Bình luận ý thơ sau: Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông

0
272
Rate this post

Đề bài: Bình luận ý thơ sau: Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông

binh luan y tho sau da mang tieng o trong troi dat phai co danh gi voi nui song

Bạn đang xem: Bình luận ý thơ sau: Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông

 

I. Dàn ý Bình luận ý thơ sau: Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về

2. Thân bài

a. Hai câu thơ là lời tuyên bố dõng dạc về chí nam nhi của nhân vật trữ tình trong bối cảnh mang tầm vóc vũ trụ

– “Đã mang tiếng ở trong trời đất”: người anh hùng xuất hiện trong bối cảnh mang tầm vóc vũ trụ.

– Hai tiếng “Phải có” vang lên với âm hưởng hào hùng khẳng định ý chí quyết tâm lập công, lập danh của người anh hùng.

b. Hai câu thơ thể hiện chí lập công, lập danh tích cực của nhà thơ

– “Danh”:nghĩa là “công danh sự nghiệp”, chí lập công, lập danh của người anh hùng.

– Chữ “danh” đã vượt thoát khỏi quan niệm cá nhân thông thường và được nên cao, song hành sóng đôi với hình tượng “núi sông”.

→ Con người phải lưu danh, làm nên nghiệp lớn bằng việc vượt thoát danh lợi cá nhân và gắn bó công danh của bản thân với sự nghiệp chung của dân tộc.

c. Quan niệm lập công, lập danh tích cực của Nguyễn Công Trứ là sự tiếp nối lí tưởng công danh của các bậc anh hùng xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của quan niệm lập công, lập danh tích cực của tác giả

 

II. Bài văn mẫu Bình luận ý thơ sau: Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông

Trong nền văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Công Trứ là một trong những tác giả có quan niệm độc đáo về chí khí anh hùng, chí làm trai, chí nam nhi – một trong những phạm trù quen thuộc của nền văn học trung đại bằng giọng điệu thơ mang âm hưởng hào hùng. Điều này đã được thể hiện rõ qua tác phẩm “Đi thi tự vịnh”, đặc biệt là qua hai câu thơ:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”

Ở câu thơ đầu tiên, trong bối cảnh và không gian mang tầm vóc vũ trụ – “trong trời đất”, chủ thể trữ tình xuất hiện với lời tuyên bố dõng dạc và khẩu khí của bậc đại trượng phu: “Phải có danh gì với núi sông”. Hai tiếng “Phải có” vang lên với âm hưởng hào hùng khẳng định ý chí quyết tâm lập công, lập danh của người anh hùng. “Danh” ở đây mang ý nghĩa là “công danh sự nghiệp” – một trong những phạm trù quen thuộc trong hệ hình tư tưởng Nho giáo, đồng thời cũng là lí tưởng của bậc nam nhi thời phong kiến. Tuy nhiên, trong quan niệm của Nguyễn Công Trứ, chữ “danh” đã vượt thoát khỏi quan niệm cá nhân thông thường và được nên cao, song hành sóng đôi với hình tượng “núi sông” – cách nói ẩn dụ cho giang sơn, Tổ quốc, dân tộc. Điều này thể hiện sự tích cực trong nội dung khái niệm của chữ “danh” mà Nguyễn Công Trứ nêu ra: con người phải lưu danh, làm nên nghiệp lớn bằng việc vượt thoát danh lợi cá nhân và gắn bó công danh của bản thân với sự nghiệp chung của dân tộc.

Quan niệm lập công, lập danh tích cực của Nguyễn Công Trứ chính là sự tiếp nối lí tưởng công danh của các bậc anh hùng xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Qua những trang sử vẻ vang, hào hùng trong công cuộc dựng nước, giữ nước, chí nam nhi đã trở thành ánh sáng lí tưởng và kim chỉ nam của những trang hào kiệt. Đó là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn với quyết tâm “không chết già nơi xó cửa” và ý chí đánh bại giặc Nguyên xâm lược. Đó là Phạm Ngũ Lão với nỗi lòng ngời sáng chí làm trai mang tinh thần tích cực của tư tưởng Nho giáo trong tư thế “cầm ngang ngọn giáo”. Dù đã có những đóng góp tiêu biểu đối với sự nghiệp bảo vệ giang san bờ cõi nhưng ông vẫn mang trong mình nỗi “thẹn” với mong muốn có tài mưu lược lớn như Vũ hầu Gia Cát Lượng để cứu nước, giúp đời.

“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”

(Trích “Tỏ lòng” – Phạm Ngũ Lão)

Trong những sáng tác của mình, Nguyễn Công Trứ đã nhiều lần đề cập đến chí làm trai gắn liền với “công danh”:

“Chẳng công danh chi đứng giữa tuần hoàn?
Chí tang bồng hẹn với giang san”

(“Nợ tang bồng”)

Hay như:

“Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”

(“Chí anh hùng”)

“Có trung hiếu nên đứng trong trời đất,
Không công danh thời nát với cỏ cây “

(Phận sự làm trai)

Như vậy, quan niệm lập công, lập danh mang tính tích cực, thoát khỏi cái “danh cá nhân” để lưu danh cùng sông núi bằng sự nghiệp giúp nước, cứu đời đã hình thành một hệ thống tư tưởng độc đáo, tạo nên bản ngã riêng biệt của tác giả trong nền văn học Việt Nam. Đồng thời, những quan điểm đó còn thể hiện rõ ý thức cùng lời khẳng định về tài năng cá nhân, vị thế cá nhân của tác giả.

Qua hai câu thơ trên, chúng ta có thể thấy được cái nhìn tiến bộ của tác giả về chí nam nhi – một phạm trù vốn có nguồn gốc từ hệ hình tư tưởng Nho giáo. Đồng thời, ý thơ tràn đầy quyết tâm lập công, lập danh để trường tồn với giang sơn, đất nước đã khẳng định nhân cách, tài năng của Nguyễn Công Trứ. Đó là tấm gương ngời sáng vẻ đẹp của lối sống có hoài bão, có trách nhiệm cùng quyết tâm thực hiện lí tưởng và gắn sự nghiệp cá nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với sự nghiệp chung của dân tộc.

Đi thi tự vịnh là bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ viết về chí làm trai, bên cạnh bài Bình luận ý thơ sau: Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông, các em có thể tham khảo thêm: Bình luận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng, Phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài), Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/binh-luan-y-tho-sau-da-mang-tieng-o-trong-troi-dat-phai-co-danh-gi-voi-nui-song/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp