Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 năm 2021 – 2022 gồm 22 đề thi của tất cả các môn: Toán, Văn, Sử, Địa, Vật lý, Anh, Sinh học, GDCD, Hóa học. Mỗi đề thi lại có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức.
Đồng thời với tài liệu này thầy cô có thể tham khảo, ra đề thi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 12 năm 2021 – 2022
Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 12
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 12
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 12
Đề thi giữa học kì 2 môn tiếng Anh lớp 12
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12
Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12
Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12
Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 12
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12
Ma trận đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Sinh
Chủ đề
(Nội dung, chương) |
Nhận biết
(bậc 1) |
Thông hiểu
(bậc 2) |
Vận dụng ở cấp độ thấp (bậc 3) | Vận dụng ở cấp độ cao (bậc 4) |
Chủ đề 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hoá (21 câu – 6 tiết) | Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. | Câu 10, 11, 12, 13, 14, 15. | Câu 16, 17, 18. | Câu 19, 20, 21. |
70,0 % tổng số điểm = 7,0 điểm | 42,8% hàng = 3,00 điểm
Số câu: 9 |
28,6 % hàng = 2,00 điểm
Số câu: 6 |
14,3 % hàng = 1,00 điểm
Số câu: 3 |
14,3 % hàng = 1,00 điểm
Số câu: 3 |
Chủ đề 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất (9 câu- 3 tiết) | Câu 22, 23, 24, 25. | Câu 26, 27. | Câu 28, 29. | Câu 30. |
30,0 % tổng số điểm = 3 điểm | 44,5% hàng = 1,33 điểm
Số câu: 4 |
22,2 % hàng = 0,67 điểm
Số câu: 2 |
22,2 % hàng = 0,67 điểm
Số câu: 2 |
11,1 % hàng = 0,33 điểm
Số câu: 1 |
100%= 10 điểm | 43,33 % tổng số điểm = 4,33 điểm | 26,67 % tổng số điểm = 2,67 điểm | 16,67 % tổng số điểm = 1,67 điểm | 13,33% tổng số điểm = 1,33 điểm |
Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 12 môn Sinh học
Câu 1: Tiến hoá nhỏ là quá trình:
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 2: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi:
A. quần thể mới xuất hiện.
B. chi mới xuất hiện.
C. loài mới xuất hiện.
D. họ mới xuất hiện.
Câu 3: Cách li trước hợp tử là:
A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển.
B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.
C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.
D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
Câu 4: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng:
A. Thực vật
B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa
C. Động vật
D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển
Câu 5: Hiện tượng cá voi (thuộclớp thú), cá mập (lớp cá) và ngư long (bò sát cổ đại) giống nhau về kiểu hình là kết quả của:
A. tiến hóa đồng quy.
B. tiến hóa phân li.
C. tiến hóa phân nhánh.
D. tiêu giảm để thích nghi.
Câu 6: Sự đa dạng loài trong sinh giới là do:
A. đột biến
B. CLTN
C. biến dị tổ hợp
D. sự tích luỹ dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành các loài
Câu 7: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là:
A. đột biến.
B. di nhập gen.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 8: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của tiến hóa lớn là:
A. ngày càng đa dạng, phong phú.
B. tổ chức ngày càng cao.
C. thích nghi ngày càng hợp lý.
D. từ đơn giản đến phức tạp.
Câu 9: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào:
A. môi trường.
B. tổ hợp gen chứa đột biến đó.
C. tác nhân gây ra đột biến đó.
D. môi trường và tổ hợp gen chứa đột biến đó.
Câu 10: Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì:
A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.
B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.
C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 11: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài
A. động vật bậc cao.
B. động vật.
C. thực vật.
D. có khả năng phát tán mạnh.
Câu 12: Hiện tượng nào nhanh chóng hình thành loài mới mà không cần sự cách li địa lí?
A. Lai xa khác loài.
B. Tự đa bội .
C. Dị đa bội.
D. Đột biến NST.
Câu 13: Con đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến là bằng con đường:
A. địa lí.
B. sinh thái.
C. lai xa và đa bội hoá.
D. các đột biến lớn.
Câu 14: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại:
A. thể đồng hợp.
B. alen lặn.
C. alen trội.
D. thể dị hợp.
Câu 15: Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Đó là dạng cách li
A. tập tính.
B. cơ học.
C. trước hợp tử.
D. sau hợp tử.
Câu 16: Những đột biến NST thường dẫn đến hình thành loài mới:
A. Mất đoạn, chuyển đoạn.
B. Mất đoạn, đảo đoạn.
C. Đảo đoạn, chuyển đoạn.
D. Chuyển đoạn, lặp đoạn nhiều lần.
Câu 17: Cách li trước hợp tử gồm:
1: cách li không gian. 2: cách li cơ học. 3: cách li tập tính.
4: cách li khoảng cách. 5: cách li sinh thái. 6: cách li thời gian.
Phát biểu đúng là:
A. 1,2,3.
B. 2,3,4.
C. 2,3,5.
D. 1,2,4,6.
Câu 18: Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì:
A. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều.
B. vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay kiểu hình.
C. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn.
D. sinh vật nhân thực nhiều gen hơn.
Câu 19: Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì:
A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền.
B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm.
C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh
D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 20: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là:
A. đột biến luôn làm phát sinh các đột biến có lợi.
B. đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm.
C. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá.
D. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.
Câu 21: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là:
A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.
B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc.
C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài.
D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.
Câu 22: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:
A. Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học – tiến hoá sinh học.
B. Tiến hoá hoá học – tiến hoá sinh học – tiến hoá tiền sinh học.
C. Tiến hoá tiền sinh học – tiến hoá hoá học – tiến hoá sinh học.
D. Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học.
Câu 23: Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:
A. ATP.
B. Năng lượng tự nhiên.
C. Năng lượng hoá học.
D. Năng lượng sinh học.
Câu 24: Côaxecva được hình thành từ:
A. Pôlisaccarit và prôtêin.
B. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ thành.
C. Các đại phân tử hữu cơ hoà tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
D. Một số đại phân tử có dấu hiệu sơ khai của sự sống.
Câu 25: Ý nghĩa của Hoá thạch là:
A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.
D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.
Câu 26: Để xác định độ tuổi của các hóa thạch hay đất đá còn non, người ta thường dùng:
A. Cacbon 12.
B. Cacbon 14.
C. Urani 238.
D. Phương pháp địa tầng.
Câu 27: Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ ?
A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật.
B. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật.
C. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất.
D. Hóa thạch và khoáng sản.
Câu 28: Dạng người biết chế tạo công cụ lao động đầu tiên là:
A. Homo erectus.
B. Homo habilis.
C. Nêanđectan.
D. Crômanhôn.
Câu 29: Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là:
A. cấu tạo tay và chân.
B. cấu tạo của bộ răng.
C. cấu tạo và kích thước của bộ não.
D. cấu tạo của bộ xương.
Câu 30: Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì ?
A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ.
B. Axit nuclêic được hình thành từ các nuclêôtit.
C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ.
D. Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh 12
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | C | C | D | A | D | C | C | D | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | D | A | C | B | C | C | B | C | A |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | B | A | B | C | A | B | A | B | C | C |
……….
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………
TRƯỜNG THPT……….. |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2020-2021 MÔN TOÁN, LỚP 12 Thời gian làm bài : 60 phút |
Bài 1 (1,5 điểm) Sử dụng phương pháp đổi biến số, hãy tinh:
Bài 2 (2,0 điểm) Tính thể tích của khối tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi các đường sau khi quay quanh truc Ox: và x=1
Bài 3 (1,5 điểm) Viết số phức z dưới dạng đại số và tìm phần thực, phần ảo, môđun của số phức z :
Bài 4 (2,0 điểm) giải các phương trình sau trên tập số phức, tìm z :
Bài 5 (3,0 điểm) Trong không gian với hệ toa đô O x y z, cho 4 điểm A(1 ; 1 ; 1), B(1 ; 2 ; 1), C(1 ; 1 ; 2), D(2 ; 2 ; 1)
1) Viết phương trình mặt phẳng (BCD);
2) Chứng minh ABCD là một tứ diện;
3) Tính thể tích tứ diện ABCD.
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12
Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 12 môn Văn
SỞ GD&ĐT ……
TRƯỜNG THPT ….. (Đề thi gồm 1 trang) |
ĐỀ KTCL 8 TUẦN HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2021– 2022 MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: ….phút, không kể thời gian phát đề. |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
“Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống. Đa số những người thuộc thế hệ trẻ còn phải chấp nhận một thực tế phũ phàng nữa là cuộc sống riêng tư không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đem lại cho họ toàn là những sự mãn nguyện và những niềm vui. Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ. Một giáo sư triết học người Ba Lan nổi tiếng, ông Leszek Kolakowski đã từng nói: “Một nền văn hóa thực sự có giá trị là nền văn hóa giúp cho mọi người biết cách chịu đựng thất bại, bởi cuộc sống suy cho cùng không phải gì khác ngoài việc con người đi từ thất bại này đến thất bại khác”. Câu triết lí vừa dẫn có thể làm cho nhiều người lo ngại. Tuy nhiên cần phải ý thức được rằng những khái niệm như “thất bại”, “rủi ro trong suốt một đời”, muốn hay không, vẫn tồn tại như một phần cuộc sống. Nhà thơ Ba Lan Czeslaw Milosz, người được tặng giải thưởng Nobel văn học năm 1980, vừa kỉ niệm ngày sinh lần thứ 90 của mình, khi được hỏi: “Ông có nghĩ mình là người hạnh phúc hay không? đã trả lời gọn lỏn “không”. Câu trả lời làm mọi người suy ngẫm: Một người như ông ta còn nói thế, nói gì đến chúng ta, những con người hết sức bình thường”.
(Trích “Nhà trường cần giúp đỡ người học có cách nhìn tương lai đúng đắn” của TS. Nguyễn Chí Thuật, dẫn theo báo GD&TĐ, số 45, 46- 2001)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Tại sao tác giả cho rằng: “Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống” ?
Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ.” không? Vì sao?
Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Cảm nhận về nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau:
“… Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. …”
“…Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. …”
(Trích Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2015)
————–HẾT————–
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 năm 2021 – 2022
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quy trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ
PHẦN | CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Phương thức nghị luận | 0,5 | |
2 | Gợi ý trả lời:
Bởi lẽ, thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một phương diện, một phần của cuộc sống; mà con người ngoài nghề nghiệp còn quan tâm, phấn đấu trong nhiều lĩnh vực khác. Và thành công trong nghề nghiệp không phải là tất cả đối với cuộc đời mỗi người. |
0,5 | |
3 | Học sinh có thể tự do trình bày suy nghĩ của bản thân song cần lí giải thỏa đáng; cần đảm bảo suy nghĩ đúng đắn, diễn đạt hợp lí, không trái với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Giáo viên linh hoạt cho điểm.
– Nếu đồng tình cần lập luận theo hướng: Cuộc sống không bao giờ đơn giản, một chiều, mà nó là hành trình của những niềm vui- nỗi buồn, thành công và thất bại. Có những việc bản thân đã nỗ lực nhưng vẫn không thể đạt được như mong muốn. Vì vậy mỗi người hãy chủ động trước những biến động của cuộc đời… – Nếu phản đối, cần lập luận theo hướng: Có rất nhiều những thử thách trong cuộc sống của con người, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực và niềm tin con người có thể vượt qua mọi trở ngại. Vì thế, đừng bao giờ mất niềm tin vào cuộc sống. Hãy sống lạc quan và tin rằng cuộc sống là tốt đẹp. Thành công, hạnh phúc sẽ đến với những con người sống có ước mơ, và luôn suy nghĩ và hành động tích cực. HS có thể lập luận theo hướng khác. Nếu vừa đồng tình, vừa phản đối, học sinh có thể kết hợp hai hướng lập luận trên hoặc theo hướng khác nhau nhưng phải chặt chẽ, hợp lí, không trái với đạo đức và pháp luật. |
1,0 | |
4 | HS trình bày hợp lí, thuyết phục về thông điệp của đoạn trích có ý nghĩa nhất với mình. Tham khảo một số thông điệp sau:
– Hãy biết vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống – Không nên tuyệt đối hóa sự thành đạt trong nghề nghiệp – Biết cách chịu đựng thất bại … |
1,0 | |
II. | LÀM VĂN | 7,0 | |
Cảm nhận về nhân vật Mị trong hai đoạn văn:
“… Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. … Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. …” “…Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. … Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. …” (Trích Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2015) |
|||
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài chốt lại được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. |
0,5 | ||
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nhân vật Mị qua hai đoạn văn | 0,5 | ||
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau: 1. Khái quát chung: – Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Vợ chồng A Phủ” trích trong tập “Truyện Tây Bắc”, là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, được viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc 1953. Tác phẩm là bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động. – Mị là cô gái xinh đẹp, có tài, có nhiều chàng trai theo đuổi. Vì món nợ truyền kiếp của cha với nhà thống lí, Mị đã bị bắt về cũng trình ma và trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí. Từ cô gái yêu tự do, đầy sức sống, Mị trở thành nô lệ, dần dần tê liệt về ý thức… Thế nhưng với phẩm chất tốt đẹp của người lao động, sức sống cứ tiềm tàng, âm ỉ rồi bùng cháy mãnh liệt để rồi Mị tự đứng dậy giải thoát mình khỏi cuộc đời nô lệ. 2. Cảm nhân về nhân vật Mị qua hai đoạn văn a. Đoạn văn thứ nhất: – Vị trí: thuộc nửa đầu của đoạn trích trong sách giáo khoa. Sau ý định tìm lá ngón tự tử không thành vì thương cha, Mị cam chịu trở về nhà thống lí và chôn vùi tuổi xuân của mình trong địa ngục trần gian đó. – Nội dung: + Hoàn cảnh sống tăm tối, bế tắc, tù túng + Tê liệt về cảm xúc, mất dần ý thức về cuộc sống => Tố cáo tội ác của bọn cường hào địa chủ phong kiến miền núi. b. Đoạn văn thứ hai: – Vị trí: thuộc nửa đầu của đoạn trích trong sách giáo khoa. – Hoàn cảnh dẫn đến sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật ở đoạn văn thứ hai: thiên nhiên mùa xuân thơ mộng, cuộc sống sinh hoạt vui tươi, đặc biệt tiếng sáo lay gọi, thức nhắc. Tất cả đã khiến Mị – con người sống tê liệt về ý thức, tinh thần trở lại với những khát vọng sống mãnh liệt – “Mị muốn đi chơi. …”. Đúng lúc đó, A Sử đi vào, trói Mị suốt đêm trong buồng tối. – Tâm trạng của Mị: + Cảm giác nuối tiếc quá khứ và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc từ đó dẫn đến hành động Mị vùng bước đi trong dây trói. + Chính hành động vùng bước đi “nhưng tay chân đau không cựa được” – đưa Mị trở về với thực tại: Tiếng sáo tắt ngay, ước mơ tan biến, và hiện thực phũ phàng hiện ra: chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách,… và “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa” -> Trong đoạn văn, hai biểu hiện tâm trạng của nhân vật được đặt trong sự đối lập của hai thế giới: thế giới của ước mơ với “hơi rượu còn nồng nàn”, tiếng sáo rập rờn trong đầu và thế giới của hiện thực với tiếng chân ngựa đạp vào vách. Hai tâm trạng ấy tiếp nối nhau trong sự phát triển biện chứng để hoàn chỉnh chân dung và số phận nhân vật. -> Sức sống mạnh mẽ, chuẩn bị cho hành động phản kháng mãnh liệt: cắt dây trói cứu A Phủ, cứu chính mình. 3. Đánh giá về nhân vật qua hai đoạn trích – Hai đoạn văn đặc sắc khắc họa nhân vật Mị ở thời điểm khác nhau trong cuộc đời làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Từ đoạn văn thứ nhất đến đoạn văn thứ hai là những vận động đổi thay âm thầm nhưng mãnh liệt trong Mị (Từ trạng thái tê liệt về cảm xúc đến cảm giác nuối tiếc quá khứ; từ trạng thái tê liệt về ý thức đến những khao khát về hạnh phúc; từ mất ý niệm về thời gian nay nhận thức rõ sự đối lập gay gắt giữa quá khứ – thực tại, nhất là cảm nhận về thực tại đau thương “nghĩ mình không bằng con ngựa”; …) – Sức sống tiềm tàng mạnh mẽ bất chấp hoàn cảnh sống khắc nghiệt – Nghệ thuật miêu tả diễn biến nội tâm phức tạp, điểm nhìn trần thuật chuyển dần vào nhân vật, chi tiết nghệ thuật đặc sắc mang tính biểu tượng,… |
0,5
4,0
0,5
d) Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, hấp dẫn, thể hiện sự tìm tòi trong cách viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,5
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,5
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm
……..
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 12
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Địa lý 12
TRƯỜNG THPT………. | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
I.TRẮC NGHIỆM (8 điểm)
Câu 1: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng
A. Giảm tỉ trọng khu vực II và giảm tỉ trọng khu vực III.
B. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng của khu vực I.
C. Tăng tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng của khu vực I.
D. Giảm tỉ trọng khu vực I và giảm tỉ trọng khu vực II.
Câu 2: Cho bảng số liệu
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
( Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm | 2000 | 2005 | 2010 | 2014 |
Nông nghiệp | 129,1 | 183,3 | 168,4 | 623,2 |
Lâm nghiệp | 7,7 | 9,5 | 7,4 | 24,6 |
Thủy sản | 26,5 | 63,6 | 56,9 | 188,6 |
Tổng số | 163,3 | 256,4 | 232,7 | 836,4 |
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta từ năm 2000 đến năm 2014 là biểu đồ
A. miền.
B. kết hợp.
C. tròn
. D. cột.
Câu 3: Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh thuộc vùng
A. Đông Nam Bộ.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Tây Bắc, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 4: Dệt – may, điện, vật liệu xây dựng là chuyên môn hóa sản xuất của cụm công nghiệp nào sau đây?
A. Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả.
B. Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa.
C. Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ.
D. Đáp Cầu – Bắc Giang.
Câu 5: Căn cứ vào trang 18 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết Quốc lộ 1 nối từ đâu đến đâu?
A. Lạng Sơn – TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.
C. Hữu Nghị – Năm Căn.
D. Hà Nội – Cà Mau.
Câu 7: Sản lượng điện nước ta trong những năm gần đây tăng rất nhanh chủ yếu là do
A. nguồn điện nhập khẩu tăng nhanh.
B. nhu cầu điện đối với sản xuất và xuất khẩu tăng.
C. xây dựng và đưa vào hoạt động các nhà máy điện khí.
D. đưa các nhà máy thủy điện mới vào hoạt động.
Câu 8: Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là
A. Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
B. Nam Bộ.
C. dọc theo Duyên hải miền Trung.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 9: Nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cây công nghiệp ở nước ta là
A. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định.
C. người lao động có kinh nghiệm sản xuất.
D. cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng đảm bảo..
Câu 10: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc đẩy mạnh sản xuất lương thực ở nước ta là
A. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B. cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
C. đảm bảo lương thực cho hơn 90 triệu dân.
D. tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng lương thực của nước ta trong những năm qua tăng nhanh là
A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất.
B. đẩy mạnh khai hoang, tăng diện tích cây lương thực.
C. áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất lương thực.
D. do nhu cầu trong nước về lương thực ngày càng tăng nhanh.
Câu 12: Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
B. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
C. So sánh giá trị xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta
Câu 13: Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta những năm qua?
A. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành.
B. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời.
D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động.
Câu 14: Điều kiện tác động mạnh mẽ nhất đến việc phát triển chăn nuôi ở nước ta là
A. cơ sở thức ăn.
B. lực lượng lao động có kĩ thuật.
C. khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
D. các dịch vụ về giống, thú y.
Câu 15: Cho bảng số liệu
LAO ĐỘNG 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005- 2015
(Đơn vị: nghìn người)
Năm | Tổng số | Thành thị | Nông thôn |
2005 | 42.775 | 10.689 | 32.086 |
2008 | 46.461 | 12.499 | 33.962 |
2013 | 52.208 | 15.509 | 36.699 |
2015 | 52.840 | 16.375 | 36.465 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng thực trạng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn 2005-2015 ?
A. Lao động nông thôn tăng nhanh hơn thành thị.
B. Lao động tập trung ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn.
C. Lao động ở thành thị tăng nhanh hơn nông thôn.
D. Lao động tập trung ở nông thôn ít hơn ở thành thị.
Câu 16: Trong ngành trồng trọt, xu hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, nhằm để
A. chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa.
B. phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu.
C. nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
D. tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Câu 17: Than nâu phân bố nhiều nhất ở
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 18: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp năng lượng trang 22 kết hợp với trang 10 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết nhà máy thủy điện Yaly nằm trên sông nào sau đây?
A. Xê Xan.
B. Trà Khúc.
C. Ba.
D. Đồng Nai.
Câu 19: Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. các đồng bằng duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. các cánh đồng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 20: Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là
A. số người ở độ tuổi 15 – 59 chiếm hơn 2/3 dân số.
B. số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.
C. số người ở độ tuổi 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số.
D. số người ở độ tuổi 0 -14 chiếm hơn 2/3 dân số.
Câu 21: Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra
A. chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
B. nhanh hơn quá trình đô thị hóa của thế giới.
C. khá nhanh, trình độ đô thị hóa cao.
D. nhanh, tuy nhiên trình độ đô thị hóa còn thấp.
Câu 22: Biện pháp chủ yếu để giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta là
A. xuất khẩu lao động.
B. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
C. phát triển ngành thủ công nghiệp ở nông thôn.
D. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Nhơn Hội.
B. Chân Mây – Lăng Cô.
C. Dung Quất.
D. Vân Phong.
Câu 24: Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) trang 20 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng nuôi trồng lớn nhất cả nước?
A. Đồng Tháp.
B. An Giang.
C. Cà Mau.
D. Bạc Liêu.
Câu 25: Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay là
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 26: Tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta tập trung trên hệ thống sông
A. Thái Bình.
B. Đồng Nai.
C. Mã.
D. Hồng
Câu 27: Trong cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là
A. kinh tế tư nhân.
B. kinh tế Nhà nước.
C. kinh tế tập thể.
D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 28: Dọc theo Duyên hải miền Trung, trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là
A. Huế.
B. Nghệ An.
C. Nha Trang.
D. Đà Nẵng.
Câu 29: Căn cứ vào trang 18 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết điều được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 500 001-1 000 000 người?
A. Cần Thơ, Nha Trang, Vinh.
B. Biên Hòa, Thanh Hóa, Huế.
C. Cần Thơ, Biên Hòa, Đà Nẵng.
D. Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng.
Câu 31: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm nguồn lao động của nước ta hiện nay?
A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
B. Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
C. Cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ.
D. Nguồn lao động dồi dào.
Câu 32: . Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là
A. kiểm soát việc hộ khẩu của dân nông thôn về thành phố.
B. phát triển và mở rộng mạng lưới đô thị.
C. giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn.
D. xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn.
II/ TỰ LUẬN (2 điểm)
Phân tích những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản của nước ta hiện nay?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 12 môn Địa
I. Phần trắc nghiệm
1 B
2 A
3 C
4 B
5 D
6 C
7 B
8 A
9 B
10 C
11 A
12 D
13 D
14 A
15 C
16 C
17 B
18 A
19 A
20 A
21 A
22 B
23 B
24 B
25 C
26 D
27 D
28 D
29 D
30 C
31 C
32 D
II. Phần tự luận
-Thuận lợi (1,5 điểm)
+ Bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng.
+Nguồn lợi hải sản phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, 70 loài tôm….ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản.
+ Có 4 ngư trường trọng điểm….
+ Có nhiều vũng, vịnh đầm phá… là điều kiện để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ….có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.
+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Các phương tiện tàu thuyền , cư ngụ được trang bị tốt hơn.
+ Các dịch vụ thủy sản và chế biến thủy sản được mở rộng.
+ Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.
+ Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thủy sản.
– Khó khăn (0,5 điểm)
+ Hàng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa ĐB, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.
+ Tàu thuyền, phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm đổi mới.
+ Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu.
+ Chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
+ Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa.
Đề thi giữa học kì 2 môn tiếng Anh lớp 12
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn tiếng Anh
TRƯỜNG THPT ………………..
TỔ TIẾNG ANH ———— |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII
NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: TIẾNG ANH 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. Find the word which has a different sound in the part underlined.
1: A. habitat | B. applicant | C. active | D. cyber-attack |
2: A. align | B. prioritize | C. survive | D. bibliography |
3: A. resurrect | B. survive | C. specialise | D. advise |
II. Choose the word which has a different stress pattern from the others.
4: A. exterminate | B. compassionate | C. automated | D. articulate |
5: A. academic | B. artificial | C. conservation | D. vulnerable |
III. Choose the best answer A, B, C or D to complete the sentences.
6: Some African countries are __________ for the population decline as it is illegal to sport hunt
elephant in these regions.
A. aware
B. inattentive
C. responsible
D. harmful
7: We should educate people from the young age about the importance of wild animals in maintaining the _________ and biodiversity.
A. ecosystem
B. species
C. neighbourhood
D. ecotourism
8: We have a responsibility to protect our nation’s wildlife, birds, fish and plants on the ________ of extinction.
A. bottom
B. border
C. side
D. brink
9: AI isn’t writing complicated articles, but it has no problem with very simple articles that don’t _____ a lot of synthesis.
A. request
B. ask
C. take
D. require
10: We need to make sure robots that might work in factories and homes are clever enough not to _______ kill or harm humans.
A. deliberately
B. accidentally
C. reluctantly
D. responsibly
11: The highest calling of a true leader is others to reach the highest of their abilities.
A. asking
B. inspiring
C. tolerating
D. offering
12: If your prior bosses or professors are willing to provide a positive _________, ask them for a letter of recommendation.
A. idea
B. feeling
C. reference
D. assessment
13: By the end of next year, George ________ English for ten years.
A. will have leaned
B. will learn
C. has learned
D. would leran
14: The ________north we go, the _________we are to meet high temperatures.
A. far – less likely
B. farther – likely
C. farther – less likely
D. farthest – less likely
15: I asked my sister to tell me what she _________ at the museum.
A. had seen
B. has seen
C. had been seeing
D. was seeing
IV. Choose the word or phrase among A, B, C or D that best fits the blank space in the
following passage.
Every ten minutes, one kind of animal, plant, or insect dies (16)________ for ever. If nothing is done about it, one million species that are alive today will have become (17)________ twenty years from now.
The seas are in (18) ________ . They are being filled with poison: industrial and nuclear (19)________ , chemical fertilizers and pesticides, sewage. The Mediterranean is already nearly dead: the North Sea is following. If nothing is done about it, one day soon nothing will be able to live in the seas.
The tropical rain forests, which are the (20)________ of half the earth’s living things (including many rare animals and plants), are being destroyed. If nothing is done about it, they will have disappeared in twenty years. The (21) ________ on the world’s climate – and on our agriculture and food supplies – will be disastrous.
Fortunately, somebody is trying to do something about it. In 1961, the World Wildlife Fund was (22) ________ – a small group of people who wanted to raise money to save animals and plants from extinction.
Today, the World Wildlife Fund is a large international organization. It has raised over $35 million for conservation projects, and has created or given (23) ________ to National Parks in five continents. It has helped 30 mammals and birds – including the tiger – to (24)________ . Perhaps this is not much, but it is a start. If more people give more money – and if more governments wake up to what is happening – perhaps the World Wildlife Fund will be able to help us to avoid the disaster that (25)________ the natural world, and all of us will be with it.
16: A. off | B. on | C. out | D. over |
17: A. extinguish | B. distinct | C. invalid | D. extinct |
18: A. danger | B. despair | C. death | D. debt |
19: A. essence | B. mixture | C. rubbish | D. waste |
20: A. home | B. house | C. origin | D. container |
21: A. result | B. motivation | C. effect | D. impression |
22: A. founded | B. funded | C. found | D. fixed |
23: A. defence | B. support | C. rescue | D. preservation |
24: A. continue | B. prolong | C. endure | D. survive |
25: A. suffers | B. occurs | C. pollutes | D. threatens |
V. Read the passage, and choose the correct answer A, B, C or D for each question.
The Power of Crowdsourcing
There is a famous old saying that when trying to solve a problem “two heads are better than one”. Yet until recently, businesses would often rely on one key person to get important tasks done. But thanks to a phenomenon called crowdsourcing, more and more companies are allowing their consumers to have their say when designing new products.
The term “crowdsourcing” refers to the process of outsourcing jobs which were once done by a
single person to a large group (or a crowd) of people. In the past, crowdsourcing wasn’t practical, as it was impossible to gather thousands of like-minded people together to share opinions. Now, thanks to the Internet, online forums, and social media, this isn’t a difficult task at all.
There are many important applications for crowdsourcing in business. For example, if a small
business was looking to develop a business logo, it might employ a single designer and hope for the best. However, with crowdsourcing, companies can specify some guidelines about their project, set a budget, and start a design contest online. Within hours, it will likely receive hundreds of designers sending them logos.
In the end, they can choose the design they like best and the winner will get compensated.
Crowdsourcing has other applications as well. A website called Duolingo is using crowdsourcing to translate documents into different languages. It offers free lessons to language learners. As part of their tests, users translate lines to test their knowledge. Then, a computer programme will analyze thousands of test results for consistency and arrange an accurate translation.
Not everyone is sold on crowdsourcing, though. In many cases, it may be better to rely on the
opinion of a few specialized professionals than information from a crowd. For instance, it makes more sense to trust the opinion of one top doctor than to take the advice of 1,000 random people regarding a health issue. Another criticism is the low wage that crowdworkers usually receive. Since crowdworkers are freelancers and not employees, they can be paid less than minimum wage. Whether you love or hate crowdsourcing, it appears to be here to stay. So before you make any financial judgements, consider following the crowd and give crowdsourcing a try.
26: The old saying “two heads are better than one” in paragraph 1 means that __________.
A. two people can work more carefully than one person working alone
B. two heads are more expensive than one
C. two people can achieve more than one person working alone
D. two heads are paid better than one
27: One of the advantages of using crowdsourcing is __________.
A. we can get the best answer to our solution with the unbelievably small budget
B. within a relatively short period of time, we can get so many answers to a single problem
C. the company no longer hire employees to solve problems
D. hospitals can practically apply the method of crowdsourcing in consulting patients
28: Which of the following is NOT a good situation to use crowdsourcing?
A. A company needs to get ideas for a new sneaker.
B. A business is looking to understand why people like its products.
C. A student is looking for ideas on where to stay on holiday.
D. A person needs to understand a law for an important court case.
29: According to the passage, why didn’t businesses use crowdsourcing in the past?
A. It was too hard to collect and check lots of people’s ideas.
B. People weren’t as smart as they are today.
C. It was usually illegal in most countries to do this.
D. No one had ever thought of the idea of crowdsourcing before.
30: Which of the following sentences is true?
A. Everyone agrees that crowdsourcing is a great idea.
B. Crowdsourcing is now a fast way to get logos made.
C. It seems that crowdsourcing will become less popular in the future.
D. People who work as crowdworkers don’t earn large salaries.
VI. Complete the conversation about the career of a pilot, using the responses (A – G) given. There are two extra ones.
A. Becoming a pilot is more than just attending the flight training.
B. Upon landing, a pilot analyzes their flight performance and looks for ways to improve on the next flight.
C. They are determined that only in frequent flying and training one can achieve experience and
improvement in skills and performance.
D. While on flight, they make sure to check performance parameters to ensure the safety for a flight.
E. They do not waste time by hesitating but know exactly what steps are necessary to take.
F. The most important quanlity is that they know how to respect others, flight regulations, flight procedures and processes of a flight.
G. To become a successful pilot, one needs flight training and recurrent training to increase confidence on skills in taking flights.
Nam: Have you decided your future career yet, Nick?
Nick: I’d like to be a pilot.
Nam: Really? It’s a very interesting job. You’re athlectic, and your health is very good. What training courses does a pilot need?
Nick: (31) ________________________.
Nam: What are the necessasry skills during the flight?
Nick: (32) _________________________.
Nam: I think it’s very stressful. But when they are on the ground, they feel relaxed.
Nick: It’s not true all the time. (33) ______________________.
Nam: Pilots have to make decisions during the flight. How should they do the job well?
Nick: My uncle told me about it as he is a pilot. A good pilot knows how and when to make decisions. (34) ___________.
Nam: And what are the necessary qualities for a good pilot?
Nick: (35)___________ .
Nam: It ensures a good flight, doesn’t it?
VII. Report the sentences, using the verbs in brackets.
36: “You are late for work,” said Mr. Davies to Mark. (accuse)
………………………………………………………….
37: “I’ll get someone else to fill in your position, Mark” said Mr. Davies. (threaten)
………………………………………………………….
38: “ I overslept,” said Mark. (admit)
…………………………………………………………..
39: “You should get more sleep, Mark” said Mr. Davies. (advise)
………………………………………………………
40: “ I can work late,” said Mark. (offer)
………………………………………………….
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Anh lớp 12
1 – B | 2 – D | 3 – B | 4 – B | 5 – D |
6 – C | 7 – A | 8 – D | 9 – D | 10 – B |
11 – B | 12 – C | 13 – A | 14 – C | 15 – A |
16 – C | 17 – D | 18 – A | 19 – D | 20 – A |
21 – C | 22 – A | 23 – B | 24 – D | 25 – D |
26 – C | 27 – B | 28 – D | 29 – A | 30 – D |
31 – A | 32 – D | 33 – B | 34 – E | 35 – F |
36. Mr. Davies accused Mark of being late for work.
37. Mr. Daives threatened to get someone else to fill in Mark’s position.
38. Mark admitted oversleeping.
39. Mr. Davies advised Mark to get (on getting) more sleep.
40. Mark offered to work late.
………
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12
Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử lớp 12
PHÒNG GD&ĐT …………
TRƯỜNG THPT………… |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021- 2022
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 12 Thời gian làm bài:…. phút |
Câu 1: Ngày 10/10/1954 đánh dấu sự kiện gì trong lịch sử Việt Nam?
A. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc.
B. Bộ đội Việt Nam vào tiếp quản Hà Nội.
C. Quân Pháp rút khỏi Hải Phòng.
D. Quân Mĩ đổ bộ vào Miền Nam Việt Nam.
Câu 2: Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ?
A. An Lão (Bình Định).
B. Ba Gia (Quảng Ngãi).
C. Bình Giã (Bà Rịa).
D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 3: Cuộc hành quân mang tên “Ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra ở
A. Núi Thành (Quảng Nam).
B. Chu Lai (Quảng Nam).
C. Vạn Tường (Quảng Ngãi).
D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 4: Tháng 1/1975, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch nào?
A. Đường 9-Nam Lào.
B. Huế-Đà Nẵng.
C. Tây Nguyên.
D. Đường 14-Phước Long.
Câu 5: Ngày 20/12/1960 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
B. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
C. Mĩ nhảy vào miền Nam, đưa bọn tay sai lên nắm chính quyền.
D. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 6: Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến tranh cục bộ.
B. Chiến tranh đơn phương.
C. Việt Nam hóa chiến tranh.
D. Chiến tranh đặc biệt.
Câu 7: Ngày 2/1/1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận
A. Bình Giã (Bà Rịa).
B. Đồng Xoài (Bình Phước).
C. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
D. Ba Gia (Quảng Ngãi).
Câu 8: Một trong những nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) ở miền Bắc Việt Nam là
A. ra sức phát triển thương nghiệp.
B. hoàn thành cải cách ruộng đất.
C. khôi phục và phát triển kinh tế.
D. tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Câu 9: Kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ có tên gọi là gì?
A. Kế hoạch Giônxơn – Mác Namara.
B. Kế hoạch dồn dân lập ấp chiến lược”.
C. Kế hoạch Staley – Taylo.
D. Kế hoạch “tìm diệt” và “bình định”.
Câu 10: Từ năm 1965 đến năm 1968, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. Việt Nam hóa chiến tranh.
B. Đông Dương hóa chiến tranh.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Chiến tranh đặc biệt.
Câu 11: Trong đông-xuân 1965-1966, đế quốc Mĩ mở 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở miền Nam Việt Nam là
A. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
B. Tây Nam Bộ và Chiến khu D.
C. Đông Nam Bộ và Liên khu V.
D. Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 12: Tổng thống Mĩ nào đã nếm chịu sự thất bại cuối cùng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Ford.
B. Giôn Xơn.
C. Kennơđi.
D. Níchxơn.
Câu 13: Hình thức đấu tranh chống Mĩ – Diệm chủ yếu của nhân dân miền Nam Việt Nam trong những năm 1954 – 1959 là
A. khởi nghĩa giành lại chính quyền.
B. dùng bạo lực cách mạng.
C. đấu tranh chính trị hòa bình.
D. đấu tranh vũ trang.
Câu 14: Việc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?
A. Việt Nam hóa chiến tranh.
B. Đông Dương hóa chiến tranh.
C. Chiến tranh đặc biệt.
D. Chiến tranh cục bộ.
Câu 15: Trong thời kì 1954 – 1975, thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ?
A. Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
C. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 16: Thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam?
A. Huế – Đà Nẵng.
B. Khe Sanh.
C. Tây Nguyên.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 17: Vai trò của miền Bắc Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước là
A. tiền tuyến lớn.
B. hậu phương lớn.
C. bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
D. bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.
Câu 18: Nội dung nào không phản ánh đúng âm mưu và thủ đoạn của Mĩ ở miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ?
A. Tìm cách phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.
B. Dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
C. Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D. Giúp Việt Nam thực hiện hội nghị hiệp thương giữa hai miền.
Câu 19: Sau cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, miền Bắc Việt Nam đã căn bản hoàn thành cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng ruộng đất.
B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.
Câu 20: Sau hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, nhân dân Việt Nam không thể tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước là vì
A. Mĩ phá hoại hiệp định, dựng lên chính quyền tay sai.
B. đồng bào hai miền khó khăn trong việc đi lại để tham gia tổng tuyển cử.
C. thiếu một ủy ban quốc tế giám sát.
D. hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm cản trở kế hoạch của ta.
Câu 21: Nét nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của Đảng Lao động Việt Nam là
A. kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của các lực lượng vũ trang.
B. bám sát tình hình, ra quyết định chính xác, linh hoạt, đúng thời cơ.
C. kết hợp tiến công và nổi dậy thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
D. quyết định tổng công kích, tạo thời cơ để tổng khởi nghĩa thắng lợi.
Câu 22: Bộ Chính trị đã khẳng định “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”. Hãy cho biết khẳng định trên ra đời trong thời điểm nào?
A. Sau khi giải phóng Tam Kì.
B. Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên.
C. Sau khi giải phóng Quảng Trị.
D. Sau thắng lợi của chiến dịch Huế – Đà Nẵng.
Câu 23: Phong trào “Đồng khởi” (1939 – 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang
A. giữ vững và phát triển thể tiến công.
B. gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.
C. chuyển dần sang đấu tranh chính trị.
D. chuyển hẳn sang tiến công chiến lược.
Câu 24: Trong những năm 1961 – 1965, nhân dân miền Bắc đã thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
B. Đấu tranh chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ.
C. Thực hiện khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế – văn hóa.
Câu 25: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7/1973) xác định là gì?
A. Giải phóng miền Nam trong năm 1975.
B. Chỉ đấu tranh chính trị để thống nhất đất nước.
C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất.
Câu 26: Trong thời kì 1954 – 1975, thắng lợi nào là mốc đánh dấu bước chuyển của cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. Vạn Tường (1965).
B. “Đồng khởi” (1959 – 1960).
C. Tây Nguyên (3/1975).
D. Mậu Thân (1968).
Câu 27: Năm 1965, Mĩ bắt đầu tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam khi đang
A. ở thế chủ động chiến lược.
B. bị mất ưu thế về hỏa lực.
C. bị thất bại trên chiến trường.
D. bị mất ưu thế về binh lực.
Câu 28: Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 29: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) xác định cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?
A. Quyết định nhất.
B. Quyết định trực tiếp.
C. Căn cứ địa cách mạng.
D. Hậu phương kháng chiến.
Câu 30: Âm mưu cơ bản của Mĩ khi thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam.
B. Dồn dân lập ấp chiến lược”, tách dân khỏi cách mạng.
C. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
D. Tạo thế và lực cho sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn.
Câu 31: Nội dung nào không phản ánh đúng nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam?
A. Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị.
B. Đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đề ra đường lối chung của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
D. Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và của cách mạng từng miền.
Câu 32: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam không tác động đến việc
A. Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. Mĩ chấp nhận đàm phán để bàn về chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
C. Mĩ bị lung lay ý chí xâm lược.
D. Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.
Câu 33: Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.
B. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét.
C. Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”.
D. Tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược”.
Câu 34: Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là gì?
A. Sử dụng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu.
B. Thực hiện các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
C. Nhằm biển miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D. Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
Câu 35: Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 – 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân
A. tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam – Bắc.
B. thực hiện nhiệm vụ đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước.
D. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 36: Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm chung là
A. xóa bỏ được tình trạng đất nước bị chia cắt.
B. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới.
Câu 37: Điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam thời kì 1954 – 1975 là
A. dựa vào quân đội các nước thân Mĩ.
B. kết hợp với ném bom phá hoại miền Bắc.
C. có sự tham chiến của quân Mĩ.
D. dựa vào lực lượng quân sự Mĩ.
Câu 38: Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều
A. có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng.
B. có sự điều chỉnh phương châm tác chiến.
C. tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương.
D. là những trận quyết chiến chiến lược.
Câu 39: Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là gì?
A. Sử dụng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu.
B. Thực hiện các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
C. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.
D. Sử dụng phổ biến các chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
Câu 40: Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975) cho thấy: Hậu phương của chiến tranh nhân dân
A. không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến chỉ bằng yếu tố không gian.
B. ở phía sau và phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tố không gian.
C. luôn ở phía sau và bảo đảm cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.
D. là đối xứng của tiền tuyến, thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến.
Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 12 môn Lịch sử
1 – B | 2 – D | 3 – C | 4 – D | 5 – A | 6 – C | 7 – C | 8 – D |
9 – C | 10 – C | 11 – C | 12 – A | 13 – C | 14 – A | 15 – B | 16 – C |
17 – B | 18 – D | 19 – B | 20 – A | 21 – C | 22 – D | 23 – B | 24 – A |
25 – C | 26 – B | 27 – C | 28 – B | 29 – B | 30 – C | 31 – B | 32 – A |
33 – C | 34 – C | 35 – A | 36 – A | 37 – D | 38 – D | 39 – C | 40 – A |
Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12
Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12
TRƯỜNG THPT ………. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022
Môn : GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút, 40 câu trắc nghiệm |
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
B. Người đang điều trị ở bệnh viện.
C. Người đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.
D. Người đang thi hành án.
Câu 2. Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?
A. Quyền bầu cử, ứng cử.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền tố cáo.
Câu 3. Nhận định sau đây: “Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước” thuộc hình thức dân chủ nào?
A. Dân chủ trực tiếp.
B. Dân chủ tập trung.
C. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.
D. Dân chủ gián tiếp.
Câu 4. Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Nhận thư không đúng tên mình gởi, đem trả lại cho bưu điện.
B. Đọc dùm thư cho bạn khiếm thị.
C. Kiểm tra số lượng thư trước khi gởi.
D. Bóc xem các thư gởi nhầm địa chỉ.
Câu 5. Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là
A. không ai được phép can thiệp tới phát ngôn của người khác.
B. công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.
C. không ai có quyền được bác bỏ ý kiến của người khác.
D. mọi người có quyền tự do nói những gì mà mình thích.
Câu 6. Trong quá trình bầu cử, trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì
A. tổ bầu cử mang hòm phiếu bầu đến chỗ cử tri đó.
B. có thể bỏ phiếu bằng cách gửi thư.
C. người thân có thể đi bỏ phiếu thay.
D. không cần tham gia bầu cử.
Câu 7. Cơ quan đại biểu của dân là cơ quan nào?
A. Quốc hội và hội đồng Nhân dân các cấp.
B. Ủy ban Nhân dân các cấp.
C. Quốc hội và Ủy ban Nhân dân các cấp.
D. Hội đồng Nhân dân các cấp và Ủy ban Nhân dân các cấp.
Câu 8. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi nhà nước trưng cầu dân ý. Công dân A đã thực hiện quyền gì dưới đây?
A. Quyền đóng góp ý kiến.
B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
C. Quyền ứng cử.
D. Quyền kiểm tra, giám sát.
Câu 9. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, thì trong thời hạn do luật định người đó có quyền
A. không kiện nữa.
B. khởi kiện ra Tòa án Nhân dân.
C. khởi kiện ra Trung ương
D. khởi kiện lên cấp cao hơn.
Câu 10. Khi thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận
B. Quyền tố cáo
C. Quyền nhân thân
D. Quyền khiếu nại
Câu 11. Gia đình ông A nhận được quyết định của xã về việc thu hồi một phần đất ở của gia đình để làm đường giao thông. Gia đình ông A không đồng ý và không biết phải làm gì. Em sẽ lựa chọn cách làm phù hợp với pháp luật nào dưới đây để giúp gia đình ông A.
A. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân xã.
B. Phải chấp nhận vì đó là quyết định của xã, không thể thay đổi.
C. Thuê luật sư để giải quyết.
D. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.
Câu 12. Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là đảm bảo
A. quyền tự chủ của mỗi cá nhân.
B. quyền tự do cá nhân cho mỗi công dân.
C. đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.
D. sự công bằng cho tất cả công dân.
Câu 13. Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo mấy bước?
A. 3 bước.
B. 5 bước.
C. 4 bước.
D. 2 bước.
Câu 14. Quyền tự do ngôn luận là quyền
A. đảm bảo sự bình đẳng của công dân.
B. dân chủ cơ bản của công dân.
C. tự do cơ bản không thể thiếu của mỗi công dân.
D. đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
Câu 15. Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo luật bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Trực tiếp.
D. Bình đẳng.
Câu 16. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm
A. tuyệt đối an toàn.
B. an toàn và bí mật.
C. an toàn và bảo mật.
D. tuyệt đối bảo mật.
Câu 17. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của
A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên.
B. công dân từ 20 tuổi trở lên.
C. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
D. mọi công dân Việt Nam.
Câu 18. Ðâu là nhận định đúng về quyền khiếu nại của công dân?
A. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức và công dân.
B. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước về những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức và công dân, đe dọa, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Công dân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước về những quyết định trái pháp luật của cơ quan, tổ chức xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Công dân có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 19. Pháp luật quy định đối tượng nào có quyền tố cáo?
A. Các cán bộ có thẩm quyền.
B. Cá nhân và tổ chức đều có quyền.
C. Chỉ công dân mới có quyền.
D. Chỉ các tổ chức mới có quyền.
Câu 20. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo Hiến pháp. Vậy công dân A đã thực hiện quyền gì dưới đây?
A. Quyền tự do cá nhân.
B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Quyền ứng cử.
D. Quyền kiểm tra, giám sát.
Câu 21. Chị M bị Chủ tịch ủy ban nhân nhân xã N buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?
A. Quyền bình đẳng.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền dân chủ.
D. Quyền tố cáo.
Câu 22. Mục đích của khiếu nại là gì?
A. khôi phục nhân phẩm và danh dự của công dân.
B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
C. phát hiện, ngăn ngừa, xử lý việc làm trái pháp luật.
D. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.
Câu 23. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hai con đường:
A. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
B. được đề cử và được giới thiệu ứng cử.
C. tự đề cử và tự ứng cử.
D. tự giới thiệu và được giới thiệu ứng cử.
Câu 24. Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân khi thực hiện các quyền tự do cơ bản?
A. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
B. Tích cực giúp đỡ các cơ quan nhà nước thi hành pháp luật.
C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác.
D. Học tập, tìm hiểu để nắm vững các quyền tự do cơ bản của mình.
Câu 25. Việc nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở
A. phạm vi cả nước.
B. phạm vi cơ sở.
C. mọi phạm vi.
D. phạm vi Trung ương.
Câu 26. Trong quá trình bầu cử, việc cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?
A. Bỏ phiếu kín.
B. Bình đẳng.
C. Phổ thông.
D. Trực tiếp.
Câu 27. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích cơ bản của công dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở phạm vi nào?
A. Cả nước.
B. Cơ sở.
C. Cơ sở và địa phương.
D. Địa phương.
Câu 28. Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Bình đẳng.
B. Phổ thông.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Trực tiếp.
Câu 29. Điền vào chỗ trống sau: “…là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”.
A. Quyền khiếu nại
B. Quyền tố cáo
C. Quyền góp ý
D. Quyền bầu cử
Câu 30. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?
A. Trực tiếp, bình đẳng, phổ thông.
B. Phổ thông, gián tiếp, bình đẳng.
C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
D. Trực tiếp, bỏ phiếu kín.
Câu 31. Theo nguyên tắc nào thì mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm?
A. Phổ thông.
B. Trực tiếp.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Bình đẳng.
Câu 32. Pháp luật quy định: Người nào tự ý bóc, mở, tiêu hủy thư của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị
A. kỉ luật hoặc xử phạt dân sự.
B. xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
C. cảnh cáo hoặc khiển trách.
D. khiển trách hoặc xử phạt dân sự.
Câu 33. Anh Q – trưởng công an xã – đình chỉ việc thi công và yêu cầu gia đình ông N tháo dỡ công trình đang xây dựng trái phép. Ông N không tháo dỡ vì cho rằng trưởng công an xã đã lợi dụng quyền hạn để ép buộc gia đình ông. Ông N đã viết đơn khởi kiện trưởng công an xã lên Tòa án nhân dân huyện. Theo em, việc ông N viết đơn khởi kiện anh Q như vậy là
A. không tuân theo đúng quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
B. thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
C. hoàn toàn hợp lý.
D. vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Câu 34. Mục đích của tố cáo là
A. khôi phục quyền và lợi ích của công dân.
B. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.
C. khôi phục danh dự.
D. bảo vệ quyền tự do cơ bản.
Câu 35. Trong lúc A bận việc riêng đi ra khỏi phòng làm việc thì điện thoại của A để trên bàn báo có tin nhắn, B (cùng phòng) đã tự ý mở điện thoại của A ra đọc. Hành vi của B đã xâm phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.
D. Quyền tự do dân chủ của công dân.
Câu 36. Trong quá trình làm việc, cơ quan tiếp nhận, giải quyết tố cáo phát hiện có dấu hiệu phạm tội thì cần thực hiện việc làm nào dưới đây?
A. Chuyển đơn tố cáo lên cấp trên trực tiếp để giải quyết.
B. Tiếp tục giải quyết theo mức độ phạm tội.
C. Ngừng tiếp nhận đơn vì không thuộc thẩm quyền giải quyết.
D. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát để giải quyết.
Câu 37. Hiến pháp 2013 quy định tuổi bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân của công dân là bao nhiêu?
A. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
B. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử.
C. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
D. Từ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
Câu 38. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp của công dân được thực hiện theo cơ chế nào?
A. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
B. “Phổ thông, bình đẳng, dân chủ, trực tiếp”.
C. “Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và gián tiếp”.
D. “Dân biết, dân cần, dân làm, dân kiểm tra”.
Câu 39. Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân ……… chủ động và tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội.
A. giúp đỡ
B. góp ý
C. kiến nghị
D. tham gia
Câu 40. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân
A. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. thực hiện quyền dân chủ.
C. giám sát các cơ quan chức năng.
D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn GDCD
1D 2C 3A 4D 5B 6A 7A 8B 9B 10B |
11A 12C 13C 14C 15C 16B 17D 18D 19C 20B |
21B 22B 23A 24C 25A 26D 27A 28A 29B 30C |
31A 32B 33A 34B 35C 36D 37B 38A 39D 40D |
………….
Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12
TRƯỜNG THPT ………..
TỔ HÓA – SINH |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II (2021 – 2022)
Môn thi: HÓA HỌC Lớp 12 Thời gian :45 phút; không kể phát đề |
(Cho Al=27,Cr=52,Fe=56,Zn=65,Mg=24,K=39,Na=23,H=1,S=32,O=16,C=12,Cl=35,5).
Câu 1: Quặng có hàm lượng sắt lớn nhất là:
A. xiđerit
B. pirit
C. manhetit
D. hematit
Câu 2: Cho phản ứng:2Al+2H2O+2NaOH ® 2NaAlO2+3H2. Chất tham gia phản ứng đóng vai trò chất oxi hoá là chất nào?
A. NaAlO2
B. Al
C. NaOH
D. H2O
Câu 3: Hòa tan một ôxit kim loại có hóa trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 nồng độ 20%, thì thu được dung dịch muối sunfat có nồng độ 27,047%. Kim loại trong ôxit là:
A. Fe.
B. Zn.
C. Al.
D. Mg.
Câu 4: Cho 5,4 g Al tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 loãng thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là
A. 5.6
B. 6,72
C. 4.48
D. 3.36
Câu 5: Cho 3,64 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 9,88 gam muối sunfat. Kim loại đó là:
A. Mg.
B. Fe.
C. Zn.
D. Al.
Câu 6: Có ba chất Mg, Al, Al2O3 . Có thể phân biệt ba chất chỉ bằng một thuốc thử là chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch HNO3.
C. Dung dịch CuSO4.
D. Dung dịch HCl.
Câu 7: Khi điều chế Al, người ta cho criolit vào Al2O3 nóng chảy. Tác dụng nào không đúng với ý nghĩa của việc làm trên:
A. bảo vệ Al tạo thành không bị oxi hoá
B. giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3
C. làm tăng tính dẫn điện của hỗn hợp
D. bảo vệ điện cực không bị oxi hoá
Câu 8: Trộn 10ml AlCl3 1M với 35 ml KOH 1M Sau p.ứng kết thúc, khối lượng kết tủa thu được là:
A. 0,78 gam
B. 1,23 gam
C. 0,91 gam
D. 0,39 gam
Câu 9: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng đôlômit.
B. quặng pirit.
C. quặng bôxit.
D. quặng manhetit.
Câu 10: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. chỉ có kết tủa keo trắng.
B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
C. không có kết tủa, có khí bay lên.
D. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Al2O3là oxit trung tính
B. Al(OH)3là một hidroxit lưỡng tính
C. Nhôm là một kim loại lưỡng tính
D. Al(OH)3là một bazơ lưỡng tính
Câu 12: Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện
A. kết tủa màu xanh lam.
B. kết tủa màu nâu đỏ.
C. kết tủa màu trắng hơi xanh.
D. kết tủa màu trắng xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ.
Câu 13: Khử hoàn toàn 35,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 4,48 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là
A. 13,44 gam.
B. 16,0 gam.
C. 32,0 gam.
D. 11,2 gam.
Câu 14: Khi nung nóng Fe với chất nào sau đây thì tạo ra hợp chất sắt (II)
A. dung dịch HNO3
B. Cl2
C. S
D. O2
Câu 15: Sắt nằm ở ô thứ 26 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của ion Fe3+
A. 1s22s22p6 3s2 3p6 3d4 4s2
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1
C. 1s22s22p6 3s2 3p6 3d5
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2
Câu 16: Hợp chất có tính lưỡng tính và dùng tạo màu lục cho đồ sứ thủy tinh là:
A. Cr2O3
B. Cr(OH)3
C. CrO3
D. CrO.
Câu 17: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là
A. CuSO4và ZnCl2.
B. HCl và AlCl3.
C. CuSO4và H2SO4.
D. ZnCl2 và FeCl3.
Câu 18: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Fe.
B. Ag.
C. Cu.
D. Al.
Câu 19: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?
A. Al và Cr.
B. Fe và Al.
C. Mn và Cr.
D. Fe và Cr.
Câu20: Nhôm hidroxit được điều chế bằng cách nào sau đây?
A. Cho dư dd NH3vào dd muối nhôm (AlCl3).
B. Cho Al2O3tác dụng với nước.
C. Cho nhôm tác dụng với nước.
D. Cho dư dd NaOH vào dd AlCl3.
Câu 21: Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 42,6.
B. 45,5.
C. 48,8.
D. 47,1.
Câu 22: Khi điều chế FeCl2 bằng cách cho Fe tác dụng với dd HCl. Để bảo quản dd FeCl2 thu được không bị chuyển hóa thành hợp chất sắt (III), người ta có thể:
A. Cho thêm vào dd một lượng HNO3 dư
B. Cho thêm vào dd một lượng kẽm dư
C. Cho thêm vào dd một lượng HCl dư
D. Cho thêm vào dd một lượng sắt dư
Câu 23: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
A. +2; +4, +6.
B. +2, +3, +6.
C. +1, +2, +4, +6
. D. +3, +4, +6.
Câu 24: Cho 31,2 gam hh bột Al và Al2O3 tác dụng với dd NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là :
A. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al2O3.
B. 21,6 g Al và 9,6 g Al2O3.
C. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al2O3.
D. 5,4 g Al và 25,8 g Al2O3.
Câu 25: Cho phương trình hoá học: aAl + bFe3O4 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là :
A. 24.
B. 25.
C. 26.
D. 27.
Câu 26: Phản ứng hoá học nào sau đây xảy ra?
A. Cu + Pb2+ → Cu2++ Pb
B. Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe
C. Cu + 2Fe3+→Cu2+ + 2Fe2+
D. Cu2+ + 2Ag →Cu + 2Ag+
Câu 27: Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,3 mol FeSO4 trong dd có H2SO4 loãng làm môi trường là
A. 29,6 gam.
B. 14,7 gam.
C. 29,4 gam.
D. 59,2 gam.
Câu 28: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. Không màu sang màu vàng.
B. màu da cam sang màu vàng.
C, không màu sang màu da cam.
D. màu vàng sang màu da cam.
Câu 29: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
A. H2SO4đặc, nguội.
B. H2SO4đặc, nóng.
C. NaOH loãng.
D. H2SO4 loãng.
Câu 30: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất?
A. Bột Mg dư, lọc.
B. Bột Fe dư, lọc.
C. Bột Al dư, lọc.
D. Bột Cu dư, lọc.
……………..
Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 12
SỞ GD&ĐT…….
TRƯỜNG THPT…. (Đề gồm có 3 trang) |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II LỚP 12
NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút không kể phát đề |
Câu 1. Một vật phát được tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh thì phải có nhiệt độ
A. bất kì.
B. trên 0o C.
C. cao hơn nhiệt độ môi trường.
D. trên 2000o C.
Câu 02. Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng gì ?
A. Tán sắc ánh sáng.
B. Giao thoa ánh sáng.
C. Nhiễu xạ ánh sáng.
D. Khúc xạ ánh sáng.
Câu 03. Điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng là hai sóng ánh sáng gặp nhau phải
A. cùng tần số.
B. là hai sóng ánh sáng kết hợp.
C. cùng biên độ.
D. có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Câu 04. Tia X là sóng điện từ có
A. tần số lớn hơn tần số của tia tử ngoại.
B. tần số nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
C. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
D. bước sóng lớn hơn 380 nm.
Câu 05. Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây ?
A. Truyền được trong chân không.
B. Có thể bị phản xạ, khúc xạ.
C. Mang năng lượng.
D. Có tốc độ lan truyền phụ thuộc vào môi trường.
Câu 06. Sóng điện từ
A. không mang năng lượng.
B. không truyền được trong chân không.
C. là sóng dọc.
D. là sóng ngang.
Câu 07. Chọn phương án sai khi nói về ánh sáng đơn sắc.
A. Không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Có một màu nhất định.
C. Bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
D. Có bước sóng xác định.
Câu 08. Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,75 μm, biết a = 1 mm, D = 2 m. Hai điểm M và N thuộc vùng giao thoa, ở hai bên vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 9 mm và 12 mm. Giữa M và N ( không tính M, N ) có bao nhiêu vân sáng và vân tối ?
A. 14 vân sáng, 13 vân tối.
B. 13 vân sáng, 14 vân tối.
C. 15 vân sáng, 14 vân tối.
D. 13 vân sáng, 13 vân tối.
Câu 09. Một mạch dao động LC gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm và tụ điện có điện dung . Bước sóng của sóng điên từ mà mạch đó có thể phát ra là :
A. 12 m
B. 12 km
C. 1,2 m
D. 120 m
Câu 10. Công thức đúng để tính khoảng vân trong hiện tượng giao thoa ánh sáng đơn sắc của Y- âng là
Câu 11. Một mạch dao động gồm một tụ 20 nF và một cuộn cảm 8 μH, điện trở không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện là U0 = 1,5 V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch bằng
A. 53 mA
B. 75 mA
C. 63 mA
D. 43 mA
Câu 12. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc của Y- âng, khoảng cách từ vân tối thứ 3 bên này vân trung tâm đến vân sáng bậc 5 bên kia vân trung tâm cách nhau 13,5mm. Khoảng vân bằng
A. 1,59 mm
B. 1,8 mm
C. 2,7 mm
D. 1,42 mm
Câu 13. Trong sơ đồ của máy phát thanh vô tuyến điện, không có mạch
A. tách sóng.
B. phát dao động cao tần.
C. biến điệu.
D. khuếch đại.
Câu 14. Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 6 vân tối liên tiếp là 3 mm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân trung tâm là
A. 3 mm
B. 3,3 mm
C. 2,5 mm
D. 2,8 mm
Câu 15. Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, biết a = 2 mm, D =1 m, λ = 0,6 μm. Tại điểm M cách vân sáng chính giữa 1,65 mm có
A. vân tối thứ 5.
B. vân tối thứ 4.
C. vân sáng bậc 5.
D. vân tối thứ 6.
Câu 16. Trong mạch dao động lí tưởng, năng lượng nào được bảo toàn ?
A. Năng lượng cảm ứng.
B. Năng lượng từ trường.
C. Năng lượng điện trường.
D. Năng lượng điện từ.
Câu 17. Chiết suất của thủy tinh có giá trị
A. nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng đơn sắc truyền qua.
B. lớn nhất đối với ánh sáng đỏ.
C. như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
D. lớn nhất đối với ánh sáng tím.
Câu 18. Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, biết a = 0,5 mm, D = 1,2 m, khoảng vân đo được là 1,44 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm bằng
A. 0,4 μm
B. 0,6 μm
C. 0,5 μm
D. 0,7 μm
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là không đúng với tia tử ngoại ?
A. Tác dụng lên kính ảnh.
B. Có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
C. kích thích làm phát quang một số chất.
D. Có tác dụng sinh lí.
Câu 20. Hiện tượng nào sau đây khẳng định ánh sáng có tính chất sóng ?
A. Phản xạ ánh sáng.
B. Giao thoa ánh sáng.
C. Hiện tượng quang điện.
D. Khúc xạ ánh sáng.
Câu 21. Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 5 μF và cuộn cảm có độ tự cảm L = 50 mH. Tần số dao động riêng của mạch gần bằng
A. 3185 Hz
B. 185,3 Hz
C. 318,5 Hz
D. 830 Hz
Câu 22. Quang phổ gồm những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối là
A. quang phổ vạch.
B. quang phổ liên tục.
C. quang phổ hấp thụ.
D. quang phổ đám.
Câu 23. Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là
A. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.
B. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.
C. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
D. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem trọn bộ đề thi
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp