Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022 sách Cánh diều

0
135
Rate this post

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022 sách Cánh diều gồm 5 đề thi, có đáp án và bảng ma trận đề thi kèm theo. Giúp thầy cô tham khảo, soạn đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo sách mới.

Với 5 đề thi giữa kì 2 môn Văn 6, cũng giúp các em luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn để ôn thi giữa học kỳ II đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên, Toán 6. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của :

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 1

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều

TT năng Mức độ nhận thức Tổng % Tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tỉ lệ % TG (phút) Tỉ lệ % TG (phút) Tỉ lệ % TG (phút) Tỉ lệ % TG (phút) Số câu hỏi TG (phút)
1 Đọc hiểu 15 5 10 5 10 10 0 0 4 20 40
3 Viết bài văn tự sự 25 10 20 15 10 25 10 20 1 70 60
Tổng 40 15 30 20 20 35 10 20 5 90 100
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung 70 30 100

Bảng đặc tả kĩ thuật đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 6

TT Nội dung kiến thức, kĩ năng Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1 Đọc hiểu

Ngữ liệu: Thơ lục bát

Nhận biết:

– Nhận diện thể loại VB

– Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.Về không gian, thời gian.

– Nhận biết biện pháp tu từ ẩn dụ, từ láy.

Thông hiểu: Tác dụng phương thức biểu đạt của bài thơ.

– Vận dụng:

Biết cách sử dụng từ, biện pháp tu từ và phương thức biểu đạt trong thơ.

2.5 1 0.5 4
2 Làm văn

tự sự, kể chuyện đời thường

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài tự sự, câu chuyện cần kể.

– Xác định được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể….

Thông hiểu:

– Tạo được tình huống của câu chuyện, xây dựng được cốt truyện.

– Trình bày được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật.

– Hiểu được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.

Vận dụng:

– Vận dụng kiến thức về văn tự sự để viết bài văn với cốt truyện tự xây dựng theo yêu cầu của đề bài.

Vận dụng cao:

– Lựa chọn sự việc chi tiết và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; diễn đạt sáng tạo, có giọng điệu riêng để bài văn kể chuyện được hấp dẫn, lôi cuốn.

1

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

PHÒNG GD&ĐT…….
TRƯỜNG TH&THCS……..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

ĐỀ BÀI: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc khác nào mới may
Chiều chiều thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên …

(Trích “Dòng sông mặc áo” – Nguyễn Trọng Tạo)

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022 sách Cánh diều

Câu 1. (0.5 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.

Câu 3. (1.5 điểm). Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào? Tác dụng?

Câu 4. (1.5 điểm). Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ thể hiện biện pháp nghệ thuật đó.

II. LÀM VĂN (6.0 điểm).

Câu 5. (6,0 điểm) Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

TT Nội dung Điểm
1 – Thể thơ: lục bát. 0. 5
2 – Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm. 0. 5
3 – Miêu tả qua 4 thời điểm: Sáng, trưa, chiều, tối (chỉ rõ các từ ngữ thể hiện các thời điểm đó… Nắng lên, Trưa về, Chiều chiều Đêm, trăng, sao).

– Tác dụng: Làm hiện lên một dòng sông quê rất đẹp, vẻ đẹp đó thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày.

1.5
4 – Biện pháp tu từ: Nhân hóa, sử dụng từ láy.

– Chỉ rõ từ ngữ thể hiện). Dòng sông – điệu, mặc áo. Mây- thơ thẩn. Đêm – thêu…) Từ láy, thướt tha, chiều chiều, thơ thẩn, hây hây.

1.5

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

  Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua.  
a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự

Mở bài, giới thiệu được câu chuyện.

Thân bài, kể được diễn biến câu chuyện

0,25
Kết bài, nêu được ý nghĩa câu chuyện.
b. Xác định đúng nội dung đề yêu cầu

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng yêu cầu của đề: 0,5 điểm.

0,5
c. Triển khai câu chuyện thành các sự việc

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt, đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu nhân vật (0,25 điểm), hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện (0,25 điểm). 0,5
* Kể diễn biến câu chuyện:

– Sự việc mở đầu.

– Sự việc phát triển.

– Sự việc cao trào.

– Sự việc kết thúc.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh kể đầy đủ, sâu sắc các sự việc và có cảm xúc: 3,5 điểm.

– Học sinh kể chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2 điểm – 2,5 điểm.

Kể sơ sài, không có tình huống cao trào, chưa có cảm xúc: 1 điểm – 1, 5 điểm.

3, 5
* Ý nghĩa câu chuyện hoặc cảm nghĩ của người viết

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.

– Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về câu chuyện,có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng kiến thức về thể loại tự sự,trong quá trình kể biết làm nổi bật ý nghĩa câu chuyện,biết liên hệ với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

Đáp ứng được đầy đủ yêu cầu : 0,5 điểm.

Đáp ứng được một phần yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
Tổng điểm 10,0

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 2

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều

Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Mức độ thấp Mức độ cao
I. Đọc- hiểu:

Ngữ liệu: Thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

– Nhận diện thể thơ

– Phát hiện từ láy

-Viết câu văn có chủ ngữ là cụm danh từ -Viết đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ.    
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 1,0

10%

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

10%

Số câu: 1

Số điểm: 2,0

20%

  Số câu: 4

Số điểm: 4

Tỉ lệ %: 40

II. Viết

Văn tự sự

Viết một bài văn kể chuyện  
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

      Số câu: 1

Số điểm:

60%

Số câu: 1

Số điểm: 6.0

Tỉ lệ %: 60

Tổng số câu

Tổng điểm

Phần %

Số câu: 2

Số điểm: 1,0

10%

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

10%

Số câu: 1

Số điểm:2.0

20%

Số câu: 2

Số điểm: 6

60%

Số câu: 5

Số điểm: 10

100%

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

Trường THCS…………………..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM 2021 – 2022
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 tới câu 4:

MẦM NON

Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm nép lặng im

Chợt một tiếng chim kêu:
– Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nối róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy

Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc…

(Võ Quảng)

Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0.5 điểm): Liệt kê bốn từ láy được sử dụng trong bài thơ.

Câu 3 (1 điểm): Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (trong đó có sử dụng chủ ngữ là một cụm danh từ, gạch chân dưới chủ ngữ đó).

Câu 4 (2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu cảm nhận của em về bốn câu thơ cuối của bài thơ:

Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc…

II. TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm)

Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

Câu Yêu cầu Điểm
I. Đọc hiểu
1

(1.0 điểm).

– Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ năm chữ

 

0,5đ
2

(1.0 điểm).

Ghi lại các 4 từ láy có trong đoạn thơ trên:

Nho nhỏ, lim dim, hối hả, thưa thớt,…

Đúng 2 từ được 0,25 điểm. Đúng 1 từ không cho điểm.
3

(1.0 điểm).

– Ví dụ: Sự ra đời của một mầm non nho nhỏ khi mùa xuân đến đã được khắc hoạ thật sinh động trong bài thơ này. 1,0đ
4

(2.0 điểm).

– Hình thức: 0.5 điểm (đúng hình thức đoạn văn 6 – 8 câu, không sai chính tả, dùng từ, diễn đạt).

HS có thể trình bày một số ý cơ bản như:

– Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá.

– Tác dụng: Khiến cho hình ảnh của mầm non trở nên gần gũi, sống động, có hồn như một loài vật trải qua giấc ngủ đông dài đằng đẵng nay mùa xuân đến vội bật tung lớp chăn xù xì, xám xịt, khô héo để hiên ngang đứng dậy giữa đất trời, khoác chiếc áo màu xanh biếc căng đầy sức sống.

– Hình ảnh mầm non “đứng dậy” rồi “khoác áo màu xanh biếc” là một hình tượng đẹp và khoẻ, tượng trưng cho sức sống mùa xuân, vẻ đẹp thanh xuân và tinh khôi của thiên nhiên.

2,0đ
Phần II. Viết

Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.

a. Yêu cầu Hình thức – Thể loại: Tự sự – Ngôi kể: Thứ 1.

– Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

– Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

– Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

1.0 đ
b. Yêu cầu nội dung

 

a. Mở bài: – Giới thiệu chuyến đi. 0,5đ
b. Thân bài: Kể lại diễn biến chuyến đi đáng nhớ.

– Sử dụng các từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến sự việc, các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh để đặc tả được các sự việc, hiện tượng, hoạt động được đề cập, chú ý các từ liên kết giữa các phần, các đoạn.

– Thể hiện những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân một cách chân thực, tự nhiên.

3,0đ
c. Kết bài: Kết thúc và nêu cảm nghĩ 0,5đ
Tổng điểm 10,0đ

 

Tải toàn bộ tài liệu tại đây

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bo-de-thi-giua-hoc-ki-2-mon-ngu-van-6-nam-2021-2022-sach-canh-dieu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp