TOP 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2021 – 2022 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận đề thi theo Thông tư 22. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm ra đề thi giữa kì 2 cho học sinh.
Với 5 đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt 4, sẽ giúp các em học sinh lớp 4 ôn tập thật tốt các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi, để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa học kì 2 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm cả bộ đề thi môn Toán. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng tải đề thi giữa kì II môn Tiếng Việt 4 miễn phí.
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022 – Đề 1
Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
Mạch kiến thức, kĩ năng Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022 theo Thông tư 22 |
Số câu và số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
1. Đọc hiểu văn bản |
Câu số |
1, 2 |
5 |
6 |
3 |
1 |
|||||
Số điểm |
1 |
|
0,5 |
|
|
1,0 |
|
|
1,5 |
1,0 |
|
2. Kiến thức Tiếng Việt |
Câu số |
3 |
4,8 |
7 |
9,10 |
3 |
3 |
||||
Số điểm |
0,5 |
|
1,0 |
|
|
1.0 |
|
2,0 |
1,5 |
3,0 |
|
Tổng điểm phần đọc hiểu |
Số câu |
3 |
2 |
2 |
2 |
6 |
4 |
||||
Số điểm |
1,5 |
|
1,5 |
|
|
2,0 |
|
2,0 |
3,0 |
4,0 |
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022
PHÒNG GD&ĐT….. |
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ II |
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI (3 điểm):
* Học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng một trong các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi đoạn đọc.
Bài 1: Trống đồng Đông Sơn (Sách TV 4 tập 2, trang 17)
Đọc đoạn “ Từ niềm tự hào …… có gạc”
H. Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
Bài 2: Sầu riêng (Sách TV 4 tập 2, trang 34)
Đọc đoạn “Từ Hoa sầu riêng đến ….. tháng năm ta.”
H. Hoa sầu riêng được tác giả tả như thế nào?
Bài 3: Hoa học trò (SGK TV 4/2 trang 43)
Học sinh đọc từ “ nhưng hoa càng đỏ … lá phượng”
H: Đọc câu văn nói lên niềm vui của cậu học trò khi mùa hoa phượng về?
Bài 4. Khuất phục tên cướp biển (SGK TV 4/ 2 trang 66)
Học sinh đọc từ “ Tên chúa tàu ấy cao lớn … xuống bàn”
H: Tìm những chi tiết cho thấy sự dữ tợn của tên cướp biển?
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (7 điểm)
(Thời gian: 35 phút không kể thời gian phát đề)
Quê hương
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thấm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa…
Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó, chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò.
Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lóa cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi.
Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.
Theo Anh Đức
* Đọc thầm bài: “Quê hương” sau đó khoanh vào đáp án đúng ở các câu 1, 2, 3, 4 và hoàn thành bài tập ở các câu còn lại:
Câu 1: Quê hương của chị Sứ là:
a. Ba Thê.
b. Không có tên.
c. Hòn Đất.
Câu 2: Quê hương chị Sứ được tả trong bài văn là vùng nào?
a. Thành phố.
b. Vùng biển.
c. Miền núi.
Câu 3: Trong từ “bình yên”, tiếng “yên” gồm những bộ phận nào cấu tạo thành?
a. Âm đầu và vần.
b. Âm đầu và thanh.
c. Vần và thanh.
Câu 4: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy?
a. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
b. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
c. che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng.
Câu 5: Tìm từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm:
Chị Sứ yêu Hòn Đất……………………………………………………………………..
Câu 6: Vì sao chị Sứ lại yêu quê hương sâu nặng đến vậy?
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Viết 2 – 3 câu về cảm nghĩ của mình đối với quê hương?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Bài văn trên có mấy danh từ riêng?
Có ….. danh từ (đó là……………………………………………………..)
Câu 9: Cho các từ sau: chị, vườn cây, da dẻ, quả ngọt, chen chúc. Dựa vào cấu tạo của từ rồi tìm:
– Từ đơn: ……………………………………………………………………………………………
– Từ ghép: …………………………………………………………………………………………..
– Từ láy: ……………………………………………………………………………………………..
Câu 10: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với những dấu nào? Hãy lấy ví dụ cho mỗi trường hợp đó.
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả: (nghe-viết) 15 phút
Thắng biển
Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Một tiếng ào ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, …
Theo CHU VĂN
2. Tập làm văn: (35 phút, không kể thời gian chép đề)
Đề bài: Em hãy tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022
A. KIỂM TRA ĐỌC:
ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (7 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
c. Hòn Đất. |
0,5 |
2 |
b. Vùng biển. |
0,5 |
3 |
c. Vần và thanh. |
0,5 |
4 |
a. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng. |
0,5 |
5 |
bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. |
0,5 |
6 |
Vì quê hương là nơi chị đã sinh ra và lớn lên, nơi mà những người thân của chị đang sinh sống, nơi đã gắn bó rất nhiều kỉ niệm đầy ý nghĩa với chị. |
1,0 Tùy câu trả lời của hoạc sinh, giáo viên ghi điểm phù hợp |
7 |
Học sinh có thể viết: Quê hương là nơi em được sinh ra và lớn lên. Nơi đó có ông bà, cha mẹ, anh chị và bạn bè thân thiết của em đang sinh sống. Em tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng học tập để sau này xây dựng quê hương của mình ngày càng ấm no hơn. |
1,0 Tùy khả năng viết của hoạc sinh, giáo viên ghi điểm phù hợp |
8 |
Có 3 danh từ (đó là: (chị) Sứ, Hòn Đất, (núi) Ba Thê |
0,5 -Tìm đúng 2 hoặc cả 3 từ : 0,5 điểm; Đúng 1 từ 0,25 điểm |
9 |
– Từ đơn: chị – Từ ghép: vườn cây, quả ngọt – Từ láy: da dẻ, chen chúc |
1,0 Tìm đúng mỗi từ: 0,2 điểm |
10 |
Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với dấu hai chấm và dấu ngoặc kép hoặc dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng. (0,5 điểm) Ví dụ: (0,5 điểm) Cách 1: Bà tiên nói: “Con thật hiếu thảo.” Cách 2: Bà tiên nói: – Con thật hiếu thảo. |
1,0 – Nêu đúng lý thuyết : 0,5 điểm. – Làm đúng ví dụ: 0,5 điểm |
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả : (2 điểm)
– Tốc độ đạt yêu cầu (85 chữ/15 phút); chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
Tùy mức độ học sinh đạt được, giáo viên ghi mức điểm phù hợp.
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi: 1 điểm.
Viết sai 6-8 lỗi đạt 0,75 điểm, sai 9-11 lỗi đạt 0,5 điểm, sai quá 12 lỗi thì không đạt điểm.
II. Tập làm văn: (8 điểm)
1. Phần mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu được cây định tả.
2. Phần thân bài: (4 điểm)
a) Nội dung: (1,5 điểm)
Tả được hình dáng, màu sắc, hoa, quả,….
b/Kỹ năng (1,5 điểm)
Biết sử dụng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh, viết câu đúng ngữ pháp, đúng dấu câu; diễn đạt mạch lạc; bố cục đảm bảo.
c) Cảm xúc (1 điểm)
Bài viết thể hiện được cảm xúc chân thật của người viết.
3. Phần kết bài: (1 điểm)
Nêu được ích lợi, cách chăm sóc, bảo vệ cây,…
4. Chữ viết, chính tả: (1 điểm)
Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, không sai quá 5 lỗi thì đạt (1 điểm)
5. Sáng tạo: (1 điểm)
Bài viết có nét sáng tạo, dùng hình ảnh miêu tả thú vị,… thì đạt (1 điểm)
(Tùy theo mức độ giáo viên ghi điểm phù hợp.)
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022 – Đề 2
Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 (Đọc thầm)
MẠCH KIẾN THỨC | NỘI DUNG KIẾN THỨC – KỸ NĂNG CẦN ĐÁNH GIÁ | SỐ CÂU HỎI | HÌNH THỨC CÂU HỎI | TỔNG ĐIỂM | |||||||
TRẮC NGHIỆM | TỰ LUẬN | ||||||||||
Nhận biết | Hiểu | Vận dụng | Vận dụng phản hồi | Nhận biết | Hiểu | Vận dụng | Vận dụng phản hồi | ||||
ĐỌC HIỂU |
– Biết được đặc điểm vùng đất Ninh Thuận. |
1 |
0,5 |
2,5 |
|||||||
– Biết được điều kiện thuận lợi để người dân Ninh Thuận phát triển mô hình trồng nho. |
1 |
0,5 |
|||||||||
– Xác định được 2 hoạt động trải nghiệm tại Ninh Thuận. |
1 |
0,5 |
|||||||||
– Nhận biết được nhiều nét đặc sắc của Ninh Thuận với du khách |
1 |
0,5 |
|||||||||
– Đặt câu giới thiệu một cảnh đẹp Việt Nam. |
1 |
0,5 |
|||||||||
LUYỆN TỪ VÀ CÂU |
– Xác định được tính từ trong câu. |
1 |
0,5 |
2,5 |
|||||||
– Xác định dược tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn. |
1 |
0,5 |
|||||||||
– Xác định được từ láy động tư, tính từ. |
1 |
0,5 |
|||||||||
– Xác định được 3 kiểu câu kể đã học. |
1 |
0,5 |
|||||||||
– Đặt được câu kể Ai thế nào vào thực tế cuộc sống. |
1 |
0,5 |
|||||||||
TỔNG ĐIỂM |
8 |
2 |
1,5 |
|
|
|
|
1 |
0,5 |
5 |
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
A. Đọc
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (Thời gian: 1 phút)
Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
1. Trống đồng Đông Sơn
(Đoạn từ “Trống đồng Đông Sơn … nhảy múa.”, sách TV4, tập 2 – trang 17)
2. Sầu riêng
(Đoạn từ “Sầu riêng … trổ vào cuối năm.”, sách TV4, tập 2 – trang 34)
3. Hoa học trò
(Đoạn từ “Mùa xuân … bất ngờ dữ vậy.”, sách TV4, tập 2 – trang 43)
4. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
(Đoạn từ “Em cu Tai … vung chày lún sân.”, sách TV4, tập 2 – trang 48)
II. ĐỌC THẦM (Thời gian: 25 phút)
Vùng đất duyên hải
Ninh Thuận – vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió- là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.
Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.
Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.
Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.
Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.
Theo Tạp chí Du lịch
1. Ninh Thuận là vùng đất:
☐ ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
☐ duyên hải quanh năm nắng gió.
☐ ở cao nguyên Đắc lắc, Tây Nguyên.
☐ ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ
(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống của câu 2)
2. Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là:
☐ Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp.
☐ Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.
☐ Đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
3. Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm những gì?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….,
4. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.
5. Ngoài Ninh Thuận, em hãy viết một câu giới thiệu một cảnh đẹp khác của Việt Nam mà em biết.
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
6. Câu “Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.” có:
….. tính từ. Đó là từ: ……………………………………………………
(Em hãy đánh dấu × vào ô c trước ý đúng nhất của câu 7)
7. Trong bài đọc có một dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đó có tác dụng là:
☐ Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
☐ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
☐ Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
☐ Đánh dấu các ý được liệt kê trong đoạn văn.
8. Trong đoạn 4: “Trên hành trình rong ruổi…………………không ra mồ hôi”.
Em hãy tìm và ghi lại:
– Từ láy là động từ: …………………………………………………………..
– Từ láy là tính từ: ……………………………………………………………
9. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.
10. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một bạn trong lớp mà em yêu mến.
B. Viết
I. CHÍNH TẢ (Nghe đọc) Thời gian: 15 phút
Bài “Bãi ngô” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 30; 31)
Viết đầu bài và đoạn “Thế mà chỉ ít lâu sau … làn áo mỏng óng ánh.”
II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút
Đề bài: Thiên nhiên xung quanh em rất nhiều cây xanh. Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả hoặc cây ra hoa mà em yêu thích.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
A. Đọc
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG
II. ĐỌC THẦM (5 điểm) Mỗi câu đúng: 0,5 điểm.
1. duyên hải quanh năm nắng gió.
2. Đ; S; Đ
3. sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.
5. Tham khảo: Đà Lạt có khí hậu trong lành, mát mẻ. (0,5 điểm)
Học sinh có thể viết 1 câu nhưng yêu cầu nêu tên và đặc điểm, tính chất của thắng cảnh.
6. 2 tính từ là mênh mông, giống (Từ điển Việt Nam)
7. Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
Trả lời: Các từ láy là: động từ: rong ruổi Tính từ: mát mẻ
8. Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
9.
10. Học sinh tự diễn đạt.
Lan hiền lành, thân thiện với bạn bè.
Đôi mắt bạn Lan to và sáng.
B. Viết
I. CHÍNH TẢ (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.
II. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
1. YÊU CẦU:
a. Thể loại: Tả cây cối
b. Nội dung: Trình bày đầy đủ ý miêu tả cây ra hoa hoặc cây bóng mát hoặc cây ăn quả theo yêu cầu của đề bài.
c. Hình thức:
- Trình bày được bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
- Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
2. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 4,5 – 5: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể.
- Điểm 3,5 – 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung.
- Điểm 2,5 – 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trải, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung.
- Điểm 1,5 – 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung.
- Điểm 0,5 – 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.
Lưu ý:
- Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn tả cây cối.
- Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.
…
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022 theo Thông tư 22
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp