Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021 – 2022

0
69
Rate this post

Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn 2021 – 2022 mang đến 6 đề kiểm tra giữa kì có đáp án chi tiết kèm theo ma trận đề thi. Qua 6 đề thi giữa kì 2 Văn 9 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Đề thi giữa kì 2 Văn 9 cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Ngoài đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 9 các bạn tham khảo thêm một số tài liệu như: Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 9, đề cương giữa kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn. Vậy sau đây là 4 đề thi giữa kì 2 Văn 9, mời các bạn cùng theo dõi.

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 năm 2021 – Đề 1

Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 9

Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Phần I:

Đọc – hiểu

Nhớ được tác giả, tác phẩm đoạn trích Hiểu được phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về đoạn thơ
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0,5

5%

2

1,5

15%

1

2

20%

4

4

40%

Phần II:

Làm văn

(Nghị luận về tác phẩm truyện)

Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận về nhân vật văn học.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

6

60%

1

6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

1

1

10%

1

2

20%

1

6

60%

5

10

100%

Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 9 môn Văn

Phần I: Phần đọc- hiểu (4 điểm)

Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm)

b. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm)

c. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta. (2 điểm)

Câu 2 (6 điểm). Nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê gợi cho em suy nghĩ gì?

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 9

Câu 1 (4 điểm). Học sinh thực hiện được:

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải (0,5 điểm)

b. Chỉ ra được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp đó

+ Phép nhân hóa: Đất nước “vất vả”,“gian lao”-> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. (0,5 điểm)

+ Phép so sánh: Đất nước với “…vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử.(0,5 điểm)

+ Điệp từ “đất nước”, cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. (0,5 điểm)

c. HS viết đoạn văn nghị luận đảm baỏ bố cục rõ ràng có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, lời văn mạch lạc…

– Nội dung

* Mở đoạn: giới thiệu vị trí đoạn thơ, khái quát nội dung khổ thơ (0,25đ)

* Thân đoạn: Phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu trong khổ thơ làm rõ nội dung ca ngợi đất nước Việt Nam anh hùng, gian nan, vất vả nhưng rất đỗi gần gũi, yêu thương và đáng tự hào. “Đất nước như vì sao” khiêm nhường mà tráng lệ “cứ đi lên” sánh vai cùng các cường quốc năm châu (1đ)

*Kết đoạn: Suy nghĩ của bản thân về đất nước (0,25đ)

*Liên hệ: Cho dù còn nhiều khó khăn nhưng đất nước ta vẫn đang ngày càng phát triển đi lên, hội nhập cùng sự phát triển của Quốc tế, đạt nhiều thành tựu tiến bộ trên mọi mặt….(0,5đ)

Câu 2 (6 điểm)

Ý Kiến thức, kĩ năng cần đạt được Điểm
a Đảm bảo cấu trúc bài văn: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu cảnh được tả; Thân bài Tả quang cảnh, cảnh vật chi tiết theo thứ tự; Kết bài :Phát biểu cảm tưởng về quang cảnh , cảnh vật đó. 0,25
b Xác định đúng yêu cầu của đề: Tả một người thân yêu nhất với em 0,25
c Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về câu chuyện

Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

0,25

 

 

 

 

* Phần mở bài:

– Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm .

– Khái quát được nét đẹp về nhân vật Phương Định.

0,5
· Phần thân bài:

Vẻ đẹp của Phương Định

– Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên tươi trẻ.

– Tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi nguy hiểm.

– Có tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm.

( Các ý có kết hợp phân tích dẫn chứng trong tác phẩm)

2
– Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc về tấm gương thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời chống Mỹ. 1
Nghệ thuật

– Truyện kể theo ngôi thứ nhất, thể hiện chân thực tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật;

– Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với diễn biến của chiến trường ác liệt.

1
*Phần kết bài:

– Khẳng định những nét đẹp của nhân vật và giá trị của tác phẩm.

– Liên hệ với thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

0,5

* Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.

Đề thi giữa kì 2 Văn 9 năm 2021 – Đề 2

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 9

Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
I. Đọc hiểu – Ngữ liệu: văn bản thông tin/ văn bản nghệ thuật

– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ 01 đoạn trích,thơ/văn bản hoàn chỉnh.

+ Độ dài khoảng 50 – 300 chữ.

– Nhận biết PTBĐ, thể thơ hoặc ngôi kể trong văn bản.

– Nhận biết sự phát triển của từ, các biện pháp tu từ trong văn bản.

– Hiểu và nêu được nội dung, ý nghĩa của văn bản.

– Hiểu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong văn bản.

 

Tổng

Số câu 1 1
Số điểm 1,5 1,5 3
Tỉ lệ 15 % 15% 30%
II: TLV

NLXH

Nhận biết đúng đối tượng NL.

+ Trình bày được bài văn có bố cục ba phần.

– Hiểu đúng đặc trưng văn bản .

 

+ Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận – Tạo lập thành văn bản có tính thống nhất, nội dung chặt chẽ, thuyết phục.  

 

Tổng cộng Số câu 1 1 1
Số điểm 1.5 1.5 3 1 7
Tỉ lệ 15% 15% 30% 10% 70%
 

Tổng cộng

Số câu 2 2 1 1 3
Số điểm 3 3 3 1 10
Tỉ lệ 30% 30% 30% 10% 100%

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 9

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) :

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu

Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thủa bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé,
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa,
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa
Ta yêu quá những lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương
Như những con người- biết mấy yêu thương…”

(Trích “Nhớ con sông quê hương”, Lê Anh Xuân, NXB Văn học, 2003)

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021 – 2022

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ?

Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Suy nghĩ và hành động của em về hiện tượng nói tục, chửi thề ở một số học sinh trong nhà trường hiện nay.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
a

b

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Thể thơ: tự do

– Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ : Ẩn dụ, So sánh, nhân hóa, điệp ngữ…

– Hs có thể lựa chọn một trong các biện pháp tu từ ấy để nêu tác dụng

0,5

1.5

c Nội dung: – Thông qua những hình ảnh hết sức gần gũi và chân thực như lời ru, cơn mưa, cây dừa, rặng tre…tác giả đã bộc lộ tình cảm của mình đối với quê hương một cách sâu nặng… 1.0
II LÀM VĂN
Đề ra: Suy nghĩ và hành động của em về hiện tượng nói tục, chửi thề ở một số học sinh trong nhà trường hiện nay. 7.0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận với đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài 0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhận diện được đúng kiểu bài NLXH về một hiện tượng trong đời sống.

– Trong quá trình viết bài, cần sử dụng kết hợp các yếu tố khác để bài viết thuyết phục và sinh động hơn.

0.25

0,25

Bài viết nên có các ý cơ bản:

a) Mở bài:

HS có thể dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp vào vấn đề nêu ở đề bài

Nêu được vấn đề cần NL: Vấn đề nói tục chửi thề..

Nhận thức

b) Thân bài:

1 . Giải thích các khái niệm có liên quan..

– Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ không hay, thiếu lịch sự, thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng mình và người đang giao tiếp, trái với thuần phong mĩ tục…

2. Chứng minh

* Biểu hiện: HS nêu những biểu hiện của hiện tượng nói tục chửi thề không chỉ nơi công cộng, nơi trường học, không chỉ lúc bực tức mà còn cả trong lúc vui vẻ, không chỉ với bạn bè, thầy cô mà còn đối với người lớn tuổi…

* Tác hại : HS cần chỉ rõ các tác hại đối với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội…

– Lấy VD minh họạ cụ thể

3. Nguyên nhân( Chủ quan, Khách quan)

4 . Giải pháp

Tuyên truyền….

– Nhắc nhở…

– Đưa ra các biện pháp có tính răn đe…

C .Kết bài : – Đánh giá khái quát về vấn đề nghị luận:

– Mở rộng liên hệ , rút ra bài học cho bản thân.

1.0

3.0

1.0

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng, thấu đáo, sâu sắc về đối tượng của bài văn NLXH 0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Mạch lạc, rõ ràng; trình bày sạch sẽ. 0.5

Đề thi giữa kì 2 Văn 9 năm 2021 – Đề 3

Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 9

Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
I. Đọc hiểu – Ngữ liệu: văn bản thông tin/ văn bản nghệ thuật

– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ 01 đoạn trích,thơ/văn bản hoàn chỉnh.

+ Độ dài khoảng 50 – 300 chữ.

– Nhận biết PTBĐ, thể thơ hoặc ngôi kể trong văn bản.

– Nhận biết sự phát triển của từ, các biện pháp tu từ trong văn bản.

– Hiểu và nêu được nội dung, ý nghĩa của văn bản.

– Hiểu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong văn bản.

 

Tổng

Số câu 1 1
Số điểm 1,5 1,5 3
Tỉ lệ 15 % 15% 30%
II: TLV

NLXH

Nhận biết đúng đối tượng NL.

+ Trình bày được bài văn có bố cục ba phần.

– Hiểu đúng đặc trưng văn bản .

 

+ Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận – Tạo lập thành văn bản có tính thống nhất, nội dung chặt chẽ, thuyết phục.  

 

Tổng cộng Số câu 1 1 1
Số điểm 1.5 1.5 3 1 7
Tỉ lệ 15% 15% 30% 10% 70%
 

Tổng cộng

Số câu 2 2 1 1 3
Số điểm 3 3 3 1 10
Tỉ lệ 30% 30% 30% 10% 100%

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

“Bàn tay khô cứng , sỏi, sành
Ôm con mưa, nắng, dỗ dành, chở che
Cha là chiếc võng trưa hè
Ru con ngon giấc tuổi thơ ngọt ngào
Cha là những hạt mưa rào
Cho con uống mát biết bao nhiêu lần
Giờ đây con đã lớn khôn
Công cha như núi Thái Sơn trong lòng…”

(Trích “Thương cha”, Nguồn Internet)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ?

Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

PHẦN II: LÀM VĂN (8,0 điểm)

Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 9

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
a

b

– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Thể thơ: lục bát:

– Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ : Ẩn dụ, So sánh, liệt kê, điệp ngữ…

– Hs có thể lựa chọn một trong các biện pháp tu từ ấy để nêu tác dụng

0,5

1.5

c Nội dung: – Bài thơ là tâm sự, là tiếng lòng của người con khi nghĩ đến công lao , sự khó khăn , vất vả , hi sinh thầm lặng của người cha dành cho con cái của mình. 1.0
II LÀM VĂN
Đề ra: Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? 7.0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận với đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài 0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Nhận diện đúng kiểu bài NLXH về một hiện tượng trong đời sống xã hội.

– Trong quá trình viết bài, cần sử dụng kết hợp các yếu tố khác để bài viết thuyết phục và sinh động hơn.

0.25

0,25

Bài viết nên có các ý cơ bản:

a) Mở bài:

HS có thể dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp vào vấn đề nêu ở đề bài

Nêu được vấn đề cần NL: Vấn đề tai nạn giáo thông đang là một điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.

Nhận thức : Tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước cần phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu TNGT.

b) Thân bài:

1 . Giải thích các khái niệm có liên quan..

2. Thực trạng của vấn đề tham gia giao thông hiện nay ( Ở thành phố, nông thôn, trường học…)

– Lấy VD minh học cụ thể

3 . Hậu quả: ( HS cần nêu cụ thể hậu quả đối với xã hội , gia đình , nhà trường, bản thân…)

4. Nguyên nhân( Chủ quan, Khách quan)

5. Hành động của tuổi trẻ

Tham gia học tập luật lệ gt, nắm vững và bảo đảm ATGT khi tham gia.

– Chấp hành nghiêm chỉnh , không lạng lách, đánh võng…

– Đưa ra các biện pháp tuyên truyền…

C.Kết bài : – Đánh giá khái quát về vấn đề nghị luận:

– Mở rộng liên hệ, trình bày suy nghĩ, rút ra bài học

1.0

3.0

1.0

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng, thấu đáo, sâu sắc về đối tượng của bài văn NLXH 0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Mạch lạc, rõ ràng; trình bày sạch sẽ. 0.5

………………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Văn 9 năm 2021

Giáo Dục, Lớp 9

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bo-de-thi-giua-hoc-ki-2-mon-ngu-van-lop-9-nam-2021-2022/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp