Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2021 – 2022 gồm 4 đề kiểm tra chất lượng 8 tuần học kì 2, giúp các bạn ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa học kì được tốt hơn.
Toàn bộ 4 đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 12 môn Hóa học được chọn lọc kỹ càng từ các trường THPT trên cả nước, giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng đề, cấu trúc, và biết được khả năng của mình khi giải đề, từ đó giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi giữa học kì 2 lớp 12 sắp tới. Chúc các bạn đạt được kết quả cao nhất!
Đề 1 – Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Hoá học lớp 12
TRƯỜNG THPT ………..
TỔ HÓA – SINH |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II (2021 – 2022)
Môn thi: HÓA HỌC Lớp 12 Thời gian :45 phút; không kể phát đề |
(Cho Al=27,Cr=52,Fe=56,Zn=65,Mg=24,K=39,Na=23,H=1,S=32,O=16,C=12,Cl=35,5).
Câu 1: Quặng có hàm lượng sắt lớn nhất là:
A. xiđerit
B. pirit
C. manhetit
D. hematit
Câu 2: Cho phản ứng:2Al+2H2O+2NaOH ® 2NaAlO2+3H2. Chất tham gia phản ứng đóng vai trò chất oxi hoá là chất nào?
A. NaAlO2
B. Al
C. NaOH
D. H2O
Câu 3: Hòa tan một ôxit kim loại có hóa trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 nồng độ 20%, thì thu được dung dịch muối sunfat có nồng độ 27,047%. Kim loại trong ôxit là:
A. Fe.
B. Zn.
C. Al.
D. Mg.
Câu 4: Cho 5,4 g Al tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 loãng thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là
A. 5.6
B. 6,72
C. 4.48
D. 3.36
Câu 5: Cho 3,64 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 9,88 gam muối sunfat. Kim loại đó là:
A. Mg.
B. Fe.
C. Zn.
D. Al.
Câu 6: Có ba chất Mg, Al, Al2O3 . Có thể phân biệt ba chất chỉ bằng một thuốc thử là chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch HNO3.
C. Dung dịch CuSO4.
D. Dung dịch HCl.
Câu 7: Khi điều chế Al, người ta cho criolit vào Al2O3 nóng chảy. Tác dụng nào không đúng với ý nghĩa của việc làm trên:
A. bảo vệ Al tạo thành không bị oxi hoá
B. giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3
C. làm tăng tính dẫn điện của hỗn hợp
D. bảo vệ điện cực không bị oxi hoá
Câu 8: Trộn 10ml AlCl3 1M với 35 ml KOH 1M Sau p.ứng kết thúc, khối lượng kết tủa thu được là:
A. 0,78 gam
B. 1,23 gam
C. 0,91 gam
D. 0,39 gam
Câu 9: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng đôlômit.
B. quặng pirit.
C. quặng bôxit.
D. quặng manhetit.
Câu 10: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. chỉ có kết tủa keo trắng.
B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
C. không có kết tủa, có khí bay lên.
D. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Al2O3là oxit trung tính
B. Al(OH)3là một hidroxit lưỡng tính
C. Nhôm là một kim loại lưỡng tính
D. Al(OH)3là một bazơ lưỡng tính
Câu 12: Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện
A. kết tủa màu xanh lam.
B. kết tủa màu nâu đỏ.
C. kết tủa màu trắng hơi xanh.
D. kết tủa màu trắng xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ.
Câu 13: Khử hoàn toàn 35,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 4,48 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là
A. 13,44 gam.
B. 16,0 gam.
C. 32,0 gam.
D. 11,2 gam.
Câu 14: Khi nung nóng Fe với chất nào sau đây thì tạo ra hợp chất sắt (II)
A. dung dịch HNO3
B. Cl2
C. S
D. O2
Câu 15: Sắt nằm ở ô thứ 26 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của ion Fe3+
A. 1s22s22p6 3s2 3p6 3d4 4s2
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1
C. 1s22s22p6 3s2 3p6 3d5
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2
Câu 16: Hợp chất có tính lưỡng tính và dùng tạo màu lục cho đồ sứ thủy tinh là:
A. Cr2O3
B. Cr(OH)3
C. CrO3
D. CrO.
Câu 17: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là
A. CuSO4và ZnCl2.
B. HCl và AlCl3.
C. CuSO4và H2SO4.
D. ZnCl2 và FeCl3.
Câu 18: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Fe.
B. Ag.
C. Cu.
D. Al.
Câu 19: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?
A. Al và Cr.
B. Fe và Al.
C. Mn và Cr.
D. Fe và Cr.
Câu20: Nhôm hidroxit được điều chế bằng cách nào sau đây?
A. Cho dư dd NH3vào dd muối nhôm (AlCl3).
B. Cho Al2O3tác dụng với nước.
C. Cho nhôm tác dụng với nước.
D. Cho dư dd NaOH vào dd AlCl3.
Câu 21: Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 42,6.
B. 45,5.
C. 48,8.
D. 47,1.
Câu 22: Khi điều chế FeCl2 bằng cách cho Fe tác dụng với dd HCl. Để bảo quản dd FeCl2 thu được không bị chuyển hóa thành hợp chất sắt (III), người ta có thể:
A. Cho thêm vào dd một lượng HNO3 dư
B. Cho thêm vào dd một lượng kẽm dư
C. Cho thêm vào dd một lượng HCl dư
D. Cho thêm vào dd một lượng sắt dư
Câu 23: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
A. +2; +4, +6.
B. +2, +3, +6.
C. +1, +2, +4, +6
. D. +3, +4, +6.
Câu 24: Cho 31,2 gam hh bột Al và Al2O3 tác dụng với dd NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là :
A. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al2O3.
B. 21,6 g Al và 9,6 g Al2O3.
C. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al2O3.
D. 5,4 g Al và 25,8 g Al2O3.
Câu 25: Cho phương trình hoá học: aAl + bFe3O4 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là :
A. 24.
B. 25.
C. 26.
D. 27.
Câu 26: Phản ứng hoá học nào sau đây xảy ra?
A. Cu + Pb2+ → Cu2++ Pb
B. Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe
C. Cu + 2Fe3+→Cu2+ + 2Fe2+
D. Cu2+ + 2Ag →Cu + 2Ag+
Câu 27: Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,3 mol FeSO4 trong dd có H2SO4 loãng làm môi trường là
A. 29,6 gam.
B. 14,7 gam.
C. 29,4 gam.
D. 59,2 gam.
Câu 28: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. Không màu sang màu vàng.
B. màu da cam sang màu vàng.
C, không màu sang màu da cam.
D. màu vàng sang màu da cam.
Câu 29: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
A. H2SO4đặc, nguội.
B. H2SO4đặc, nóng.
C. NaOH loãng.
D. H2SO4 loãng.
Câu 30: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất?
A. Bột Mg dư, lọc.
B. Bột Fe dư, lọc.
C. Bột Al dư, lọc.
D. Bột Cu dư, lọc.
…………………………………………..
Đề 2 – Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Hoá học lớp 12
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO…….. TRƯỜNG THPT ………
|
ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022 Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2021 – 2022 Tên môn: HÓA 12 GIỮA KÌ 2 Thời gian làm bài: 45 phút; |
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. NaCl.
B. Na2SO4.
C. KOH.
D. NaNO3.
Câu 2: Muối dễ bị phân hủy khi đun nóng là
A. Na2SO4.
B. Ca(HCO3)2.
C. CaCl2.
D. NaCl.
Câu 3: Dung dịch của chất nào sau đây được gọi là nước vôi trong?
A. NaOH.
B. Ba(OH)2.
C. Ca(HCO3)2.
D. Ca(OH)2.
Câu 4: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. nhận proton.
B. bị khử.
C. cho proton.
D. bị oxi hoá.
Câu 5: Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng hoá học xảy ra là
A.có kết tủa trắng, kết tủa không tan trong CO2dư.
B. có kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần.
C. không có kết tủa.
D. có kết tủa trắng, kết tủa tan trong CO2dư.
Câu 6: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 7: Kim loại X có các tính chất sau: Là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng, là kim loại nhẹ, nóng chảy ở nhiệt độ 660oC. Kim loại X là:
A. Al.
B. Ba.
C. Mg.
D. Na.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 15,1 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 8,96 lít.
B. 4,48 lít.
C. 11,20 lít.
D. 17,92 lít.
Câu 9: Vị trí của Al (Z =13) trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. chu kì 2, nhóm IIIA.
B. chu kì 3, nhóm IIA.
C. chu kì 2, nhóm IA.
D. chu kì 3, nhóm IIIA.
Câu 10: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe2O3nung nóng .
B. Al tác dụng với axit H2SO4đặc nóng.
C. Al tác dụng với Fe3O4nung nóng .
D. Al tác dụng với CuO nung nóng.
Câu 11: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Đốt dây Mg trong bình đựng khí O2.
B. Nhung thành Zn vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4và H2SO4 .
C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl
D. Nhung thanh Cu vào dung dịch HNO3loãng.
Câu 12: Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là
A. Cu.
B. CO.
C. Al.
D. H2.
Câu 13: Cho một mẩu Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được
A. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh .
B. Có khí thoát ra .
C. Có kết tủa màu xanh .
D. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh và sau đó tan ra .
Câu 14: Công thức hóa học của nhôm hiđroxit là
A. Al(OH)2.
B.Al(OH)3.
C. Al2 (SO4)3.
D.Al2O3.
Câu 15: Cho dãy các chất: FeCl3, CuSO4, BaCl2, KNO3, HCl, NaHCO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 16: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?
A. Mg.
B. Al
C. Fe.
D. K.
Câu 17: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Tên của kim loại kiềm thổ đó là
A. Sr.
B. Ba.
C. Mg.
D. Ca.
Câu 18: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Al.
B. Cu.
C. Na.
D. Ba.
Câu 19: Nước cứng tạm thời chứa
A. ion SO42-.
B. ion SO42-và HCO3–C. ion Cl–.
D. ion HCO3–.
Câu 20: Thạch cao nung dùng để đúc tượng, bó bột trong y tế. Công thức của thạch cao nung là
A. CaSO4.2H2O.
B. CaSO4.
C. CaCO3
D. CaSO4.H2O.
Câu 21: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Thành phần chính của vỏ và mai các loài ốc, sò, hến, mực là canxi cacbonat.
B. Sử dụng nước cứng trong ăn uống gây ngộ độc.
C. Nhôm là kim loại lưỡng tính
D. Các kim loại K, Ca, Mg, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng của chúng.
Câu 22: Chất thường được dùng để khử chua đất trong sản xuất nông nghiệp là
A. CaCO3.
B. CaSO4
C. CaO.
D. CaCl2.
Câu 23: 15,6 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là
A. 2,7 gam Al và 12,9 gam Al2O3B. 10,8 gam Al và 4,8 gam Al2O3
C. 5,4 gam Al và 10,2 gam Al2O3D. 8,1 gam Al và 7,5 gam Al2O3
Câu 24: Chất có tính lưỡng tính là
A. NaHCO3.
B. NaNO3.
C. NaCl.
D. NaOH.
Câu 25: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Cu2+, Fe3+.
B. Al3+, Fe3+.
C. Ca2+, Mg2+.
D. Na+, K+.
Câu 26: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch
A. NaCl, H2SO4.
B. NaOH, HCl.
C. Na2SO4, KOH.
D. KCl, NaNO3.
Câu 27: Chất nào sau đây được gọi là phèn chua, dùng để làm trong nước?
A. K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.
B. Na2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.
C.(NH4)2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.
D. Li2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 28: Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?
A. MgCO3.
B. Mg(HCO3)2.
C. MgO.
D. Ca(HCO3)2.
II. TỰ LUẬN ( 3 điểm)
Bài 1: (1,0đ) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
CaCl2→CaCaO →Ca(OH)2 →CaCO3
Bài 2: (0,5 đ) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết hai dung dịch sau NaCl và NaNO3
Bài 3: (0,5 đ) Hòa tan m gam Na vào nước dư thu được 5,6 lit khí (đktc). Tính m?
Bài 4: (1,0 đ) Hấp thụ hết 6,72 lít CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1 M và Ca(OH)2 0,6 M. Thu được m (g) kết tủa và dụng dịch X
a.Tính khối lượng kết tủa thu được?
B. Để loại bỏ hết ion Ca2+trong dung dịch X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa (a) gam Ca (OH)2. Tính giá trị của a
Đáp án đề thi giữa kì 2 Hóa 12
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Đ/A | C | B | D | B | D | A | A | B | D | B | B | A | A | B | C | D | D | C | D | D | A | C | C | A | C | B | A | C |
II. TỰ LUẬN
ĐÁP ÁN |
||
Bài 1 (1 điểm) |
Mỗi mũi tên ứng với 1 phương trình hóa học.
Mỗi phương trình hóa học đúng được 0,25 điểm 1.CaCl2 –Ca + Cl2 ( (1): đpnc)) Ca + O2→ 2CaO CaO + H2O → Ca(OH)2 Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O * Nếu thiếu, sai điều kiện hoặc sai hệ số của các chất trong phương trình hóa học thì trừ một nửa số điểm của phương trình hóa học đó. – Học sinh viết phương trình hóa học khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. |
0,25 0,25 0,25 0,25
|
Bài 2 ( 0,5 đ) |
Dùng đúng thuốc thử là dung dịch chứa ion Ag+ và nêu đúng hiện tượng có kết tủa trắng tạo thành từ một trong hai dung dịch và nhận biết được 2 chất.
Viết được PTHH của phản ứng có PT ion là Ag+ + Cl– → AgCl |
0,25 0,25 |
Bài 3 (0,5 điểm) |
nH2= 0,25 (mol)
a) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (1) Từ (1) → nNa = 0,5 (mol) → mNa= 0, 5.23 = 11,5 g
|
0,25 0,25 |
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp