Bình luận câu tục ngữ Thương người như thể thương thân

0
93
Rate this post

Đề bài: Bình luận câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

binh luan cau tuc ngu thuong nguoi nhu the thuong than

Bình luận câu tục ngữ Thương người như thể thương thân
 

Bạn đang xem: Bình luận câu tục ngữ Thương người như thể thương thân

I. Dàn ý Bình luận câu tục ngữ Thương người như thể thương thân (Chuẩn)

1. Mở bài

Dẫn dắt đến câu tục ngữ Thương người thương thân (Có thể dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp).

Ví dụ: Mở bài gián tiếp thông qua một câu hát: “Còn gì đẹp trên đời hơn thế/ Người với người sống để yêu nhau”à Câu hát là tiếng nói đẹp về lòng nhân ái của con người. Cũng bàn về tình thương, ông cha ta có câu tục ngữ “Thương người như thế thương thân.

2. Thân bài

* Khái quát về câu tục ngữ:
– Câu tục ngữ đơn giản mà chứa đựng những nội dung sâu sắc
– “thương người” được so sánh với “thương thân” tạo nên phép so sánh dễ hiểu mà giàu tính hình tượng.
–>  Tình thương sẽ thật đẹp nếu thương người cũng vô tư, tự nhiên, chân thành như thương chính bản thân mình.

* Giải thích câu nói:
– “thương người” là yêu thương, đồng cảm với số phận, hoàn cảnh của người khác
– “thương mình” yêu thương bản thân, là bản năng tự nhiên nhất của mỗi người.
–>  Câu tục ngữ nhấn mạnh đến sự chân thành, hết lòng khi trao đi yêu thương.

* Bàn luận về câu tục ngữ:
– Thương người là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
– Trao đi yêu thương sẽ nhận lại yêu thương
– Tình thương tạo nên mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa con người, tạo nên một xã hội giàu lòng nhân ái.

* Liên hệ:
– Đưa vào những dẫn chứng trong cuộc sống thực tế
– Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình thương.

3. Kết bài

– Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ
– Rút ra bài học nhận thức cho bản thân

 

II. Bài văn mẫu Bình luận câu tục ngữ Thương người như thể thương thân

“Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau…”

Câu hát ấy vang vọng vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam như một tiếng nói hay, một tiếng nói đẹp về lòng nhân ái giữa con người với con người trong cuộc sống. Từ xưa đến nay, tình yêu thương đồng loại đã trở thành một thứ tình cảm cao quý, đáng trân trọng, trở thành một nét đẹp trong đời sống tình cảm của con người Việt Nam. Câu nói “Thương người như thể thương thân” là bài học quý giá cho chúng ta.

Nhân dân ta đã cô đúc thành một câu nói rất cụ thể mà vô cùng giản dị, thấm thía. Vế “thương người” được so sánh với “thương thân” tạo nên một câu có sự so sánh giàu hình tượng, tính liên tưởng. Trong cuộc sống, ai ai cũng thương chính bản thân mình nhiều nhất. Vì thế, câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” có ý nhấn mạnh tình yêu thương giữa con người với nhau là tình cảm yêu thương, quý mến một người khác như thương chính bản thân mình.

Tình cảm ấy thật đáng trân trọng, thật đáng ngưỡng mộ. Thương người khi người gặp khó khăn, hoạn nạn, lo cho nỗi lo của người, đau cùng với nỗi đau đồng loại, biết cách giúp đỡ con người trong những hoàn cảnh họ gặp phải khi thiếu thốn. Đó là tinh thần “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” hay “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”. Ban đầu, thứ tình cảm ấy bắt nguồn từ những điều giản dị, gần gũi nhất với mình như tình cảm gia đình, anh em, bạn bè cùng giúp đỡ, gắn bó keo sơn với nhau. Ngoài ra, đó còn là tình cảm làng xóm, khi giúp đỡ nhau lúc “Tắt lửa tối đèn”. Rộng lớn hơn đó là tình yêu thương giữa đồng loại trên khắp mọi nơi.

Có biết bao biểu hiện đã thể hiện rất rõ tinh thần “Thương người như thể thương thân” ấy. Khi đất nước còn trong thời kì chiến tranh, tinh thần này được thể hiện rất rõ khi nhân dân cả nước đồng lòng kháng chiến. Bất kể người già, người trẻ, dù ở dân tộc hay vùng miền nào cũng đều chung tay, chung sức, chung lòng tham gia vào kháng chiến vì một mục tiêu giành độc lập cho đất nước. Tất cả đều giúp đỡ lẫn nhau, chung tay hỗ trợ và viện trợ cho tiền tuyến. Đến ngày nay, tinh thần “Thương người như thể thương thân” còn được thể hiện rõ trong cả thời bình. Khi người dân ở những vùng sâu vùng xa gặp khó khăn, thiếu thốn đều nhận được viện trợ từ những mạnh thường quân, những người có cuộc sống khá giả hơn. Những người sống ở những vùng chịu nhiều thiên tai, bão lũ đều được Nhà nước và toàn dân đóng góp để hỗ trợ thiệt hại. Có thể nói rằng, tinh thần ấy càng trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt lại càng được thể hiện rõ rệt, mạnh mẽ.

Bạn đang đi trên đường, gặp một người vô gia cư, không đồ ăn, thức uống, hãy đến bên họ và giúp đỡ họ những gì bạn có thể làm trong khả năng. Nhiều khi đơn giản chỉ cần một cái nắm tay, một lời động viên cũng giúp họ cảm thấy ấm lòng, Hãy chia sẻ với những con người khó khăn ấy một mẩu bánh mỳ mà bạn có, một bộ quần áo mà bạn định bỏ đi không mặc đến. Hãy nghĩ một điều đơn giản bạn giúp họ, như giúp chính bản thân mình. Thương họ như thương chính bản thân mình.

Từ xưa đến nay, ông cha ta cũng có rất nhiều những câu nói về tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với con người như:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

hay:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Bản thân chúng ta hãy sống một cuộc sống có ý nghĩa. Sống cho mình và sống cho người. Hãy trao đi yêu thương, bạn sẽ nhận lại nhiều hơn thế!

———————-HẾT———————-

Thương người như thể thương thân là câu tục ngữ được nhiều người biết đến, bên cạnh bài làm văn Bình luận câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”, các bạn học sinh và giáo viên tham khảo thêm các bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân, hay bài văn Chứng minh câu tục ngữ Thương người như thể thương thân  Rất nhiều những bài văn mẫu hi vọng sẽ hỗ trợ cho quá trình làm văn dễ dàng và hiệu quả nhất

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/binh-luan-cau-tuc-ngu-thuong-nguoi-nhu-the-thuong-than/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp