá phải hầu hạ bà. Cá vàng tức giận bắt mụ trở về cuộc sống nghèo khổ như xưa.

Trước tiên ông lão là một người nghèo khổ nhưng rất lương thiện. Ngày ngày ông không quản mưa nắng vẫn cần mẫn đi kiếm sống qua ngày. Đối với một người đi đánh cá thì việc bắt được cá là mục tiêu của họ. Nhưng khi bắt được con cá vàng ,nó cầu xin ông tha mạng thì ông lão dã thả con cá trở về biển về đại dương. Ta thấy ông lão là một người rất nghèo khó không có cuộc sống no đủ nhưng trước lời cầu xin của con cá thì ông sẵn sàng trả con cá về mặc dù đó đồng nghĩa với việc hôm nay ông sẽ không thu hoạch được gì. Ta thấy được tấm lòng lương thiện bao dung của ông lão đối với cả một động vật nhỏ bé. Nhưng ngược lại tấm lòng lương thiên ấy là mụ vợ của ông khi biết được chuyện đã quát mắng ông bắt ông năm lần bảy lượt ra bắt cá làm theo ý định của mụ ta. Ông lão buộc phải đồng ý với mụ vợ và chán nản đi ra biển nhờ cá giúp đỡ theo ý của mụ. Qua đây ta thấy được ông lão có phân hơi nhu nhược trước mụ vợ. Ông không hề quyết đoán mà chỉ biết nghe lời vợ chấp nhận theo ước muốn của mụ ta. Ông cúng không đồng tình với ý mụ vợ nhưng ông không đủ dũng cảm để chống lại mụ ta. Ta thấy ở đây ông lão la một người vô cùng lương thiện. Khi con cá hỏi ông có ước muốn gì không thì ông không hề tham lam ông không cần gì cả mà vẫn vui vẻ trả con cá về biển. Ông chính là biểu tượng củamột người nông dân trong chế độ xã hội cũ. Đối với mụ vợ thì ông lão không chỉ là chồng mà còn là ân nhân vì có ông nên mụ vợ mới được sống sung sướng. Nhưng mụ vợ không hề biểu được điều đó làm luôn có thái độ coi thường quát mắng ông. Mụ chỉ coi ông như một người đầy tớ một người để bà sai bảo và chỉ có thể cúi đầu nghe lệnh. kết thúc truyện hình ảnh mụ vợ phải trở về cuộc sống như xưa nên rất thích đáng. Trước đây mụ chưa từng được sống trong giàu sang phú quý nên mụ chưa hiểu được sự sung sướng là như thế nào nhưng khi mụ đang được sống sung sướng mà lại trở về nghèo khó thì đó không chỉ là một sự trừng phạt về cả tinh thần. mụ chắc chắn sẽ không thể chịu được cuộc sống đó lúc nào cũng chỉ cảm thấy khó chịu uất ức nhục nhã ê chề đến cực điểm. Cá vàng trừng trị ông lão cả về tội tham lam và bội bạc nhưng ta thấy rằng tội bội bạc có phần lớn hơn. Mụ vợ không những khi có được cuộc sống giàu có thì chuyển sang không coi con cá là ông nhân của mình mà còn bôi bạc với người chồng đã sống với mình mấy chục năm.

Ở đây con cá chính là một biểu tượng cho sự biết ơn khi ông lão thả con cá về thì con cá cho ông được cái mình muốn. Con cá chính là hình ảnh tưởng tượng của nhân dân ta để báo đáp những người sống thật thà lương thiện. Đồng thời con cá cũng là công cụ để nhân dân ta thi hành sự trừng trị thích đáng đối vói những kẻ tham lam bạc bẽo.

Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh “trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”. Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân. Ta thấy câu truyện ông lão đánh cá và con cá vàng chính là một câu chuyện điển hình của truyện cổ tích dân gian. Mà đã là chuyện cổ tích thì thường thể hiện ước muốn của nhân dân đó chính là cái thiện sẽ được báo đáp còn những kẻ tham lam bội bạc thì sơm muộn gì cũng sẽ bị trừng trị thích đáng nhất. Câu chuyện cũng thể hiện một phần nào đo ước muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân trong cuộc sống cực khổ ở xã hội đương thời.

Tác phẩm đề cao lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và bài học đích đáng cho những kẻ bội bạc tham lam. Đó cũng là mong ước muôn đời của nhân dân ta. Nhân vậy ông lão lão là một nhân vật tốt nhưng lại bị mụ vợ chèn ép nên cuộc sống của ông cũng vô cùng lận đận. Qua nhận vật này ta thấy được cần phải sống sao cho lương thiện nhưng cũng cần biết làm chủ cuộc sống của mình đừng để người khác sai khiến chỉ đạo và cần phải biết phân biệt đúng sai để có cách hành xử khéo léo nhất.

Trên đây là phần Bình giảng về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng để có thêm kiến thức trả lời, làm tập làm văn, các em có thể tham khảo thêm phần Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng và cùng với phần Kể tóm tắt câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng nữa nhé.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/binh-giang-ve-nhan-vat-ong-lao-danh-ca-trong-tac-pham-ong-lao-danh-ca-va-con-ca-vang/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp