Bộ đề Đọc Hiểu Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam

0
3165
3/5 - (1 bình chọn)

Cùng tìm hiểu một số đề đọc hiểu Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam. Với 4 bộ đề Hai Đứa Trẻ đọc hiểu dưới đây sẽ giúp các em làm quen với các dạng câu hỏi trong các kì thi sắp tới

Hai đứa trẻ là truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Ông đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện.

Bộ đề Đọc Hiểu Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam
Bộ đề Đọc Hiểu Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam

Đề đọc hiểu Hai Đứa Trẻ – Đề số 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi

Chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng

Theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”

(Trích “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXBGD năm 2014)

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

Lời giải:

Đoạn văn trên được viết theo phương thức: Miêu tả

Câu 2: Nêu nội dung của đoạn văn?

Lời giải:

Nội dung của đoạn văn:

Bức tranh thiên nhiên, cảnh vật phố huyện trầm buồn, vắng lặng, êm đềm trước cái nhìn, cảm nhận nhẹ nhàng, chân thực, tinh tế, nhạy cảm của nhân vật Liên.

Câu 3: Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng?

Lời giải:

Những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn văn:

Hình ảnh so sánh: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.

Tác giả miêu tả cảnh vật, thiên nhiên tương phản từ ánh sáng đến bóng tối, từ động đến tĩnh để làm nổi bật cảnh vật, thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn.

Ngôn ngữ: Chân thực, gần gũi, tinh tế từ những chi tiết rất nhỏ, nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm nhẹ nhàng, tinh tế dưới ngòi bút tài hoa.

Giọng điệu: Trầm buồn, nhẹ nhàng, êm đềm, uyển chuyển, linh động góp phần làm câu chuyện thêm dân dã, bình dị, giàu cảm xúc, đậm chất buồn da diết, thê lương.

Âm thanh: Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve.. giúp người đọc cảm thấy bức tranh thiên nhiên hết sức sinh động, gần gũi, dân dã, mộc mạc, đậm chất quê.

Tác dụng: Làm nổi bật cảnh vật, thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn. Thông qua cách miêu tả cảnh vật, thiên nhiên tác giả thể hiện, bày tỏ quan điểm, thái độ, khát vọng, niềm tin, hy vọng sống mãnh liệt trước những nghịch cảnh, trớ trêu.

Câu 4: Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.

Lời giải:

Vẻ đẹp văn phong của Thạch Lam qua đoạn trích góp phần giúp câu chuyện dễ đi vào lòng người. Với ngòi bút tinh tế, cách nhìn chân thực, giàu tấm lòng yêu thương tác giả gửi gắm những điều tốt đẹp, tích cực đến từ ý chí, nghị lực, niềm tin yêu thông tác phẩm.

Câu 5: Giải thích cách sử dụng dấu chấm phẩy “;” trong câu cuối của văn bản.

Lời giải:

Dấu chấm phẩy ở trong câu cuối văn bản có chức năng ngắt quãng giữa câu này với câu kia, dùng để liệt kê, dấu câu ranh giới giữa câu ghép song song, giữa các vế có sự liệt kê, bổ sung về nghĩa.

Tác giả tinh tế, trau chuốt, sử dụng từng dấu câu để truyện có mối liên kết, mạnh lạc, có sự kết nối giúp người đọc dễ cảm thụ tác phẩm.

Đề đọc hiểu Hai Đứa Trẻ – Đề số 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

“Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối. Người vắng mãi, trên hàng ghế chị Tí mới có hai ba bác phu ngồi uống nước và hút thuốc lào. Nhưng một lát từ phố huyện đi ra, hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài: Mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về. Bác Siêu nghển cổ nhìn ra phía ga, lên tiếng:

– Đèn ghi đã ra kia rồi.

Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. Liên đánh thức em:

– Dậy đi, An. Tàu đến rồi.

An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống ít, có khi hai chị em đợi chờ chẳng thấy ai. Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố.

Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.”

(Trich Hai đứa trẻ – Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 99-100)

Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (1đ)

Lời giải:

Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 2. Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? Ý nghĩa? (2đ)

Lời giải:

Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện qua chi tiết:

– Đèn ghi đã ra kia rồi.. Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc.

– Tiếng còi xe lửa.. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.

Ý nghĩa:

– Âm thanh: Sôi động

– Ánh sáng: Rực rỡ

=> Làm cho cuộc sống trở nên sôi động, linh hoạt hơn. Con tàu như đã đem đến một chút thế giới khác khi đi qua phố huyện.

Câu 3. Chỉ ra bút pháp tương phản về âm thanh và ánh sáng của đoàn tàu với âm thanh và ánh sáng của phố huyện lúc chiều tàn ? (2đ)

Lời giải:

Bút pháp tương phản về âm thanh và ánh sáng của đoàn tàu với âm thanh và ánh sáng:

– Âm thanh đoàn tàu: Còi xe lửa kéo dài; Tiếng dồn dập; Tiếng rít mạnh vào ghi; Còi rít lên; Tàu rầm rộ đi tới -> huyên náo, sôi động >< Âm thanh phố huyện: Tiếng trống thu không từng tiếng một;Tiếng ếch nhái.

– Ánh sáng đoàn tàu: Ngọn lửa xanh biếc; Khói bừng trắng sáng; Đèn sáng trưng; Đồng và kền lấp lánh; Các cửa kính sáng -> ánh sáng mạnh mẽ rực rỡ >< Ánh sáng phố huyện: Khe sáng; Quầng sáng; Chấm nhỏ lơ lửng; Thưa thớt từng hột sáng-> ánh sáng yếu ớt, tù mù.

Đề đọc hiểu Hai Đứa Trẻ – Đề số 3

Đoc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:

“…Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không còn sợ nó nữa. Tối hết cả. con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hang, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hang nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe…”

(Trích “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam)

Bạn đang xem: Bộ đề Đọc Hiểu Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam

Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Lời giải:

Đoạn văn trên sử dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2. Nội dung miêu tả của đoạn văn là gì?

Lời giải:

Đoạn văn miêu tả khung cảnh và cuộc sống con người phố huyện khi đêm xuống.

Câu 3. Xác định thủ pháp nghệ thuật chính trong đoạn văn? Nêu tác dụng của thủ pháp đó.

Lời giải:

Thủ pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn văn là thử pháp đối lập giữa ánh sang và bong tối và biện pháp liệt kê.

Tác dụng: miêu tả cuộc sống tăm tối, nhịp sống tẻ nhạt, đều đều, quẩn quanh của con người phố huyện lúc đêm xuống.

Câu 4. Phân tích ngắn gọn hiệu quả của cách sử dụng từ ngữ trong vế câu “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”.

Lời giải:

Hiệu quả của cách sử dụng từ ngữ trong vế câu “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”: Cách nói đảo ngữ và các từ “thưa thớt” “hột sáng” “lọt” gợi tả thứ ánh sáng leo lét, yếu ớt, như những kiếp người phố huyện bé nhỏ, vật vờ trong cái màn đêm mênh mông của xã hội cũ.

Đề đọc hiểu Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam – Đề số 4

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị; Liên không sao hiểu, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.”

(Trích “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam, Ngữ văn 11, tập 1, NXB giáo dục Việt Nam 2011)

Câu 1: Cho biết văn bản trên nói về điều gì?

Lời giải:

Văn bản trên miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng vào buổi chiều tàn qua cảm nhận của Liên.

Câu 2: Hãy xác định và nêu ý nghĩa tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn một của văn bản.

Lời giải:

Biện pháp tu từ trong đoạn trích trên là:

  • Nhân hóa: “Tiếng trống thu không …… gọi buổi chiều.”
  • So sánh: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.”

Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn trích trên là: hình ảnh miêu tả trong đoạn văn có tính gợi hình, gợi cảm. Thiên nhiên trở nên tươi đẹp thơ mộng trong thời khắc của ngày tàn.

Câu 3: Cho biết các phương thức biểu đạt trong văn bản và phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

Lời giải:

  • Các phương thức biểu đạt trong văn bản trên là: miêu tả, biểu cảm.
  • Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là: miêu tả

Câu 4: Giải thích cách sử dụng dấu chấm phẩy “;” trong câu cuối của văn bản.

Lời giải:

Cách sử dụng dấu chấm phẩy “;” trong câu cuối của văn bản là:

  • Dấu chấm phẩy là một dấu câu thông dụng, có tác dụng ngắt quãng câu hoặc dùng để liệt kê.
  • Dấu chấm phẩy dùng trong câu cuối của văn bản để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song song, giữa các vế có sự liệt kê, bổ sung về nghĩa.

Câu 5:Nhận xét gì về nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản trên?

Lời giải:

Những nhận xét về nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản trên:

– Ở đoạn trích trên, nghệ thuật đặc sắc được sử dụng đó là nghệ thuật miêu tả:

  • Quan sát tinh tế: không gian tĩnh lặng, màu sắc hài hòa nhưng có tính đối lập giữa sáng và tối, âm thanh đa dạng nhưng gần gũi.
  • Dùng từ ngữ, hình ảnh có tính hình tượng và đầy chất thơ thông qua lối nhân hóa, so sánh, miêu tả cảnh và tâm trạng bâng khuâng, man mác.

Đề đọc hiểu Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam – Đề số 5

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như những hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

– Em thắp đèn lên chị Liên nhé?

Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:

– Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở trong ấy muỗi.

An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chõng ngồi; chiếc chõng nan lún xuống và kêu cót két.

– Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?

– Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.

Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách… Những nguồn ánh sáng ấy ĐỀu chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối.

Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.

Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.”

(Ngữ văn 11,Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.95-96)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả đó.

Lời giải:

– Đoạn trích được trích từ tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.

– Giới thiệu tác giả: Thạch Lam (1910 – 1942) là người đôn hậu và rất tinh tế, rất thành công ở truyện ngắn. Ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình…

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Lời giải:

Nội dung chính của đoạn trích là: bức tranh phố huyện lúc chiều tàn

Câu 3. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của những câu văn: Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.

Lời giải:

Những câu văn: Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…hấp dẫn người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, chậm rãi, đậm chất thơ. Những câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, uyển chuyển, tinh tế không những giúp người đọc hình dung được cảnh vật êm đềm, tĩnh lặng mà còn khơi gợi xúc cảm yêu mến xen lẫn nỗi buồn man mác trước khung cảnh chiều muộn nơi phố huyện nghèo.

Câu 4. Bức tranh phố huyện được tác giả thắp lên bằng những nguồn ánh sáng nào? Cảm nhận của anh/chị về các chi tiết miêu tả ánh sáng của những ngọn đèn ở các câu văn in đậm trong đoạn trích.

Lời giải:

Bức tranh phố huyện được tác giả thắp lên bằng những nguồn ánh sáng là:

Bầu trời (phía tây): đỏ rực như lửa cháy. Ráng chiều, khối sáng này chỉ bừng lên phút chốc rồi sẽ tắt lụi nhanh chóng. Đây là thứ ánh sáng dọn đường cho bóng tối.

Mây: ánh hồng như những hòn than sắp tàn, cụ thể hoá sự lụi tàn nhanh chóng của ráng chiều.

– Quá trình biến đổi từ đỏ rực đến ánh hồng, từ lửa cháy đến những hòn than sắp tàn thể hiện sự thuyên chuyển sắc độ của ánh sáng diễn ra nhanh chóng trong khoảnh khắc.

Dãy tre làng đen lại, so với các sắc độ bên trên, màu sắc hoàn toàn biến đổi.

Đèn: đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, đèn dây sáng xanh trong hiệu khách. Phố huyện nhiều đèn nhưng không cái nào toả ánh sáng thực rạng rỡ mà chỉ leo lét, sáng xanh – thứ ánh sáng yếu ớt của cuộc sống mòn mỏi, nghèo khó và tù hãm (trong nhà, trong nhà, trong hiệu khách).

=> Nhiều nguồn sáng được thắp lên nhưng không vì thế mà phố huyện hiện lên lung linh, rực rỡ. Những nguồn sáng đó báo hiệu một không gian sống tối tăm, mờ mịt đang đến gần.

– Ở các câu văn in đậm trong đoạn trích, nhà văn đã thắp lên rất nhiều ngọn đèn: đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, đèn dây sáng xanh trong hiệu khách. Tuy nhiên, tất cả đều là chỉ thứ ánh sáng yếu ớt (leo lét, sáng xanh) và giam hãm (trong nhà bác phở Mĩ, trong nhà ông Cửu, trong hiệu khách). Ngần ấy nguồn sáng được thắp lên nhưng không đủ để chiếu sáng vùng đất cát phía trước mà chỉ có thể làm cho cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối. Chi tiết đắt giá tô đậm cuộc sống tăm tối, tù hãm của những người dân của phố huyện nghèo.

Câu 5. Những âm thanh được gợi tả nói lên điều gì về cuộc sống của những người dân nơi phố huyện?

Lời giải:

– Bức tranh phố huyện còn được tác giả dựng lại bằng khá nhiều âm thanh:

  • Tiếng trống thu không báo hiệu trời sắp tối. Từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều, thưa thớt, chậm rãi, buồn bã.
  • Tiếng ếch nhái văng vẳng kêu ran ngoài đồng ruộng. Âm thanh có vẻ rộn ràng, náo động nhưng lại từ xa vọng lại, gợi sự heo hút, vắng lặng.
  • Tiếng muỗi vo ve, tả âm thanh gần, gợi sự cái tăm tối, tù đọng.
  • Tiếng chõng nan cót két gợi sự tàn tạ.

=> Bức tranh có nhiều âm thanh nhưng không âm thanh nào sôi động, ồn ào, náo nhiệt. Âm thanh không khuấy đảo sự sống mà càng nhấn vào sự vắng lặng, buồn tẻ, tịch mịch, tù đọng, tàn lụi trong cuộc sống của những người dân nghèo quanh phố huyện buồn vắng.

************

Trên đây là 6 đề Đọc hiểu Hai đứa trẻ của Thạch Lam mà đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!

Trả lời câu hỏi SGK bài Hai Đứa Trẻ

Cảnh vật trong truyện đã được miêu tả trong không gian và thời gian như thế nào?

  • Không gian trong tác phẩm là khung cảnh nơi một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám: vào buổi tan chợ, những tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một đã vang lên để gọi buổi chiều, nó hiện lên trong một không gian ở phố huyện… Đây là một không gian thực.
  • Ngoài ra, trong truyện còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên – đó là không gian cuộc sống gia đình Liên và An còn ở Hà Nội; và không gian mở tưởng – nơi Hà Nội xa xăm, tấp nập, sáng rực, huyên náo và hạnh phúc.
  • Thời gian là một biểu chiều tàn, có tiếng trống thu không, ếch nhái kêu ran ngoài đồng; ở chợ mọi người đang chuẩn bị ra về sau buổi buôn bán. Tiếp theo đó là bóng tối của màn đêm bao phủ “một đêm tối tịch mịch”.
  • Cảnh vật lúc chiều tàn thật xác xơ, trên mặt đắt vương vãi những rác rải, lũ trẻ nhanh chóng nhặt nhạnh, bòn mót. Một không gian gợi cảm giác u buồn cho người đọc.

Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh người dân phố huyện ra sao?

Cuộc sống của phố huyện vào buổi chiều thật tẻ nhạt, rất ngột ngạt, đơn điệu, tù túng, nhàm chán, vô vị và luôn bị cái nghèo đói đe dọa bất cứ lúc nào:

  • Chị Tí ban ngày mò cua, bắt tép, tối đến dọn hàng nước chè tươi, thắp một ngọn đèn dầu leo lét. Hàng vắng khách, tuy chiều nào chị cũng dọn từ chập tối cho đến đêm, nhưng “chả kiếm được bao nhiêu”.
  • bác phở Siêu, tối nào cũng gánh phở ra bán nhưng ở cái phố huyện nghèo này, đây là một “thứ hàng xa xỉ” mấy người ăn.
  • Bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt, “góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu, bần bật trong yên lặng”, “thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường”.
  • Bà cụ Thi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ, sau khi uống một hơi cạn cút rượu ti, “cụ lảo đảo đi lần vào bóng tối”.

==> Mỗi người, một cảnh đời, một nỗi bất hạnh, nhưng đều là những con người nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương. Cuộc sống của họ nghèo khổ họ vẫn bươn trải và kiếm từng đồng để có tiền bươn trải lo cho cuộc sống của mình.

Cuộc sống nghèo đói ở nơi đây đã thấy những không gian tẻ nhạt, hai chị em Liên và An vẫn đang leo lắt trong cái quán nhỏ của mình, mọi người thì đã ra về hết rồi. Cuộc sống ở phố huyện thật buồn khi không gian yên tĩnh trầm lặng nó đưa con người tới một cảm giác cô đơn và tuyệt vọng, mọi người mong có cái gì đó mới lạ sẽ diễn ra.

Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao hai chị em cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

Có sống trong cảnh nhàm chán, tẻ nhạt nơi phố huyện, ta mới hiểu vì sao đêm nào Liên cũng cùng em thức để đợi đoàn tàu đi qua với “các toa đèn sáng trưng” và nhìn hút theo nó mãi… Bởi đó là thế giới của ao ước, dù chỉ là một ao ước nhỏ nhoi, dù chỉ như là một ảo ảnh. Nhưng như thế cũng đã là những phút giây bừng sáng hạnh phúc trong cả một ngày dài buồn chán, tẻ nhạt của hai đứa trẻ.

Hình ảnh đoàn tàu tượng trưng cho một cuộc sống tươi sáng hiện ra, trước khi đoàn tàu đến cảnh vật hiện lên chỉ là những cảnh mờ nhạt, không gian yên tĩnh nhẹ nhàng. Hình ảnh đoàn tàu lóe sáng thêm những tia hy vọng mới cho hai chị em, điều này làm cho họ nhớ những quãng thời gian khi còn sống ở Hà Nội, chuyến tàu gợi cho họ những kí ức của tháng ngày êm đềm hạnh phúc trước đây – xem đó như là một niềm an ủi trong cuộc sống tù túng hiện tại.

Và để rồi khi chuyến tàu qua, họ trở lại với cuộc sống thực tại nghèo khó, vô vị – cuộc sống mà “món phở của bác Siêu trở thành một món quà xa xị không bao giờ mua được”. Để rồi tối hôm sau, họ lại chờ đợi đoàn tàu cũng giống như chờ đợi một ước mơ – một ước mơ kéo dài, chập chờn chưa định hình hẳn.

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?

Ông đã viết lên bài hai đứa trẻ với những hình ảnh nội tâm sâu sắc, ở đây bài đã thể hiện những hình ảnh đẹp về một đoàn tàu và những tâm trạng thổn thức của hai chị em,  tạo một không gian tươi sáng.

Giọng văn cảm xúc và nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan đã thu hút sự chú ý của người đọc.Lời văn bình bị nhưng luôn ẩn hiện một tình cảm xót thương đối với những con người nghèo khổ, phải sống quanh quẩn, lam lũ, tối tăm.

Nghệ thuật miêu tả rất tinh tế sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật (nhất là nhân vật Liên). Cách miêu tả này góp phần quan trọng vào việc tạo nên không khí cho tác phẩm.

Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?

Qua truyện ngắn tác giả muốn để lại niềm xót thương với những cảnh đời nghèo khổ, quanh quẩn một cuộc sống cơ cực ở nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám.

Đồng thời, tác giả muốn lay tỉnh ở những tâm hồn uể oải, đang lụi tắt, đốt lên trong lòng họ ngọn lửa của lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ. Đó là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngòi bút Thạch Lam khi ông trân trọng những ước mơ nhân bản của con người trong cảnh đời cũ trước Cách mạng.

Tác phẩm Hai Đứa Trẻ – Thạch Lam

Tác giả Thạch Lam

  • Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân), ông sinh tại Hà Nội, nhưng có một thời gian lúc còn thơ ấu sống với gia đình ở huyện cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
  • Thạch Lam sở trường về thể truyện ngắn. Ông sáng tạo ra một lôi truyện ngắn riêng: loại truyện tâm tình. Không có cốt truyện đặc biệt. Chú trọng đi vào nội tâm nhân vật với những tình cảm, cảm xức, cảm giác mơ hồ, mong manh. Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương. Sau những hình ảnh, những dòng chữ là một tâm hồn đôn hậu, tinh tế, nhạy cảm, một trái tim nhân hậu, yêu thương của Thạch Lam.
  • Thạch Lam là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, ông đã có những đóng góp lớn lao, ông thường viết những truyện không có chuyện, ông chủ yếu lấy đề tài từ văn hóa nội tâm của con người.
  • Văn của Thạch Lam trong sáng giản dị mà trầm lắng, sâu sắc.
  • Tác phẩm chính: Các tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), tập tùy bút Hà Nội 36 phố phường (1943), và tập tiểu luận, phê bình văn học Theo dòng (1941). Truyện Hai đứa trẻ rút trong tập Nắng trong vườn.

Tác phẩm

  • Hai đứa trẻ là truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Tác phẩm thuộc loại truyện ngắn trữ tình, qua tâm trạng của hai đứa trẻ và cảnh sống nghèo cực của những người dân nơi phố huyện nhà văn đã thể hiện những tư tưởng nhân đạo sâu sắc về thân phận con người.

 

 Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bo-de-doc-hieu-hai-dua-tre-cua-thach-lam/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp