TOP 25 Đề thi giữa kì 2 lớp 11 năm 2021 – 2022 là tài liệu rất hữu ích mà muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Đề thi giữa kì 2 lớp 11 giúp cho quý thầy cô và các em ôn tập củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi sắp tới. Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 11 có đáp án kèm theo các em sẽ dễ dàng so sánh với kết quả của mình. Bên cạnh đó các em xem thêm Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 11. Vậy sau đây là 25 đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 11, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 năm 2021
Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 11
TT | Nội dung kiến thức/kĩ năng | Đơn vị kiến thức/ kĩ năng | Mức độ kiến thức,kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độnhận thức | Tổng | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
1 | ĐỌC HIỂU | Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa | Nhận biết:
– Xác định thông tin được nêu trong văn bản/đoạn trích. – Nhận diện được phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ,… trong văn bản/đoạn trích. Thông hiểu: – Hiểu được các thành phần nghĩa của câu; nội dung của văn bản/đoạn trích. – Hiểu được cách triển khai lập luận, ngôn ngữ biểu đạt; các biện pháp tu từ,… trong văn bản/đoạn trích. Vận dụng: – Nhận xét, bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích. – Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. |
1 | 1 | 2 | 4 | |
2 | VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC | Nghị luận về một
đoạn thơ
|
Nhận biết:
– Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề nghị luận. – Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ. – Nêu nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, đặc điểm nghệ thuật nổi bật… của đoạn thơ. Thông hiểu: – Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ theo yêu cầu của đề: tình cảm quê hương, tư tưởng yêu nước;…; – Sự kế thừa các thể thơ truyền thống và hiện đại hóa thơ ca về ngôn ngữ, thể loại, hình ảnh,… Vận dụng: – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ. – Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: – So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. – Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. |
1 | 1 | |||
Số câu | 1 | 1 | 2 | 1 | 5 | |||
Tỉ lệ % | 5% | 5% | 20% | 70% | 100% | |||
Tỉ lệ chung | 1 | 1 | 2 | 1 | 100 |
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 11 năm 2021
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây:
(1) Một khi đã phân biệt chuyện nào đúng, chuyện nào sai, người nào đúng, người nào sai, khi đó bạn đã tự mặc định việc lựa chọn phe cho mình. Khi phân định rạch ròi đúng – sai, chúng ta có xu hướng tốn công thuyết phục những người xung quanh để họ có cùng niềm tin như mình, thậm chí còn ghét bỏ, không thể đứng cùng một chỗ với người có tư tưởng đối lập. Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến bạn cảm thấy khó chịu, ghét bỏ đối phương vào lúc đó chưa? Vì họ có quan điểm trái ngược? Hay vì họ không chịu lắng nghe bạn, không tin bạn, không tuân theo bạn, không thừa nhận rằng bạn đúng? (…)
(2) Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để được thừa nhận? Đến cuối cùng, chiến thắng đó liệu sẽ đem lại cho bạn điều gì? Bạn có thực sự chiến thắng không hay đó đơn thuần là chiến thắng của “cái Tôi” bên trong bạn?
Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 11 năm 2021 – 2022
(3) Một “cái Tôi” luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy. Một “cái Tôi” khắc khoải mong được thừa nhận. Một “cái Tôi” thích chiến đấu hơn là nhún nhường. Một “cái Tôi” nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai, vì không chịu lắng nghe nên chưa thể hiểu, chưa thể thương một người có lựa chọn khác biệt. Một “cái Tôi” vẫn còn cầm tù mình trong những vai trò, ranh giới, ẩn giấu bên trong là những lo toan, sợ hãi nên khi đứng trước sự đối lập mới vội vàng nóng giận, vội vàng tức tối, cảm thấy bị đe doạ và lo lắng về tương lai. Khi “cái Tôi” tù túng thì sẽ rất khó để nó thực sự tôn trọng sự tự do của kẻ khác.
(Trích Chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình – Dương Thùy, Nxb. Hà Nội, 2016, tr.118 – 119)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, một “cái Tôi” tù túng thường có những biểu hiện như thế nào?
Câu 3. Có những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn (3). Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
Câu 4. Theo anh/chị, việc đề cao “cái Tôi” cá nhân sẽ tác động như thế nào đến lối sống của thế hệ trẻ hiện nay? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về niềm vui lớn và lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản trong đoạn thơ dưới đây:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
(Trích Từ ấy, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD 2011, trang 44)
___________HẾT_____________
Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 11
Phần | Ý | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3.0 | |
1 | Phương thức biểu đạt: Nghị luận/ phương thức nghị luận | 0,5 | |
2 | Một “cái Tôi” tù túng có biểu hiện:
– Luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy. – Khắc khoải mong được thừa nhận; – Thích chiến đấu hơn là nhún nhường; – Nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai; – Cầm tù mình, ẩn giấu những lo toan, sợ hãi, … |
0,5 | |
3 | – Biện pháp tu từ: liệt kê; điệp từ, điệp ngữ.
– Tác dụng: + Diễn tả đầy đủ những biểu hiện của cái tôi tù túng để mọi người biết rõ hơn sự phong phú phức tạp của nó. + Nhấn mạnh, phê phán cái tôi tù túng, định hướng cách sống đúng đắn tích cực. |
1,0 | |
4 | – Việc đề cao cái tôi cá nhân có sự tác động đến nhiều chiều, đến lối sống của thế hệ trẻ hôm nay.
+ Chiều tích cực: là nhu cầu chính đáng giúp mỗi người, khẳng định được giá trị và năng lực của bản thân, dám làm những điều mình muốn, tự tin, năng động trong cuộc sống, độc lập hơn trong suy nghĩ. + Chiếu hướng tiêu cực: sự thái quá, tôn sùng đến mức cực đoan, dẫn đến hàng loạt hệ lụy: nảy sinh bệnh ích kỉ, vô cảm, vô trách nhiệm – Cần đặt cái tôi trong mối quan hệ với cái ta, với cộng đồng; Cái tôi cần tuân theo những chuẩn mực đạo lí, văn hóa, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. |
1,0 | |
II | LÀM VĂN | 7.0 | |
2 | Cảm nhận của anh/chị về niềm vui lớn và lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản trong đoạn thơ dưới đây:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời |
||
a | Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề. | 0,5 | |
b | Xác định đúng vấn đề nghị luận | 0,5 | |
c | Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm | ||
* | Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận | 0,5 | |
* | Thân bài: | ||
Khổ 1: Niềm vui lớn
– Hai câu đầu: là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng. + “Từ ấy” là cái mốc son đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên yêu nước. + Cụm từ “bừng nắng hạ”: Từ “bừng” ở câu thơ đầu tiên như làm sáng lên cả bài thơ, mang ý nghĩa là thức tỉnh, một sự thức tỉnh có quá trình. Nắng hạ là thứ nắng chói chang, nắng đẹp, tràn ngập niềm vui và sức sống. + Hình ảnh “mặt trời chân lí” là Đảng – nguồn sống tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải báo hiệu những điều tốt đẹp. + Cụm từ “chói qua tim” nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng là một nguồn ánh sáng mạnh, nó xua tan đi màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, của tư tưởng. – Hai câu sau: cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng + Bút pháp lãng mạn và các hình ảnh so sánh: “hồn tôi” – “vườn hoa lá”: diễn tả quá đầy đủ về cuộc sống, sức sống dào dạt, sinh sôi; “hồn tôi” – đậm hương và tiếng chim: đầy đủ màu sắc, hương thơm, âm thanh rộn ràng của tiếng chim. + Các tính từ chỉ mức độ như “bừng, chói, rất, đậm, rộn” cho thấy sự say mê, ngây ngất của người chiến sĩ cộng sản khi bước theo ánh sáng lí tưởng đời mình. + Tất cả những âm vang của cuộc sống được nhà thơ chắt lọc để nuôi dưỡng sức sống của tâm hồn con người. |
1,5 | ||
Khổ 2: Lẽ sống lớn
– Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, với cái ta chung để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp dân tộc. Từ đó, khẳng định mối liên hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân. – Khát vọng được gắn kết với cộng đồng, thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”. Từ “buộc” thể hiện sự gắn kết, gần gũi. Đây không phải là chuyện của lí trí mà là chuyện của trái tim. Tố Hữu đã coi mình thuộc về nhân dân và dân tộc. + Từ “trang trải” thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu với từng mảnh đời. + Từ “khối đời” là hình ảnh ẩn dụ, chỉ khối người đông đảo chung cảnh ngộ, chung một lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung. + Tinh thần tự “buộc” vào để tạo nên khối đời gần gũi, mạnh mẽ là mục đích cuối cùng nâng cao phẩm chất của người cách mạng. |
1,5 | ||
Nghệ thuật | 1,0 | ||
Tố Hữu cũng đã lôi kéo người đọc chìm đắm vào những vần thơ bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo. Với cách sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ tình và lãng mạn, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ rồi sử dụng từ ngữ giàu tình cảm, giàu hình ảnh. Bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. | |||
Đánh giá, bình luận: | 0,5 | ||
– Qua đoạn thơ Tố Hữu đã thể hiện rõ niềm vui lớn, lẽ sống lớn của người thanh niên trẻ tuổi yêu nước, vừa được giác ngộ lí tưởng Mác Lê nin và vừa được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đây là sự tự nguyện chân thành, sẵn sàng buộc lòng mình với tất cả mọi người, tất cả mọi nơi để thực hiện lí tưởng giải phóng dân tộc.
– Đoạn thơ mang đậm tính dân tộc truyền thống được thể hiện bằng một giọng thơ rất riêng của Tố Hữu: trữ tình – chính trị. |
|||
* | Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận | 0,5 | |
d | Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp | 0,25 | |
e | Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo về chính tả, dùng từ, đặt câu,… | 0,25 | |
Tổng: I + II | 10,0 |
…………………..
Đề thi giữa kì 2 Địa lý 11 năm 2021
Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Địa lí 11
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng |
% tổng điểm |
|||||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||||||||
Số CH | Thời gian
(phút) |
|||||||||||||||||||
Số CH | Thời gian
(phút) |
Số CH | Thời gian
(phút) |
Số CH | Thời gian
(phút) |
Số CH | Thời gian
(phút) |
TN | TL | |||||||||||
1 | A. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA | A.1. Liên Bang Nga | 8 | 6 | 4 | 5 | b* | 1 | 8 | 12 | 1 | 30 | 35 | |||||||
A.2. Nhật Bản | 8 | 6 | 4 | 5 | b* | 12 | 1 | 35 | ||||||||||||
2 | B. KỸ NĂNG | B.1. Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ | 4 | 5 | 4 | 5 | 10 | |||||||||||||
B.2. Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê | 1(a,b*) | 10 | 1 | 10 | 20 | |||||||||||||||
Tổng | 16 | 12 | 12 | 15 | 1 | 10 | 1 | 8 | 28 | 2 | 10,0 | |||||||||
Tỉ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 70 | 30 | 45 | |||||||||||||
Tỉ lệ chung | 70 | 30 | 100 |
Lưu ý:
– Các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
– Các câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.
– Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu tự luận được quy định rõ trong đáp án và hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
– Các câu hỏi tự luận ở mức độ vận dụng gồm ý a và chọn một trong số các ý b*.
– Những câu hỏi gộp cho nhiều nội dung kiến thức thì chỉ được lựa chọn một trong các nội dung kiến thức đó.
Đề thi giữa kì 2 môn Địa lí 11
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên đối với phát triển giao thông đường biển ở Nhật Bản là
A. nhiều đảo, khí hậu phân hóa đa dạng.
B. biển rộng, không đóng băng quanh năm.
C. đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh.
D. lãnh thổ rộng, trải dài qua nhiều vĩ độ.
Câu 2: Ranh giới tự nhiên để phân chia lãnh thổ châu Âu và châu Á trên đất nước Nga là
A. Sông Von-ga.
B. Sông Lê-na.
C. Sông Ê-nít-xây.
D. Dãy U-ran.
Câu 3: Khó khắn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. Nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau.
B. Nghèo khoáng sản.
C. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.
D. Khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam.
Câu 4: Cuối năm 1991 trở đi, sau khi Liên Xô tan rã, LB Nga bước vào thời kì có:
A. hàng tiêu dùng phong phú .
B. tình hình chính trị, xã hội mất ổn định.
C. tốc độ tăng trưởng kinh tế dương.
D. sản lượng các ngành kinh tế tăng.
Câu 5: Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì
A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.
B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.
C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.
D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.
Câu 6: Hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng để phát triển vùng Đông Xi-bia giàu có là
A. các tuyến đường ô tô.
B. các tuyến đường hàng không.
C. hệ thống đường xe điện ngầm.
D. đường sắt xuyên Xi-bia và đường sắt BAM.
Câu 7: Cho biểu đồ:
Nhận xét đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga giai đoạn 1990 – 2017 là:
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất vào năm 2005.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế sau năm 2000 đều dương.
Câu 8: Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là:
A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.
B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.
C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.
D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.
Câu 9: Kinh tế Nhật Bản có tốc độ phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian nào sau đây?
A. 1950 – 1972.
B. 1973 – 1980.
C. 1980 – 1990.
D. 1991 đến nay.
Câu 10: Đảo nào sau đây của Nhật Bản nằm ở phía Nam?
A. Kiu-xiu.
B. Hôn-su.
C. Hô-cai-đô.
D. Xi-cô-cư.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư Liên bang Nga?
A. Mật độ dân số cao.
B. Chủ yếu tập trung ở các thành phố nhỏ, trung bình, thành phố vệ tinh.
C. Nhiều người Nga di cư ra nước ngoài.
D. Gia tăng dân số âm.
Câu 12: Sản phẩm công nghiệp nào sau đây của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới?
A. Than đá.
B. Dầu mỏ.
C. Máy bay.
D. Rô-bốt.
Câu 13: Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là
A. nông nghiệp.
B. dịch vụ.
C. năng lượng.
D. công nghiệp.
Câu 14: Cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều ở Liên bang Nga?
A. Hướng dương.
B. Cà phê.
C. Hồ tiêu.
D. Cao su.
Câu 15: Ngành công nghiệp là ngành mũi nhọn của Nhật Bản đó là ngành
A. Công nghiệp chế tạo.
B. Công nghiệp sản xuất điện tử.
C. Công nghiệp công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.
D. Công nghiệp dệt, vải các loại, sợi.
Câu 16: Thiên tai nào sau đây xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại rất lớn cho Nhật Bản:
A. Động đất.
B. Hạn hán.
C. Bão cát.
D. Triều cường.
Câu 17: Đặc điểm không đúng với đồng bằng Đông Âu của LB Nga?
A. Đất đai màu mỡ.
B. Địa hình tương đối cao, xen nhiều đồi thấp.
C. Nơi tập trung dân cư, các thành phố, các trung tâm công nghiệp.
D. Nông nghiệp chỉ tiến hành ở dải đất phía Nam.
Câu 18: Nguồn lao động của Nhật Bản hiện nay có thuận lợi nào sau đây đối với phát triển kinh tế?
A. Lao động đông, chất lượng cao.
B. Lao động trẻ, gia tăng nhanh.
C. Giàu kinh nghiệm, phân bố đều.
D. Lao động già, trình độ nâng cao.
Câu 19: Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là
A. vùng Viễn Đông.
B. vùng Trung ương.
C. vùng Trung tâm đất đen.
D. vùng Uran.
Câu 20: Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do
A. Có nhiều bão, sóng thần.
B. Có diện tích rộng nhất.
C. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
D. Nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao.
Câu 21: Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì
A. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.
B. Sản xuất thâm canh có chi phí cao.
C. Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.
D. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.
Câu 22: Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga là
A. Công nghiệp quốc phòng.
B. Công nghiệp hàng không – vũ trụ.
C. Công nghiệp luyện kim.
D. Công nghiệp khai thác dầu khí.
Câu 23: Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất Liên bang Nga là vùng
A. Viễn Đông.
B. Trung ương.
C. Trung tâm đất đen.
D. Uran.
Câu 24: Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga nằm ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Nam Á.
B. Tây Nam Á.
C. Tây Bắc Á.
D. Đông Bắc Á.
Câu 25: Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2019
Số dân(nghìn người) | Số dân thành thị (nghìn người) |
126200 | 115600 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, tỉ lệ dân thành thị của Nhật Bản năm 2019 là
A. 91,6%.
B. 91,7%.
C. 81,6%.
D. 81,8%.
Câu 26: Cho bảng số liệu:
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018
Quốc gia | Ai-cập | Ác-hen-ti-na | Liên bang Nga | Hoa Kì |
Xuất khẩu(tỷ đô la Mỹ) | 47,4 | 74,2 | 509,6 | 2510,3 |
Nhập khẩu(tỷ đô la Mỹ) | 73,7 | 85,4 | 344,3 | 3148,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết quốc gia nào sau đây xuất siêu vào năm 2018?
A. Hoa Kì.
B. Ác-hen-ti-na.
C. Liên bang Nga.
D. Ai Cập.
Câu 27: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG DẦU MỎ, THAN CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM
Năm | 1995 | 2017 |
Dầu mỏ (triệu tấn) | 305 | 554,3 |
Than (triệu tấn) | 270,8 | 412,5 |
(Nguồn: Tài liệu cập nhật SGK môn Địa lí mới nhất 24/6/2020)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng:
A. Sản lượng than và dầu mỏ của LB Nga đều tăng.
B. Sản lượng than năm 2017 ít hơn sản lượng dầu mỏ 141,8 triệu tấn.
C. Than tăng 141,7%, dầu tăng 181,7%.
D. Than tăng 41,7%, dầu tăng 81,7%.
Câu 28: Những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của Liên bang Nga hiện nay là:
A. tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm.
B. phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, nạn chảy máu chất xám.
C. kinh tế tăng trưởng vững chắc.
D. mật độ dân số thấp hơn trung bình của thế giới.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: Cho bảng số liệu:
GDP THEO ĐẦU NGƯỜI LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM
Đơn vị: USD/người
Năm | 2000 | 2005 | 2010 | 2017 |
GDP theo đầu người | 1 783,7 | 5 342,7 | 10 648,7 | 10 756,1 |
(Nguồn: Tài liệu cập nhật SGK môn Địa lí mới nhất 24/6/2020)
a. Dựa vào bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện GDP theo đầu người của Liên bang Nga giai đoạn 2000 – 2017.
b.Nhận xét về GDP theo đầu người của Liên bang Nga giai đoạn 2000 – 2017.
Câu 2: Tại sao Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao?
……………….
Đề thi giữa kì 2 tiếng Anh 11 năm 2021
Đề thi giữa kì 2 tiếng Anh 11 năm 2021 – 2022
SỞ GD & ĐT …………
TRƯỜNG THPT,………….
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2021– 2022
MÔN TIẾNG ANH KHỐI 11 Thời gian làm bài : 45 Phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
LISTENING
Look at the five sentences for this part. You will hear a conversation between Alan and Betty. Decide if each sentence is TRUE or FALSE. You will hear the recording twice.
STATEMENTS | T | F |
Question 1. Betty has played the piano since she was 17. | ||
Question 2. The highest grade of piano is grade 8. | ||
Question 3. She usually practises the piano once a day. | ||
Question 4. Betty occasionally goes camping with other girls at Guides. | ||
Question 5. The members at Guides often meet once a week. |
You will hear a conversation between Dave and Maria. Choose the best answer A, B, or C for each question. You will hear the recording twice.
Question 6. What does the man want to do after he graduates?
A. He wants to become a teacher.
B. He hopes to go on to graduate school.
C. He’d like to work at a hotel.
Question 7. What is the woman majoring in?
A. history
B. Engli
C. computer science
Question 8. How does the woman pay for college?
A. She has a part-time job.
B. She received a scholarship.
C. Her parents are paying for it.
Question 9. Where does the man work part-time?
A. at a bakery
B. in a library
C. at a restaurant
Question 10. What thing did the man NOT say about his job?
A. His co-workers are friendly.
B. He works long hours.
C. The pay is okay.
LANGUAGE
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions
Question 13: Global warming is an increase in the average ________ of the earth’s atmosphere.
A. temperature
B. balance
C. climate
D. vehicle
Question 14: The more ________ you have, the more chance you have of finding a better job.
A. courses
B. contributions
C. qualifications
D. qualities
Question 15: We’ll focus ______the effects _____global warming ____ people’s health and life on Earth in general.
A. on/of/on
B. on/ of/in
C. on/in/on
D. in/of/on
Question 16: ________ the instructions very carefully, he started to install the application.
A. Reading
B. Read
C. To read
D. Having read
Question 17: They all denied ________ her.
A. having ever seen
B. to see
C. ever having seen
D. of seeing
Question 18: Take a short break! You ________ all day.
A. have been working
B. are working
C. were working
D. work
READING
Read the following passage and mark the letter A, B , C or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions .
Forty – two years ago, two Americans landed on the moon, taking the human race to another planet for the first time. On July 16, 1969 Armstrong, Aldrin and Collins climed into Apollo 11 .The unit’s Saturn V rocket, equipped with the most powerful engines ever built, blasted them into space. Their trajectory took them around the Earth and toward the moon when a third-stage rocket fired. Two modules-the Eagle, for landing, and the Columbia, a command and service center- entered the moon’s orbit on July 19. Neil Armstrong, Buzz Aldrin, piloting the Eagle landing module, stepped down on the moon on July 20,1969.The third US astronaut ,Michael Collins ,was in the orbiting command module overhead. “That’s one small step for a man, one giant leap for mankind”, said Armstrong. The words were seared into the memories of the 600 million some people- about 1/5 of our planet’s population at that time-who watched the broadcast transmitted from the lunar surface. And for a time it seemed the impossible was just the beginning.
Question 19: What was the name of the module that landed on the moon?
A. Saturn V
B. the Columbia
C. the Earth
D. the Eagle
Question 20: Which is not mentioned about Apollo 11?
A. It failed to land on the moon
B. It was launched 42 years ago
C. It belonged to the USA
D. It had the most powerful engines at the time
Question 21: Apollo 11…………
A. was launched on July 20, 1969
B. had no man on board
C. was launched on July 16, 1969
D. had two men on board
Question 22: Which sentence is not true?
A. There were 600 million people watching the scenes sent from the moon
B. Michael Collins did not step down on the moon
C. Only two astronauts of the crew of three stepped on the moon
D. Neil Armstrong was too excited to say anything when he was on the moon
Question 23: Relative pronoun who refers to…………
A. Neil Armstrong
B. the astronauts
C. the TV viewers
D. the Earth’s population
Read the passage and choose the correct option A, B, C, or D that best fits each of the numbered blanks
Why is global warming a problem? High levels of greenhouse gases in the atmosphere lead (24) ______ climate change. The oceans and seas are getting warmer and the polar ice caps are melting. This causes the rise in sea levels, (25) ______ threatens low coastal regions and islands. (26) ______, the weather is becoming more unpredictable, with severe storms and floods, or unexpected droughts. Another effect of global warming is a rise in the number of (27) ______ species. Many animals and plants could become extinct if their natural habitats are changed. What can we do about it? Scientists now agree that there is an urgent need to cut carbon emissions across the world. Moreover, we need to develop alternative sources of energy, such as wind, wave, or solar power. For individuals, being a vegetarian (28) ______ your carbon footprint because it can reduce energy use.
Question 24: A. in B. to C. about D. for
Question 25: A. what B. where C. which D. that
Question 26: A. Nevertheless B. However C. Furthermore D. Otherwise
Question 27: A. danger B. endangered C. dangerous D. endanger
Question 28: A. raises B. increases C. rises D. reduces
WRITING
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.
Question 29: I asked him how far was it to the station if I went there by taxi.
A. asked B. was it C. went D. by
Question 30: Since I begin school, I haven’t had much spare time
A. Since B. begin C. haven’t had D. much
II. PHẦN TỰ LUẬN
VOCABULARY
Give the correct form of the word in brackets to complete each of the following sentences.
Question 31. We risk up setting the _________________ balance of the area (ecology)
Question 32. Police are investigating the _____________ of a young woman. (appear)
WRITING
1. Rewrite the following sentences, beginning as shown, without changing their meaning.
Question 33. We started learning English three years ago.
=> We have ___________________________________________________
Question 34. The US government had provided insufficient supplies for the flood victims. Local communities in New Orleans criticized the US government for that..
=> Local communities in New Orleans criticized ___________________________________________
Question 35. The books which were written by To Hoai are interesting. .
=> The books ___________________________________________________
Question 36. Someone had used explosives to kill fish in the lake. They suspected Tom.
=> They suspected Tom ___________________________________________________
2. Write a paragraph about the causes of global warming. Your paragraph should be about 140 words and include the following main point.
– Carbon dioxide emissions from fossil fuel burning power plants
+ electricity production
+ burning coal
– Carbon dioxide emissions from burning gasoline for transportation
+ cars
+ motorbikes
– Methane emissions from animals, agriculture
+ rice paddies
………………..
Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 năm 2021
SỞ GDĐT……….
TRƯỜNG THPT …….. ―――――― |
KỲ THI GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 11
NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐỀ THI MÔN: Sinh học Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian phát đề. |
Câu 1. Thoát hơi nước qua lá bằng con đường
A. qua khí khổng, mô giậu
B. qua khí khổng, cutin
C. qua cutin, biểu bì.
D. qua cutin, mô giậu
Câu 2. Nguyên tố nào sau đây là thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzim, khi thiếu nó lá có màu vàng?
A. Nitơ.
B. Magiê.
C. Clo.
D. Sắt.
Câu 3. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B. từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. từ mạch rây sang mạch gỗ.
D. qua mạch gỗ.
Câu 4: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm
A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 5. Thoát hơi nước có những vai trò nào sau đây?
(1) Tạo lực hút đầu trên.
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.
(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (3) và (4).
B. (1), (2) và (3).
C. (2), (3) và (4).
D. (1), (2) và (4).
Câu 6. Các nguyên tố vi lượng gồm:
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.
B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.
D. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
Câu 7. Trong quá trình quang hợp của thực vật, pha sáng cung cấp cho pha tối các sản phẩm:
A. ATP và NADPH.
B. CO2và H2O.
C. O2và H2O.
D. O2, ATP, NADPHvà ánh sáng.
Câu 8. Những cây thuộc nhóm thực vật C3
A. lúa, khoai, sắn, đậu xanh.
B. rau dền, kê, các loại rau, xương rồng.
C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
D. mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu, rau dền.
Câu 9. Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM và thực vật C4 khi cố định CO2?
A. tiến trình gồm 2 giai đoạn.
B. đều diễn ra vào ban ngày.
C. sản phẩm quang hợp đầu tiên.
D. chất nhận CO2.
Câu 10. Khi nói về quang hợp ở thực vật C4 có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thực vật C4 phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như ngô, mía, cỏ gấu, rau dền, cỏ lồng vực,…
(2) Quá trình cố định CO2 xảy ra 2 lần.
(3) Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối là Photphoenolpiruvat.
(4) Sản phẩm chất hữu cơ đầu tiên trong pha tối là hợp chất 4C (Axit ôxalôaxêtic).
(5) Có 2 loại lục lạp là lục lạp ở tế bào mô giậu và lục lạp ở tế bào bao bó mạch thực hiện.
(6) Xảy ra giai đoạn C4 kết hợp với chu trình Canvin.
Phương án trả lời:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 11. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan nào?
A. lục lạp, lizôxôm, ty thể
B. lục lạp, perôxixôm, ty thể
C. lục lạp, bộ máy gôngi, ty thể
D. lục lạp, ribôxôm, ty thể
Câu 12. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện
A. CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều
B. O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều
C. cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt
D. cường độ ánh sáng thấp, CO2 tích lũy nhiều
Câu 13. Nội dung nào sau đây nói không đúng về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường ngoài?
A. nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng
B. cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước
C. cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2
D. cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ O2.
Câu 14. Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau:
(1) Dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín
(2) Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển màu từ xanh da trời sang hồng
(3) Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô (màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá
(4) So sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng thời gian.
Các thao tác tiến hành theo trình tự đúng là
A. (1) → (2) → (3) → (4)
B. (2) → (3) → (1) → (4)
C. (3) → (2) → (1) → (4)
D. (3) → (1) → (2) → (4)
Câu 15. Chất tách ra khỏi chu trình Canvin khởi đầu cho tổng hợp glucozo là
A. APG (axit phôtphoglixêric)
B. RiDP (ribulôzơ-1,5-điphôtphat)
C. AlPG (anđêhit photphoglixêric)
D. AM (axit malic)
Câu 16: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là:
A. rượu êtylic + CO2 + năng lượng
B. axit lactic + CO2 + năng lượng
C. rượu êtylic + năng lượng
D. rượu êtylic + CO2
Câu 17. Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ quan tiêu hóa dạng ống?
A. enzim tiêu hóa được bài tiết từ lizôxôm
B. hoạt động tiêu hóa thức ăn chỉ xảy ra theo phương thức tiêu hóa ngoại bào
C. ống tiêu hóa thông với môi trường qua một lỗ vừa nhận thức ăn, vừa thải bã
D. các tế bào bài tiết dịch tiêu hóa luôn nằm ngay trên thành của ống tiêu hóa
Câu 18. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa cùa người
A. miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
B. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn
C. miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn
D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn
Câu 19. Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có bốn ngăn?
A. ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò
B. ngựa, thỏ, chuột
C. ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê
D. trâu, bò, cừu, dê
Câu 20. Vì sao ruột non của người được xem là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học mạnh nhất so với các bộ phận khác của ống tiêu hóa?
A. ruột non nhận nhiều dịch tiêu hóa của gan, tụy và tuyến ruột.
B. ruột non xảy ra quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
C. ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa.
D. ruột non chứa nhiều enzim có tác dụng phân giải hầu hết các loại thức ăn.
Câu 21. Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được là nhờ:
A. Sự vận động của cánh.
B. sự nhu động của hệ tiêu hóa.
C. sự di chuyển của chân.
D. sự co dãn của phần bụng.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm khí ở phổi của chim?
(1) giàu oxi cả khi cơ thể hít vào và thở ra.
(2) các túi khí phía trước phổi chứa khí nghèo oxi và giàu CO2.
(3) các túi khí phía sau phổi chứa khí nghèo CO2 và giàu oxi.
(4) giàu CO2 cả khi cơ thể hít vào và thở ra.
Các phát biểu không đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23. Hệ tuần hoàn hở có ở động vật:
A. đa số động vật thân mềm và chân khớp.
B. các loài cá sụn và cá xương.
C. động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.
D. động vật đơn bào.
Câu 24. Ở người trưởng thành, chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:
A. huyết áp cực đại < 80mmHg.
B. huyết áp cực đại < 60mmHg.
C. huyết áp cực đại < 70mmHg.
D. huyết áp cực đại < 90mmHg.
Câu 25. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 26. Cân bằng nội môi là duy trì trạng thái ổn định của môi trường…..
A. trong tế bào.
B. trong mô.
C. trong cơ quan.
D. trong cơ thể.
Câu 27. Thứ tự nào sau đây đúng với chu kì hoạt động của tim?
A. pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha giãn chung (0,4s) → pha tâm thất (0,3s).
B. pha co tâm nhĩ (0,1s)→ pha co tâm thất (0,3s) → pha giãn chung (0,4s).
C. pha co tâm thất (0,3s) → pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha giãn chung (0,4s).
D. pha giãn chung (0,4s) → pha co tâm thất (0,3s) → pha co tâm nhĩ (0,1s).
Câu 28. Khi lượng nước trong cơ thể tăng lên so với bình thường, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp tăng
B. áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp tăng
C. áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp giảm
D. áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm
Câu 29. Nhóm động vật có tim 4 ngăn, máu không bị pha trộn?
A. Bò sát.
B. Chim, thú.
C. Cá.
D. Lưỡng cư.
Câu 30 Ở động vật có xương sống, sự trao đổi khí còn được hỗ trợ của các động tác và hoạt động cơ thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cá có cơ quan tạo dòng nước luôn di chuyển qua mang giúp sự trao đổi khí thực hiện dễ dàng.
(2) Ở ếch, sự vận chuyển của không khí nhờ cử động nâng lên hạ xuống của thềm miệng.
(3) Ở chim, hoạt động nhịp nhàng của đôi cánh khi bay làm thay đổi thể tích các túi khí giúp trao đổi khí thuận lợi.
(4) Ở thú, có sự tham gia của cơ hoành nằm giữa khoang ngực và khoang bụng.
Các phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
……………….
Đề thi giữa kì 2 Vật lí 11 năm 2021
SỞ GD&ĐT …………..
TRƯỜNG THPT ………………. (Đề gồm 3 trang) |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 MÔN VẬT LÝ 11
NĂM HỌC 2021-2022 (Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề) |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7đ)
Câu 1: Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4m² đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6 T, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4 T trong thời gian 0,25s thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là
A. 1,28V.
B. 12,8V.
C. 3,2V.
D. 32V.
Câu 2: Nếu một vòng dây dẫn quay trong từ trường đều quanh một trục vuông góc với từ trường, dòng điện cảm ứng
A. đổi chiều sau mỗi vòng quay.
B. không đổi chiều.
C. đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng.
D. đổi chiều sau nửa vòng quay.
Câu 3: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T với vận tốc ban đầu vo = 2.105 m/s theo phương song song với véc tơ cảm ứng từ. Lực Lorenxơ tác dụng vào electron có độ lớn là
A. 3,2.10–14N.
B. 3,2.10–15N.
C. 6,4.10–14 N.
D. 0 N.
Câu 4: Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là:
A. 2.10-8T.
B. 2.10-6T.
C. 4.10-7T.
D. 4.10-6T.
Câu 5: Năng lượng từ trường của ống dây dẫn có hệ số tự cảm L, mang dòng điện i, được tính bằng công thức
A. W = Li²/2.
B. W = Li/2.
C. W = Li².
D. W = L²i/2.
Câu 6: Độ lớn của lực Lorexơ được tính theo công thức
.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
A. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.
B. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.
C. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.
D. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
Câu 8: Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106 m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị 2.10–6 N, nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 9.106 m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị là
A. f2= 5.10–5N.
B. f2 = 4,5.10–5 N.
C. f2 = 1,0.10–5 N.
D. f2 = 6,8.10–5 N.
Câu 9: Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10 cm trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1 = 2A và I2 = 5A. Lực từ tác dụng lên 20 cm chiều dài của mỗi dây là
A. lực đẩy có độ lớn 4.10–7(N).
B. lực hút có độ lớn 4.10–6 (N).
C. lực hút có độ lớn 4.10–7(N).
D. lực đẩy có độ lớn 4.10–6(N).
Câu 10: Một khung dây hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10–4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 10–6 Wb. Góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó là
A. 30°.
B. 0°.
C. 45°
D. 60°.
Câu 11: Đáp án nào sau đây là sai. Hệ số tự cảm của ống dây
A. phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây.
B. được tính bằng công thức L = 4π.10–7.NS/ℓ.
C.càng lớn nếu số vòng dây trong ống dây càng nhiều.
D. có đơn vị là Henri (H).
Câu 12: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
A. Sắt và hợp chất của sắt.
B. Niken và hợp chất của niken.
C. Nhôm và hợp chất của nhôm.
D. Cô ban và hợp chất của cô ban.
Câu 13: Một đoạn dây dẫn CD chiều dài l mang dòng điện I chạy qua đặt trong từ trường sao cho CD song song với các đường sức từ. Độ lớn lực từ tác dụng lên dây CD là
A. F= BISsin α.
B. F= BIl.
C. F=0.
D. F= BIlcos α.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì
A. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.
B. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.
C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.
D. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.
Câu 15: Một ống dây dài 50cm tiết diện ngang là 10cm² gồm 100 vòng. Hệ số tự cảm của ống dây là
A. 25µH.
B. 250µH.
C. 125µH.
D. 1250µH.
Câu 16: Một đoạn dây dẫn dài 10 cm đặt trong từ trường đều và hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 300. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 4,5.10–2 N. Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là
A. 1,0 T.
B. 1,2 T.
C. 0,4 T.
D. 0,6 T.
Câu 17: Một dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo biểu thức I = 0,4(5 – t); I tính bằng ampe, t tính bằng giây. Ống dây có hệ số tự cảm L = 0,005H. Độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây là
A. 0,001V.
B. 0,002V.
C. 0,003 V.
D. 0,004V.
Câu 18: Một khung dây dẫn phẳng có diện tích 12cm² đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 5.10–2T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30°. Độ lớn từ thông qua khung là
A. Φ = 3.10–5
B. Φ = 6.10–5Wb.
C. Φ = 4.10–5Wb.
D. Φ = 5,1.10–5Wb.
………………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 lớp 11
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp