Bộ câu hỏi và gợi ý trả lời Cuộc thi viết tìm hiểu “Công đoàn xây dựng Việt Nam – 60 năm xây dựng và phát triển”

0
156
Rate this post

Cuộc thi viết tìm hiểu “Công đoàn xây dựng Việt Nam – 60 năm xây dựng và phát triển”

Cuộc thi viết tìm hiểu “Công đoàn Xây dựng Việt Nam- 60 năm xây dựng và phát triển” do Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam phát động. Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi và gợi ý trả lời Cuộc thi viết tìm hiểu “Công đoàn xây dựng Việt Nam – 60 năm xây dựng và phát triển” được sưu tầm và đăng tải.

CÂU HỎI 1:

Bạn đang xem: Bộ câu hỏi và gợi ý trả lời Cuộc thi viết tìm hiểu “Công đoàn xây dựng Việt Nam – 60 năm xây dựng và phát triển”

Đồng chí hãy cho biết Hội nghị thành lập Công đoàn Xây dựng cơ bản Việt Nam (tiền thân của Công đoàn Xây dựng Việt Nam) họp vào ngày, tháng, năm nào, ở đâu; những ai được bầu vào Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời? Từ ngày thành lập đến nay, Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã đổi tên mấy lần; vào những năm nào? Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã trải qua mấy kỳ đại hội; vào ngày, tháng, năm nào; ở đâu?

Trả lời:

1. Hội nghị thành lập Công đoàn Xây dựng cơ bản Việt Nam (tiền thân của Công đoàn Xây dựng Việt Nam) họp từ ngày 12-16/3/1957 tại Câu lạc bộ Đoàn Kết, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời gồm có:

  • Đồng chí Trương Hòa – Thư ký;
  • Đồng chí Trịnh Tam Tỉnh – Ủy viên, phụ trách Công đoàn cơ sở;
  • Đồng chí Nguyễn Văn Dung – Ủy viên, phụ trách Công đoàn ngành lắp máy, điện nước;
  • Đồng chí Võ Văn Bản – Ủy viên, phụ trách các Công đoàn cơ sở của ngành tại Thanh Hóa và Nghệ An;
  • Đồng chí Trần Ý – Ủy viên, phụ trách các Công đoàn ngành trong phạm vi tỉnh Hà Đông.

3. Từ ngày thành lập đến nay, Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã đổi tên 02 lần:

  • Lần thứ nhất: Năm 1958, đổi từ Công đoàn Xây dựng cơ bản Việt Nam thành Công đoàn Kiến trúc Việt Nam.
  • Lần thứ hai: Năm 1973, đổi từ Công đoàn Kiến trúc Việt Nam thành Công đoàn Xây dựng Việt Nam.

4. Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã trải qua 12 kỳ đại hội:

  • Đại hội lần thứ nhất (18-21/4/1961) tại Hà Nội;
  • Đại hội lần thứ hai (12-14/3/1964) tại Hà Nội;
  • Đại hội lần thứ ba (01-04/12/1971) tại Hà Nội;
  • Đại hội lần thứ tư (28-30/4/1975) tại Hải Dương;
  • Đại hội lần thứ năm (26-28/4/1979) tại Hà Nội;
  • Đại hội lần thứ sáu (22-24/6/1982) tại Nghệ Tĩnh;
  • Đại hội lần thứ bảy (17-19/8/1988) tại Hà Nội;
  • Đại hội lần thứ tám (06-08/5/1993) tại Hà Nội;
  • Đại hội lần thứ chín (22-24/7/1998) tại Hà Nội;
  • Đại hội lần thứ mười (23-25/6/2003) tại Hà Nội;
  • Đại hội lần thứ mười một (18-20/6/2008) tại Hà Nội;
  • Đại hội lần thứ mười hai (12-14/3/2013) tại Hà Nội.

CÂU HỎI 2:

Đồng chí hãy cho biết Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới của Công đoàn Xây dựng Việt Nam diễn ra vào ngày, tháng, năm nào; ở đâu? Đồng chí hãy liệt kê những nhiệm vụ tập trung nhất của công đoàn trong nhiệm kỳ mà Đại hội đã xác định?

Trả lời:

1. Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới của Công đoàn Xây dựng Việt Nam là Đại hội lần thứ VII, (ngày 17-19/8/1988) tại Hà Nội.

2. Đại hội VII Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã xác định nhiệm vụ tập trung nhất của các cấp công đoàn trong nhiệm kỳ là:

“Giáo dục, động viên, tổ chức công nhân viên chức toàn ngành phát huy tinh thần làm chủ tập thể, thực hiện cơ chế quản lý mới. Phát huy tiềm năng lao động của đội ngũ công nhân, cán bộ khoa học kỹ thuật xây dựng, tận dụng mọi nguồn lao động, vật tư, thiết bị sẵn có của mỗi đơn vị sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ, chăm lo đời sống, giải quyết việc làm và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức. Đổi mới tổ chức và phương pháp hoạt động của công đoàn ngành và công đoàn các cấp, lấy việc nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở làm trung tâm”.

CÂU HỎI 3:

Đồng chí hãy cho biết khẩu hiệu hành động của Đại hội Công đoàn Xây dựng Việt Nam lần thứ XII? Nghị quyết Đại hội Công đoàn Xây dựng Việt Nam lần thứ XII đã đề ra mấy chương trình? Nội dung của các chương trình đó?

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Công đoàn Xây dựng Việt Nam lần thứ XII, ngày 26/02/2016 tại Hà Nội, Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết nửa nhiệm kỳ 2013-2018, đề ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho nửa nhiệm kỳ còn lại. Đồng chí hãy cho biết nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đó?

Trả lời:

Khẩu hiệu hành động của Đại hội Công đoàn Xây dựng Việt Nam lần thứ XII:

“Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; vì sự ổn định, phát triển bền vững của ngành Xây dựng và đất nước”.

04 Chương trình:

  • Chương trình “Phát triển đoàn viên giai đoạn 2013-2018”;
  • Chương trình “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn”;
  • Chương trình “Đổi mới và nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể”.
  • Chương trình “Nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, kiến thức pháp luật cho đoàn viên và người lao động”;

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

1. Thực hiện có hiệu quả vai trò đại diện cho công nhân viên chức, lao động; chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và công nhân viên chức, lao động.

2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, xây dựng đội ngũ công nhân viên chức, lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành Xây dựng.

3. Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế – xã hội của ngành và đất nước.

4. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao trình độ cán bộ công đoàn, đẩy mạnh phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

5. Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác vận động nữ công nhân viên chức, lao động.

6. Sử dụng và hướng dẫn các cấp công đoàn sử dụng có hiệu quả tài chính công đoàn.

7. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo có hiệu quả hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn.

8. Tiếp tục thực hiện tốt công tác đối ngoại.

9. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bo-cau-hoi-va-goi-y-tra-loi-cuoc-thi-viet-tim-hieu-cong-doan-xay-dung-viet-nam-60-nam-xay-dung-va-phat-trien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp