Bộ đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2020 – 2021

0
112
Rate this post

Bộ đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2020 – 2021 gồm 35 đề kiểm tra cuối kì 2 của 11 môn học như: Toán, Văn, Sử, Địa, Vật lý, Anh, Sinh học, Công nghệ, GDCD, Tin học, Hóa học.

Trong mỗi đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 12 đều có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp các bạn học sinh ôn tập, luyện giải đề để đạt được kết quả cao trong kì thi học kì 2 lớp 12. Đồng thời với đề kiểm tra này thầy cô có thể tham khảo, ra đề thi cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi, mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2020 -2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12

Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) SỐ CÂU Điểm số
Cấp độ 1, 2Lí thuyết Chương IV. Dao động và sóng điện từ 8.2 3.28 3 0.75
Chương V. Sóng ánh sáng 10.3 4.12 4 1
Chương VI . Lượng Tử Ánh sáng 10.3 4.12 4 1
Cấp độ 3, 4 ( vận dụng) Chương VII . Hạt nhân nguyên tử 14.4 5.76 6 1.5
Chương VIII. Từ vi mô đến vĩ mô 6.2 2.48 3 0.75
Chương IV. Dao động và sóng điện từ 6.5 2.6 3 0.75
Chương V. Sóng ánh sáng 19.1 7.64 8 2
Chương VI . Lượng Tử Ánh sáng 10.3 4.12 4 1
Chương VII . Hạt nhân nguyên tử 12.1 4.84 5 1.25
Chương VIII. Từ vi mô đến vĩ mô 2.6 1.04 0 0
Tổng 100.0 40 40 10

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 12 môn Vật lí

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO……

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2020 – 2021

TRƯỜNG………..

ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ LỚP 12_CB
NĂM HỌC 2020 – 2021
Thời gian làm bài 60 phút;
Không tính thời gian phát đề
(40 câu trắc nghiệm)

Câu 1 Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 2 mH và tụ điện có điện dung C = 2 pF, (lấy ). Tần số dao động của mạch là

A. f = 2,5 Hz

B. f = 2,5 MHz

C . f = 1 Hz

D. f = 1 MHz

Câu 2 Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C = 16 nF và cuộn cảm L = 25 mH. Tần số góc dao động của mạch là

A.omega=200 mathrm{~Hz}

B. omega=200 mathrm{rad} / mathrm{s}

C. omega=5.10^{-5} mathrm{~Hz}

D. omega=5.10^{4} mathrm{rad} / mathrm{s}

Câu 3 Một mạch dao động gồm một tụ điện có tụ điện C biến thiên và một cuộn cảm có độ tự cảm L cũng biến thiên. Điều chỉnh cho L = 15 mH và C = 300pF. Tần số dao động của mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau ?

A. f = 7,5075 kHz

B. f = 57,075 kHz

C. f = 75,075 kHz

D. f = 750,75 kHz

Câu 4 Chọn câu phát biểu đúng.

Một dòng điện một chiều không đổi chạy trong một dây kim loại thẳng. Xung quanh dây dẫn

A. có điện trường.

B. có từ trường.

C. có điện từ trường

D. không có trường nào cả

Câu 5. Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Sóng điện từ là sóng cơ học.

B. Sóng điện từ cũng là sóng âm, là sóng dọc nhưng có thể truyền được trong chân không.

C. Sóng điện từ là sóng ngang có thể lan truyền trong mọi môi trường, kể cả chân không.

D. Sóng điên từ chỉ lan truyền trong chất khí và bị phản xạ từ các mặt phẳng kim loại.

Câu 6. Trong việc nào sau đây, người ta dùng sóng điện từ để truyền tải thông tin.

A. Nói chuyện bằng điện thoại để bàn.

B. Xem truyền hình cáp.

C. Xem Video.

D. Điều khiển tivi từ xa.

Câu 7.Chiếu một tia sáng trắng qua một lăng kính. Tia sáng sẽ bị tách ra thành chùm tia có các màu khác nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng

A. giao thoa ánh sáng

B. tán sắc ánh sáng.

C. khúc xạ ánh sáng.

D. nhiễu xạ ánh sáng.

Câu 8.Khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng bậc 4 là

A. 2i

B. 3i

C. 4i

D. 5i

Câu 9. Muốn tại điểm M là vân sáng thì

A. x_{M}=k i

B. x_{M}=left(k+frac{1}{2}right) i

C.x_{M}=frac{1}{2} k i

D. x_{M}=k+i

Câu 10.Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 bên này vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc 7 bên kia vân sáng trung tâm là

A. 9i

B. 10i

C. 11i

D. 12i

Câu 11. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 mm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân sáng bậc 5 ở cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm là

A. 0,50 mm.

B. 0,75 mm.

C. 1,25 mm.

D. 1,50 mm.

Câu 12.Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y – âng là 1 mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1 m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng đỏ có bước sóng , khoảng cách giữa vân sáng thứ tư và vân sáng thứ 10 ở cùng một bên đối với vân sáng trung tâm là

A. 2,8 mm

B. 3,6 mm

C. 4,5 mm

D. 5.2 mm

Câu 13. Cho i = 1mm và tại điểm M trên màn E cách vân sáng trung tâm một khoảng x = 3,5 mm là vân sáng bậc mấy hay vân tối bậc mấy ?

A. Vân sáng bậc 3

B. Vân sáng bậc 4.

C. Vân tối thứ 3

D. Vân tối thứ 4.

Câu 14. Bề rộng vùng giao thoa quan sát được trên màn là MN = 30 mm, khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp bằng 2 mm. Trên MN ta thấy

A. 16 vân tối, 15 vân sáng .

B. 15 vân tối, 16 vân sáng.

C. 14 vân tối, 15 vân sáng .

D. 15 vân tối,15 vân sáng.

Câu 15. Giao thoa ánh sáng đơn sắc của Young có l = 0,6 mm; a = 1 mm; D = 2 m. Khoảng vân i là

A. 1,2 mm.

B. 3.10-6 m .

C. 12 mm.

D. 0,3 mm.

Câu 16.Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quang phổ liên tục ?

A.Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

B.Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

C.Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt trên một nền tối.

D.Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng hoặc khí có áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra

Câu 17. Tia hồng ngoại

A.Có khả năng đâm xuyên rất mạnh.

B.Không có tác dụng nhiệt.

C.Chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 5000 C.

D.Mắt người không nhìn thấy được.

Câu 18.Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A.Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.

B.Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.

C.Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện.

DTia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.

Câu 19. Hiệu điện thế giữa hai điện cực của ống Cu-lít-giơ (ống tia X) là UAK = 2.104 V, bỏ qua động năng ban đầu của êlectron khi bứt ra khỏi catốt. Tần số lớn nhất của tia X mà ống có thể phát ra xấp xỉ bằng

A. 4,83.1021 Hz.

B. 4,83.1019 Hz.

C. 4,83.1017 Hz.

D. 4,83.1018 Hz.

Câu 20.Giới hạn quang điện của chất quang dẫn Selen là 0,59 ; tính ra electron là bao nhiêu ?

A. 0,13 eV

B. 13 eV

C. 2,6 eV

D. 0.65 eV

Câu 21.Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catốt là Công thoát của kim loại dùng làm catốt là

A. 1,16 eV.

B. 2,21 eV

. C. 4,14 eV.

D. 6,62 eV.

Câu 22.Điều nào sau đây là đúng khi nói về quang điện trở ?

A.Bộ phận quan trọng nhất của quang điện trở là một lớp điện môi có gắn hai điện cực.

B.Quang điện trở thực chất là một tấm bán dẫn mà điện trở của nó có thể thay đổi khi có ánh sáng chiếu vào.

C.Quang điện trở có thể dùng thay thế cho các tế bào quang điện.

D.Quang điển trở là một vật dẫn mà điện trở của nó không thay đổi theo nhiệt độ.

Câu 23.Chiếu một bức xạ đơn sắc có bước sóng vào catot của một tế bào quang điện thì hiệu điện thế hãm có giá trị tuyệt đối bằng 2 V. Công thoát của kim loại dùng làm catot là

A. 2,5 eV

B. 2,0 eV

C. 1,5 eV

D. 0,5 eV

Câu 24.

Hãy chọn câu đúng khi xét sự phát quang của một chất lỏng và một chất rắn.

A. Cả hai trường hợp phát quang đều là huỳnh quang.

B. Cả hai trường hợp phát quang đều là lân quang.

C. Sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang của chất rắn là lân quang.

D. Sự phát quang của chất lỏng là lân quang của chất rắn là huỳnh quang

Câu 25.Câu nào sau đây nói lên nội dung chính xác của khái niệm về quỹ đạo dừng ?

A. Quỹ đạo có bán kính tỉ lệ với bình phương của các số nguyên liên tiếp.

B. Bán kính quỹ đạo có thể tính toán được một cách chính xác.

C. Quỹ đạo mà êlectron bắt buộc phải chuyển động trên đó.

D. Quỹ đạo ứng với năng lượng của các trạng thái dừng

Câu 26.Chọn câu đúng.

Chùm sáng do laze rubi phát ra có màu

A. trắng

B. xanh

C. đỏ

D. vàng

……………

Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ/A B D C B C D B B A B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đ/A A C D A A C D A D B
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đ/A C B A C D C A B D C
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đ/A C A C C B B C D C C

……………

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 – 2021

Chủ đề Mức độ Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

PhầnI. Đọc hiểu

Văn bản

01văn bản nghị luận ngoài chương trình

– Nhận diện thể loại/phong cách của văn bản.

– Nhận biết chủ đề/ những nội dung cơ bản trong văn bản

– Giải thích nghĩa của từ ngữ, nghĩa của câu

– Hiểu nội dung cơ bản của các câu, đoạn trong văn bản

– Nhận xét tư tưởng/ quan điểm/ thái độ/ tình cảm của tác giả trong văn bản.

Hoặc:

– Liên hệ thực tế, rút ra bài học từ văn bản

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

2

20%

2

2

20%

1

1

10%

5

5,0

50%

Phần II. Làm văn

Nghị luận văn học

– Viết bài văn.

Viết bài văn nghị luận văn học (về một vấn đề/ một tác phẩm/ một đoạn trích/một chi tiết trongtác phẩm văn học).

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

5,0

50%

1

5,0

50%

Tổng chung

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

2,0

20%

2

2,0

20%

1

1,0

10%

1

5,0

50%

6

10,0

100%

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 – 2021

PHÒNG GD&ĐT……

TRƯỜNG THPT………

ĐỀ KIỂM TRA KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021

Môn: Ngữ văn – Lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề

I.Phần I: Đọc hiểu văn bản ( 5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

Ngạn ngữ có câu: thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi một anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm bắt thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là có lãi, không đúng lúc là thua lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Phương Liên – Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục)

1, Hãy xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản (1,0 điểm)

2, Hãy chỉ ra 01cụm từ trong văn bản nêu khái quát giá trị của thời gian ? (1,0 điểm)

3, Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào? (1,0 điểm)

4, Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được? (1,0 điểm)

5, Qua văn bản, anh/ chị rút ra bài học gì cho bản thân (viết 3-5 câu) (1,0 điểm)

II.Phần II: Làm văn (5 điểm)

Anh/chị hãy phân tích chi tiết nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12, Tập 2) để làm rõ tấm lòng nhân hậu và niềm tin bất diệt vào sự sống ở nhân vật bà cụ Tứ.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 – 2021

Phần I: Đọc hiểu văn bản ( 5,0 điểm)

Câu 1. Yêu cầu trả lời:

Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận (0,5 điểm)

Câu 2. Yêu cầu trả lời: Cụm từ trong văn bản khái quát giá trị của thời gian : thời gian là vô giá ( 1,0 điểm)

Câu 3. Yêu cầu trả lời:

Theo tác giả, thời gian có những giá trị: thời gian là sự sống, thời gian là thắng lợi, thời gian là tiền, thời gian là tri thức. (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)

Câu 4. Yêu cầu trả lời:

Câu : Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được được hiểu như sau:

-Vàng thì mua được: vì vàng là vật hữu hình nên dù là kim loại quý, rất có giá trị vẫn có thể mua bán, trao đổi được (0,5 điểm)

-Thời gian thì không mua được vì thời gian là khái niệm chỉ sự vận động chảy trôi của tạo hóa, nó là thứ vô hình và không thể nắm bắt, đã đi không trở lại (0,5 điểm)

Câu 5: Yêu cầu trả lời:

– Cần biết quý trọng thời gian, vì thời gian chính là giá trị của cuộc sống. (0,25 điểm)

– Mỗi người cần biết trân trọng từng giây, từng phút của hiện tại. (0,25 điểm)

– Cần sử dụng thời gian một cách hợp lí để có được hạnh phúc, vinh quang. (0,25 điểm)

-Tiết kiệm thời gian không có nghĩa là sống vội vàng, gấp gáp, chỉ biết tận hưởng mà cần dùng thời gian để học tập, lao động, cống hiến cho xã hội.(0,25 điểm)

Phần II: Làm văn (5 điểm)

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0.5 điểm)

-Điểm 0.5: trình bày đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài (các phần trình bày theo đúng yêu cầu và hợp lí)

– Điểm 0.25: trình bày đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa đúng yêu cầu, phần thân bài chỉ có một đoạn văn.

– Điểm 0: thiếu mở bài hoặc kết bài, cả bài viết chỉ có một đoạn văn.

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0.5 điểm)

– Điểm 0.5. Phân tích chi tiết nồi cháo cám trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân để làm rõ tấm lòng nhân hậu và niềm tin bất diệt vào sự sống ở nhân vật bà cụ Tứ.

– Điểm 0.25: xác định chưa rõ vấn đề nghị luận, nêu chung chung.

– Điểm 0: xác định sai vấn đề nghị luận, trình bày sai lạc sang vấn đề khác.

3. Chia các vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (thao tác phân tích, chứng minh, bình luận…); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng ( 3,0 điểm)

a. Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:

* Khái quát về tác giả, tác phẩm, giới thiệu chi tiết.

*Tóm tắt tình huống truyện dẫn đến chi tiết:

*Phân tích chi tiết:

-Đánh giá khái quát về ý nghĩa của chi tiết:Chi tiết nồi cháo cám là một chi tiết nhỏ, được tác giả khéo léo đưa vào câu chuyện nhặt được vợ của anh cu Tràng, đẩy cao trào của cái đói, cái khổ lên tận cùng, và cũng đẩy tình yêu thương, lòng vị tha của bà cụ Tứ đến mức cao nhất.

– Chi tiết nồi cháo cám gợi ám ảnh về cái đói:

+ chi tiết miêu tả bữa cơm ngày đói…

+ chi tiết nồi cháo cám: (nguyên liệu, thái độ của mọi người…)-> thảm cảnh của người nông dân trong nạn đói 1945

-> giá trị hiện thực của tác phẩm

– Chi tiết nồi cháo cám thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn nhân vật bà cụ Tứ

+ Người phụ nữ nhân hậu, giầu tình yêu thương và lòng vị tha

+ chi tiết còn cho ta thấy bà cụ Tứ là người có niềm tin bất diệt vào sự sống.

-> giá trị nhân đạo của tác phẩm

*Đánh giá chung: chi tiết nồi cháo cám vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo, có sức ám ảnh sâu sắc đến tâm trí và chạm đến trái tim người đọc.

b. Biểu điểm:

-Điểm 2,25-2,75: cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên song một trong các luận điểm chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thật sự chặt chẽ.

– Điểm 1,25-2,0: đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

– Điểm 0.5-1,0 : đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

– Điểm 0,25: hầu như không đáp ứng được các yêu cầu trên.

4. Sáng tạo: ( 0.5 điểm)

– Điểm 0.5: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt.

– Điểm 0.25: Có một số cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện được một số thái độ riêng sâu sắc.

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0.5 điểm)

– Điểm 0.5: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0.25: mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0: mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

…………..

Đề kiểm tra học kì II lớp 12 môn GDCD năm 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12

Mức độChủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
thấp cao

Công dân với các quyền tự do cơ bản

Số câu: 5

Số điểm: 1,25

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Số câu: 1

Số điểm: 0,25

Số câu: 5

Số điểm: 1,25

Công dân với các quyền dân chủ.

Số câu: 12

Số điểm: 3,0

Số câu: 3

Số điểm: 0,75

Số câu: 3

Số điểm: 0,75

Số câu: 3

Số điểm: 0,75

Số câu: 3

Số điểm: 0,75

Số câu: 12

Số điểm: 3,0

Pháp luật với sự phát triển của công dân.

Số câu: 12

Số điểm: 3,0

Số câu: 3

Số điểm: 0,75

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Số câu: 6

Số điểm: 1,5

Số câu: 1

Số điểm: 0,25

Số câu: 12

Số điểm: 3,0

Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước.

Số câu: 11

Số điểm: 2,75

Số câu: 3

Số điểm: 0,75

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Số câu: 5

Số điểm: 1,25

Số câu: 1

Số điểm: 0,25

Số câu: 11

Số điểm: 2,75

Tổng

Số câu: 11

Số điểm: 2,75

Số câu: 9

Số điểm: 1,25

Số câu: 15

Số điểm: 3,75

Số câu: 5

Số điểm: 1,25

Số câu: 40

Số điểm: 10

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 12 môn GDCD

SỞ GD & ĐT…….

TRƯỜNG …………

ĐỀ THI CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021

Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Nếu bạn của em bị đánh gây thương tích nặng, em sẽ khuyên bạn làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền.

B. tố cáo người đánh mình với cơ quan có thẩm quyền.

C. Tập hợp bạn bè để trả thù.

D. Chấp nhận vì sợ bị trả thù.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền khiếu nại?

A. Ông B tình cờ chứng kiến một vụ đưa tiền hối lộ.

B. Chị Y nhận được giấy báo đền bù đất thấp hơn nhà hành xóm.

C. Anh H phát hiện một nhóm người đang mua bán ma túy trái phép.

D. Chị M phát hiện một chủ cơ sở kinh doanh đánh đập một lao động.

Câu 3: Phát hiện một nhóm thanh niên bẻ khóa lấy trộm tài sản của một nhà vắng chủ, Q đã báo cho cơ quan công an biết. Hành vi này thể hiện Q đã thực hiện quyền

A. khiếu nại.

B. dân chủ.

C. nhân thân.

D. tố cáo.

Câu 4: Anh A sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật?

A. Quyền tố cáo.

B. Quyền ứng cử.

C. Quyền bầu cử.

D. Quyền khiếu nại.

Câu 5. Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương, ông A đã thực hiện quyền

A. tố cáo.

B. khiếu nại.

C. bãi nại.

D. khiếu nại và tố cáo.

Câu 6. Khi nhận được quyết định đuổi học của nhà trường dành cho mình mà em cho là không đúng, em sẽ gửi đơn khiếu nại đến người nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Hiệu trưởng nhà trường.

B. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo.

C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

D. Tòa án nhân dân.

Câu 7: Nhân dân xã M làm đơn đề nghị chính quyền địa phương xem xét lại quyết định chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp mà nhân dân đang canh tác sang mục đích khác. Nhân dân xã M đã thực hiện quyền cơ bản nào dưới đây của công dân?

A. Tự do ngôn luận.

B. Tố cáo.

C. Khiếu nại.

D. Tự do thông tin

Câu 8. A và B cùng làm ở công ty X. giờ giải lao A rủ các anh B,C,D chơi bài ăn tiền. Do nghi ngờ B ăn gian A đã lao vào đánh B gẫy tay. Những trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Cả A,B,C,D.

B. Cả B,C,D.

C. chỉ có A và B.

D. Chỉ có A.

Câu 9. Trên đường đi học về, H nhặt được chiếc điện thoại Iphone 7, về đến nhà H mở ra xem thấy nhiều thông tin nhảy cảm. Sau đó H gửi cho A,B,C cùng xem. B đã gửi thông tin đó lên mạng xã hội? Những trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật đời tư của công dân?

A. Cả A,B,C.

B. A,B,H.

C. A và B.

D. Chỉ có B.

Câu 10. Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông A,B,C định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu là một trong ba ông A,B,C em chọn cách giải quyết nào sau đây để đúng với quy định của pháp luật?

A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm.

B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.

C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người.

D. Đến trình báo với cơ quan công an.

Câu 11. Một nhóm các bạn học sinh nam lớp 12 đang bàn tán về việc liệu học sinh đang học lớp 12 có phải đăng kí khám tuyển nghĩa vụ quân sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Học sinh lớp 12 không phải đăng kí.

B. Học sinh, sinh viên không phải đăng kí.

C. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng kí.

D. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng kí.

Câu 12. Công ty A có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Việc làm của công ty này vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Luật hình sự.

B. Luật dân sự.

C. Luật hành chính.

D. Luật hình sự.

Câu 13. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, X xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Lý do từ chối nào dưới đây là đúng pháp luật?

A. X mới học xong trung học phổ thông.

B. X chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.

C. X chưa có chứng chỉ nghề dược.

D. X chưa nộp thuế cho nhà nước.

Câu 14 Q là học sinh lớp 12, em luôn tích cực tham gia học tập môn Giáo Dục Quốc phòng- An ninh và cho rằng môn học này sẽ giúp bản thân tham gia bảo vệ Tổ quốc. Theo em lựa chon nào dưới đây là đúng?

A. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là thực hiện nghĩa vụ học tập.

B. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện sức khỏe.

C. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện tính kỷ luật.

D. Đúng, vì môn học trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để bảo vệ Tổ quốc.

Câu 15. Ông S là chủ trang trại lợn tại tỉnh B đã trộn thêm hoạt chất systeamine (kích thích tăng trưởng, tạo nạc) cho vào thức ăn của lợn. Lựa chọn nào dưới đây là đúng?

A. Không vi phạm pháp luật.

B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

C. Vi phạm quy định không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi .

D. Không vi phạm đạo đức trong kinh doanh.

Câu 16. Anh H (Giám đốc công ty TNHH), chị B (công nhân) kết hôn được 5 năm và sinh được 2 con gái, vì là con một nên anh H bắt chị B phải sinh tiếp để có con trai nối dõi, anh doạ”nếu không, tôi sẽ ly dị và không cho cô đem đi bất cứ tài sản nào cả”. Nếu em là chị B, em chọn cách xử lý nào dưới đây?

A. Khuyên anh H không nên làm như thế, vì sẽ vi phạm pháp luật.

B. Nghe lời anh H để cho gia đình được hạnh phúc.

C. Yêu cầu bố mẹ đẻ của anh H ngăn cản chuyện đó.

D. Cãi lại anh H và bế con về nhà mẹ đẻ sống.

Câu 17. Học sinh lớp 12A đang thảo luận kế hoạch tổ chức liên hoan chia tay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Bạn nào cũng hăng hái phát biểu ý kiến. Đây là việc các bạn đang thực hiện

A. quyền tự do của học sinh trong lớp học.

B. quyền bình đẳng trong hội họp.

C. quyền dân chủ trực tiếp.

D. quyền dân chủ gián tiếp.

Câu 18. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B.Quyền đóng góp ý kiến.

C. Quyền kiểm tra giám sát.

D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.

Câu 19. Sau khi tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, N hãnh diện khoe với bạn việc mình không chỉ được đi bầu cử mà còn được Bố Mẹ nhờ đi bầu cử thay. Theo em, N đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Nguyên tắc phổ thông.

B. Nguyên tắc bình đẳng.

C. Nguyên tắc trực tiếp.

D. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.

Câu 20: Bố B không biết chữ nên nhờ B viết hộ và đảm bảo bí mật. Sau đó bố B tự mình đi bỏ phiếu là thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Công bằng.

B. Bình đẳng.

C. Bỏ phiếu kín.

D. Trực tiếp.

Câu 21: Ông T là một trong những người trong danh sách ứng cử viên bầu đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Trong quá trình bầu, ông T cố tình lén xem một số người hàng xóm có bầu mình hay không để thỏa mãn tính tò mò. Hành vi của ông T đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông.

B. Bình đẳng.

C. Trực tiếp.

D. Bỏ phiếu kín.

Câu 22. Bạn A có chị X bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi bầu cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Đồng tình với ý kiến của A

B. Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.

C. Khuyên A đi bầu cử hộ để bảo vệ quyền lợi cho chị X.

D. Lựa lời khuyên chị X ở nhà.

Câu 23: Nhà máy sản xuất chì mới được xây dựng gần khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nhiễm độc chì cho trẻ em. Nhân dân khu dân cư có thể sử dụng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng nào?

A. Yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động.

B. Chặn các phương tiện ra vào nhà máy.

C. Đe dọa công nhân làm việc trong nhà máy.

D. Gửi kiến nghị của mình lên Ủy ban nhân dân địa phương.

Câu 24. Bố A ứng cử đại biểu quốc hội. A vận động mọi người bỏ phiếu cho bố A. Khi a vận động em, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Bỏ cho bố A vì em chơi thân với bạn ấy.

B. Em không quan tâm thế nào cũng được.

C. Em khuyên A nên để mọi người tự do lựa chọn vì đi vận động bỏ phiếu sẽ vi phạm quyền bầu cử của công dân.

D. Lôi kéo người khác cùng bỏ phiếu cho bố bạn A.

Câu 25. Trong quá trình thực hiện chủ trương của Nhà nước về giải phóng mặt bằng, gia đình ông N phát hiện quá trình đền bù của cán bộ địa phương cho nhà mình không đúng như quy định. Gia đình ông N cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

A. Làm đơn khiếu nại.

B. Làm đơn kêu cứu.

C. Đơn trình bày.

D. Đơn phản đối.

Câu 26. Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.

B. Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.

C.Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã.

D. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương.

Câu 27. Ai có quyền bóc mở thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?

A. Mọi công dân trong xã hội .

B. Cán bộ công chức nhà nước.

C. Người làm nhiệm vụ chuyển thư.

D. Những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Câu 28. Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?

A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.

B. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện.

C. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.

D. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.

Câu 29. Một trong những hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là

A. tự do nói chuyện trong giờ học.

B. tố cáo người có hành vi vi phạm pháp luật.

C. trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng trường học.

D. nói những điều mà mình thích.

Câu 30. Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh C đang đứng ngoài. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh C?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

D. Tự do ngôn luận của công dân.

Câu 31. Ai được quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội?

A. Mọi công dân.

B. Cán bộ, công chức.

C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Đại biểu Quốc hội.

Câu 32. Khẳng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân

A. Phát huy sức mạnh của toàn dân.

B. Bảo đảm quyền dân chủ của mỗi công dân.

C. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp.

D. Hạn chế những vấn đề tiêu cực của xã hội.

Câu 33. Công dân sử dụng quyền nào dưới đây khi có căn cứ đó là hành vi tham nhũng?

A. Quyền tố cáo.

B. Quyền ứng cử.

C. Quyền bầu cử.

D. Quyền khiếu nại.

Câu 34. Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông .

B. Trực tiếp.

C. Bỏ phiếu kín.

D. Bình đẳng.

Câu 35. Chị A bị giám đốc kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Chị A cho rằng quyết định này là sai, xâm phạm đến quyền lợi của mình. Vậy chị A cần sử dụng quyền nào dưới đây theo quy định của pháp luật?

A. quyền tố cáo.

B. quyền khiếu nại.

C. quyền bình đẳng của công dân.

D. quyền tự do ngôn luận.

Câu 36. Công dân có quyền học từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện

A. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

B. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

C. có quyền học bất cứ ngành nghề nào.

D. quyền học không hạn chế.

Câu 37. Việc trẻ em được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để khám và chữa bệnh là nội dung của quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học tập.

B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền phát triển.

D. Quyền khỏe mạnh.

Câu 38. Bạn A đang là học sinh lớp 12 nhưng lại thường có thơ đăng báo. Vậy A đã thực hiện quyền nào dưới đâu của mình?

A. Quyền học tập.

B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền phát triển.

D. Quyền tự do.

Câu 39. Một thủ tục quan trọng mang tính bắt buộc khi các cá nhân tham gia vào quá trình kinh doanh

A. phải có vốn.

B. lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh.

C. phải có kinh nghiệm kinh doanh.

D. phải có giấy phép kinh doanh.

Câu 40. Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được đăng kí kinh doanh?

A. 17 tuổi.

B. 18 tuổi.

C. 20 tuổi.

D. 21 tuổi.

Đáp án đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A C C C C A B A A C
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A D C B A D C B C A
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A B B C C B D C C B
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án A C A D B D C B D B

……………

Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Lịch sử năm học 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ
Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 5 câu1,25đ 4 câu1đ 9 câu2,25đ
Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 2 câu0,5đ 1 câu0,25đ 3 câu0,75đ
Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 1/2 câu1đ 4 câu1đ 1/2 câu2đ 5 câu4đ
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 5 câu1,25đ 4 câu1đ 9 câu2,25đ
Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) 3 câu0,75đ 3 câu0,75đ
Cộng 12 câu 1/2 câu + 16 câu 1/2 câu 29 câu10đ

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021

1. Phần câu hỏi trắc nghiệm (7đ)

Câu 1: Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

A. Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất.

B. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.

C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở VN.

D. Để tăng cường sức mạnh kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?

A. Công hội (bí mật) Sài Gòn Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

B. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn.

C. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng.

D. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn ngăn tàu Pháp đàn áp Cách mạng Trung Quốc.

Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

A. Gửi yêu sách đến hội nghị Vecxay.

B. Nguyễn Ái quốc đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.

Câu 4: Từ thập niên 60,70 của thế kỉ XX trở đi nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành

A. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.

B. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

C. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.

D. dẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.

Câu 5. Dưới đây là những sự kiện được coi là khởi đầu cho chiến tranh lạnh

1. Tổ chức hiệp ước Vacsava.

2. Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập.

3. Tổ chức hiệp ước Đại Tây Dương.

4. Kế hoạch Macsan ra đời.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

A. 1,2,3,4

B. 4,2,3,1

C. 4,3,2,1

D. 1,3,2,4

Câu 6. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là

A. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi.

B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ.

D. tạo ra công cụ sản xuất mới.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá?

A. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp.

B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội.

C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước.

D. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn.

Câu 8: Trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?

A. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng.

B. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc.

C.Hòa với Trung hoa Dân quốc để đánh Pháp.

D. Đánh Pháp, Trung Hoa Dân quốc kiên quyết bảo vệ nền độc lập.

Câu 9: Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

A. thành lập “Nha bình dân học vụ”.

B. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”.

C. thành lập các đoàn quân “Nam tiến”.

D. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội trên cả nước.

Câu 10: Tình hình tài chính của nước ta sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám như thế nào?

A. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.

B. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng.

C. Bị quân Trung Hoa Dân quốc thao túng, chi phối.

D. Lệ thuộc vào các ngân hàng của Pháp và Nhật.

Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào sẽ vào nước ta theo quyết định của Đồng Minh?

A. Quân Anh, quân Mĩ

B. Quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc

C. Quân Anh, quân Pháp

D. Quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh

Câu 12. Nội dung thứ hai của Hiệp định Sơ bộ ngày 6 – 3 – 1946 mà Chính phủ ta kí với Pháp là gì?

A. Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật, và số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.

B. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và Tài chính riêng là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.

C. Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam.

D. Tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức.

Câu 13: Theo thoả thuận tại Hội nghị I-an-ta, miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu sẽ do quân đội nước nào chiếm đóng?

A. Mĩ, Anh, Pháp.

B. Liên Xô, Nga – Nhật.

C. Anh, Pháp, Nga.

D. Mĩ, Liên Xô, Nga.

Câu 14: Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu được xem là

A. sự sụp đổ của những cải cách nửa vời.

B. sự sụp đổ của chế độ XHCN.

C. sự sụp đổ của một đường lối sai lầm.

D. sự sụp đổ của mô hình XHCN chưa khoa học.

Câu 15: Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc chiến tranh lạnh là

A. sự ra đời của “Kế hoạch Macsan”.

B. sự ra đời của “Học thuyết Truman”.

C. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

D. sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Vacsava.

Câu 16: Tác động tiêu cực về mặt xã hội của xu thế toàn cầu hoá là gì?

A. Gia tăng mâu thuẫn giữa các giai cấp về tư tưởng.

B. Gia tăng khoảng cách giàu ngèo.

C. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.

D. Gia tăng dân số.

Câu 17: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ trào cách mạng 1930- 1931?

A. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực.

B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.

D. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.

Câu 18: Luận cương chính trị (10/1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là

A. đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai.

B. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

C. đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng.

D. đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.

Câu 19: Vì sao nói Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?

A. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân.

B. Đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

C. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước.

D. Đã thiết lập được một chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.

Câu 20: Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức nào?

A. Đội cứu quốc dân.

B. Việt Nam độc lập Đồng minh.

C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 21: Hai căn cứ địa cách mạng đầu tiên của ta được đặt ở đâu?

A. Vũ Lăng – Đình Bảng, Bắc Sơn

B. Bắc Sơn – Võ Nhai, Cao Bằng.

C. Phay Khắt – Nà Ngần, Tuyên Quang.

D. Chợ Rạng – Đô Lương, Nghệ An.

Câu 22: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” có nội dung cơ bản là

A. kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.

B. kêu gọi nhân dân đứng dậy khởi nghĩa.

C. phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước”.

D. phát động khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 23: Đường lối kháng chiến chống Pháp được Đảng ta xác định là:

A.Toàn dân, toàn diện.

B. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

C. Toàn dân, toàn diện và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN.

D.Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.

Câu 24: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” Câu văn trên trích trong văn bản nào?

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

B. Tuyên ngôn độc lập.

C. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.

D. Chỉ thị toàn dân kháng chiến.

Câu 25: Ý nghĩa nào là quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1936 – 1939?

A. Chứng tỏ Đảng Cộng sản Đông Dương ngày càng trưởng thành.

B. Cuộc tập dượt tiếp theo chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng tám sau này.

C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu.

D. Một bộ phận cán bộ của Đảng ra hoạt động công khai.

Câu 26: Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

A. Xây dựng chính quyền cách mạng

B. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính

C. Giải quyết nạ ngoại xâm và nội phản

D. Xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính

Câu 27: Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

A. thành lập “Nha bình dân học vụ”.

B. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”.

C. thành lập các đoàn quân “Nam tiến”.

D. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội trên cả nước.

Câu 28: Hành động khiêu khích nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước, tiến công quân ta là hành động nào?

A. Khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

B. Chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương.

C. Gửi tối hậu thư đòi ta trao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.

D. Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta ở Nam bộ và Nam Trung Bộ.

II. Phần câu hỏi tự luận (3đ)

Em hãy phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất quyết định thành công của cuộc cách mạng? lí giải tại sao?

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 12 môn Lịch sử

I. Phần trắc nghiệm 

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án B D B A B B A C D A D A A D
Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án B B C B D B B C B A B D D C

II. Phần tự luận

Đáp án Thang điểm

Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945:- Nguyên nhân chủ quan:

+ DTVN vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta.

+ Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Chủ tịch HCM đứng đầu (đã đề ra đường lối lãnh đạo CM đúng đắn dựa trên cơ sở CNM-Lê nin vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh VN)

+ Nhờ quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh, chớp đúng thời cơ, sự nhất trí đồng lòng và quyết tâm giành độc lập tự do của nhân dân ta.

Nguyên nhân khách quan: Chiến thắng của LX và quân đồng minh tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật, tạo thời cơ thuận lợi cho nhân dân ta tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi.

* Vận dụng:

– Nguyên nhân chủ quan là quan trọng nhất, trong nguyên nhân chủ quan thì nguyên nhân thứ 2: Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Chủ tịch HCM đứng đầu là nguyên nhân quyết định đến thắng lợi của cách mạng.

– Vì:

+ Những nguyên nhân chủ quan còn lại, trong bất cứ cuộc đấu tranh nào của nhân dân ta trước đó đều có, nhưng nguyên nhân thất bại chung của các phong trào đấu tranh đều do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn.

+ Từ khi Đảng ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân ta đặt dưới sự lãnh đạo sáng suốt, có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo, qua các cuộc tập dượt của các cao trào cách mạng.

+ Việc vận dụng và kết hợp sáng tạo chue nghĩa Mac-Lênin vào hoàn cảnh thực tế của nước ta, chứng tỏ sự nhìn nhận đúng đắn con đường và sách lược cứu nước của Hồ Chí Minh.

0,25đ
0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

…………………

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020 – 2021

SỞ GD VÀ ĐT ……….

TRƯỜNG THPT………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: SINH HỌC LỚP: 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Chọn câu trả lời đúng nhất tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm

Câu 1: Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau:

Quần thể I II III IV
Diện tích khu phân bố 25580 24260 19350 19540
Kích thước quần thể 38370 36390 38700 40635

Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Mật độ cá thể của quần thể IV cao nhất

(2) Nếu kích thước quần thể II tăng 2%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 1,53 cá thể/m

(3) Nếu kích thước quần thể III tăng 5%/năm và quần thể IV có tỷ lệ sinh bằng tỉ lệ tử thì sau 1 năm kích thước quần thể III bằng kích thước của quần thể IV.

(4) Mật độ của quần thể I và quần thể II bằng nhau.

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 2: Để phân biệt hai loài sinh sản hữu tính, tiêu chuẩn chính xác và khách quan nhất là

A. tiêu chuẩn hình thái

B. tiêu chuẩn sinh lí – hoá sinh

C. tiêu chuẩn địa lí – sinh thái

D. tiêu chuẩn cách li sinh sản

Câu 3: Các loài thường phân bố khác nhau trong không gian theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang là do

A. hạn chế về nguồn dinh dưỡng

B. nhu cầu sống khác nhau

C. mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài

D. mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài

Câu 4: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp

B. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định

C. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau

D. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa

Câu 5: Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?

A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn

B. Sâu bọ sống trong các tổ mối

C. Vi khuẩn Rizobium trong nốt sần cây họ Đậu

D. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển

Câu 6: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp

B. Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa

C. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa

D. Di – nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể

Câu 7: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như trong bảng sau:

Thành phần kiểu gen AA Aa aa
Thế hệ F1 16/25 8/25 1/25
Thế hệ F2 16/25 8/25 1/25
Thế hệ F3 1/5 2/5 2/5
Thế hệ F4 4/9 4/9 1/9

Có bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng với kết quả ở bảng trên?

(1) Đột biến có thể là nhân tố làm biến đổi cấu trúc di truyền ở thế hệ F3

(2) Tần số alen a trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,2

(3) Chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể ở thế hệ F4

(4) Quần thể ở thế hệ F1 là quần thể ngẫu phối

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 8: Tiến hành lai giữa 2 loài cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEE, sau đó đa bội hóa sẽ thu được một thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Thể đột biến được tạo ra từ phép lai này không có kiểu gen nào sau đây?

A. aaBBddEE

B. AABBDDEE

C. AAbbddEE

D. AaBbDdEE

Câu 9: Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là

A. quần xã

B. phân tử

C. quần thể

D. cá thể

Câu 10: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự

A. đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật

B. phát triển và sinh sản ưu thế của những cá thể thích nghi hơn

C. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể

D. phân hóa khả năng sống sót của những cá thể thích nhất

Câu 11: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm thuyết tiến hoá hiện đại phát biểu nào sau đây sai?

A. Thực chất quá trình hình thành loài là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra một kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc

B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá xảy ra phổ biến ở thực vật

C. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa

D. Hình thành loài bằng con đường cách li địa ly thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp

Câu 12: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn

B. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể

C. Mỗi quần thể thường có 3 nhóm tuổi là: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản

D. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn thay đổi, phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường

Câu 13: Điều nào sau đây sai khi nói về quần xã sinh vật?

A. Quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài, các cá thể trong quần xã được chia ra thành các nhóm : nhóm sinh vật sản xuất, nhóm sinh vật tiêu thụ và nhóm sinh vật phân giải

B. Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài; loài ưu thế, loài đặc trưng

C. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang

D. Quan hệ sinh thái giữa các loài gồm có hỗ trợ và cạnh tranh

Câu 14: Các nhà khoa học lập được bảng khái quát về ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nước lên sự phát triển của hai loài cá như sau:

Tên loài Giới hạn dưới Giới hạn trên Khoảng thuận lợi
Cá chép 20C 440C 170C – 370C
Cá rô phi 5,60C 420C 250C – 350C

Phát biểu nào sau đây đúng khi đề cập đến tác dụng của nhiệt độ đối với hai loài trên ?

A. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép hẹp hơn cá rô phi

B. Cá rô phi chết khi nhiệt độ nước là 42 độ, cá chép chết khi nhiệt độ nước là 44 độ

C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi

D. Cá rô phi thích hợp với ao hồ miền Bắc nước ta hơn cá chép

Câu 15: Ý nghĩa sinh thái của phân bố đồng đều là

A. tạo điều kiện các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường

B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

C. sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường

D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

Câu 16: Sơ đồ bên minh họa cho lưới thức ăn trong 1 hệ sinh thái gồm các loài: A là sinh vật sản xuất; B, C, D, E, F, H là các sinh vật tiêu thụ. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?

(1) Lưới thức ăn này có tối đa 7 chuỗi thức ăn.

(2) Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn.

(3) Nếu loài C bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần xã thì sau một thời gian quần xã chỉ còn 4 loài.

(4) Loài H có thể thuộc 4 bậc dinh dưỡng khác nhau.

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 17: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên

A. các đại phân tử hữu cơ

B. các giọt côaxecva

C. các tế bào nhân thực

D. các tế bào sơ khai

Câu 18: Giải thích nào sau đây là đúng theo quan niệm của Đacuyn về sự xuất hiện bướm sâu đo bạch dương màu đen (Biston betularia) ở vùng Manchetxtơ (Anh) ?

A. Dạng đột biến quy định kiểu hình màu đen ở bướm sâu đo bạch dương đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên từ trước và được chọn lọc tự nhiên giữ lại

B. Các cá thể có màu đen ở bướm sâu đo bạch dương đã xuất hiện từ trước trong quá trình sinh sản của loài và được chọn lọc tự nhiên giữ lại

C. Môi trường sống là các thân cây bạch dương bị nhuộm đen đã làm phát sinh các biến dị cá thể có màu đen trên cơ thể sâu đo bạch dương

D. Khi sử dụng thức ăn bị nhuộm đen do khói bụi đã làm cho cơ thể bướm bị nhuộm đen

Câu 19: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quan hệ giữa chim sáo và bò là quan hệ hợp tác

B. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh

C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh

D. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ vật chủ và vật kí sinh

Câu 20: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên

B. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên

C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên

D. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên

Câu 21: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật trong một chuỗi thức ăn như sau:

Sinh vật bậc 1: 1 500 000 Kcal.

Sinh vật bậc 2: 180 000 Kcal.

Sinh vật bậc 3: 18 000 Kcal.

Sinh vật bậc 4: 1 620 Kcal.

Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ cấp 3 với sinh vật tiêu thụ cấp 2 và giữa sinh vật tiêu thụ cấp 2 với sinh vật tiêu thụ cấp 1 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:

A. 9% và 10%

B. 10% và 9%

C. 12% và 10%

D. 10% và 12%

Câu 22: Quan hệ giữa hai hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các loài đều có lợi song không nhất thiết phải xảy ra là đặc điểm của mối quan hệ

A. hội sinh

B. hỗ trợ

C. hợp tác

D. cộng sinh

Câu 23: Hệ sinh thái bao gồm

A. quần thể sinh vật và môi trường sống của quần thể

B. tất cả các loài sinh vật trên trái đất

C. quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã

D. các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau

Câu 24: Trong một khu rừng, một quần thể côn trùng sống trên loài cây M (quần thể M). Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào ăn được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, qua thời gian dài hình thành nên quần thể mới (quần thể N). Người ta nhận thấy con lai giữa các cá thể của quần thể N với quần thể M có sức sống kém, không sinh sản được.

(1) Đây là ví dụ về hình thành loài mới bằng cách li sinh thái.

(2) Quần thể N cùng loài với quần thể M.

(3) Thức ăn khác nhau là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện các đặc điểm của các cá thể trong quần thể N.

(4) Quần thể M có khả năng phát tán rất rộng.

Có bao nhiêu nhận định đúng về thông tin trên?

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 25: Mật độ cá thể có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong quần thể như thế nào?

A. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. Khi mật độ trong quần thể giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau

B. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau

C. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau

D. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau

Câu 26: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sinh vật trên Trái Đất, cho đến nay, hoá thạch của sinh vật nhân thực cổ nhất tìm thấy thuộc đại

A. Trung sinh

B. Nguyên sinh

C. Thái cổ

D. cổ sinh

Câu 27: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxit

B. Phần lớn cacbon được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình

C. Động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt

D. Thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tổng hợp chất hữu cơ

Câu 28: Lưới thức ăn

A. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau

B. gồm các chuỗi thức ăn trong các quần xã khác nhau có quan hệ dinh dưỡng với nhau

C. gồm các chuỗi thức ăn trong quần xã có nhiều mắc xích chung

D. gồm các chuỗi thức ăn trong quần xã có chung mắc xích sinh vật sản xuất

Câu 29: Ví dụ nào sau đây là sai khi nói về bằng chứng về sinh học phân tử ?

A. Pr các loài đều được cấu tạo từ 20 loại axit amin

B. Bộ gen của tinh tinh và người giống nhau 98%

C. Đa số các loài dùng chung bảng mã di truyền

D. Tế bào mọi sinh vật đều gồm 3 thành phần cơ bản

Câu 30: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Bầy gà trong lồng gà ở chợ

B. Các cây cỏ ở cao nguyên Mộc Châu

C. Côn trùng đang sống ở Vườn Quốc gia Cúc Phương

D. Đàn chim yến trên đảo Yến

………………..

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12

Mức độ
Nội dung
Nhận biết( TNKQ) Thông hiểu(TNKQ) Vận dụng bậc thấp(TNKQ) Vận dụng bậc cao(TNKQ) Cộng

§9. BÁO CÁO

– Đặc điểm của báo cáo.

– Nút lệnh để sửa đổi thiết kế báo cáo

– Khi sửa đổi thiết kế báo cáo ta không thể thay đổi kiểu dữ liệu của trường.

– Muốn sử dụng phông chữ Tiếng việt trong báo cáo ta nên ở chế độ thiết kế.

Trả lời được các bước tạo báo cáo thông qua hình ảnh cụ thể.

– Trình tự các thao tác để tạo báo cáo bằng thuật sĩ.

2 câu (Câu 1, 2)

Điểm: 0.67

2 câu (Câu 3, 4)

Điểm : 0.67

1 câu ( Câu 5)

Điểm: 0.33

1 câu ( Câu 6)

Điểm: 0.33

Số câu: 6

Điểm: 2.00 = 20.0 %

§10. CSDL QUAN HỆ

– Biết mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ.

– Biết các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ.

– Khái niệm CSDL quan hệ.

– Biết các đặc trưng chính của CSDL quan hệ.

– Biết liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên thuộc tính khóa.

– Hiểu được các thao tác chỉnh sửa cấu trúc nào không làm thay đổi dữ liệu của quan hệ.

– Hiểu được tại sao bảng không phải là 1 quan hệ.

– Hiểu các đặc trưng của khóa chính.

– Lựa chọn được khóa chính trong trường hợp cụ thể.

– Nắm rõ hơn các đặc chính của CSDL quan hệ trong trường hợp cụ thể.

Lựa chọn được dữ liệu nguồn đưa vào mẫu hỏi trong trường hợp cụ thể.

5 câu ( câu 7, 8, 9, 10, 11)

Điểm: 1.67

3 câu ( Câu 12, 13, 14)

Điểm: 1.00

3 câu ( Câu 15, 16, 17)

Điểm: 1.00

1 câu ( Câu 18)

Điểm: 0.33

Số câu: 12

Điểm: 4.00 = 40.0 %

§11. CÁC THAO TÁC VỚI CSDL QUAN HỆ

– Biết các thao tác không thuộc thao tác tạo lập; cập nhật; khai thác CSDLQH

– Biết nhập dữ liệu không thuộc thao tác khai báo cấu trúc bảng.

– Biết giữa 2 bảng muốn liên kết được phải có chung ít nhất 1 trường.

– Thao tác không cần thiết khi tạo cấu trúc bảng.

– Hiểu rõ các đặc điểm của khai thác CSDLQH.

– Kích thước của CSDL thay đổi thế nào khi chỉnh sửa DL.

– Hiểu các trường hợp cụ thể cần thêm một bộ (record) trong CSDLQH.

Trả lời được các điều kiện lọc dựa vào mẫu hỏi cụ thể.

Chọn được câu lệnh đúng trong mẫu hỏi cụ thể.

5 câu ( câu 19, 20, 21, 22, 23)

Điểm: 1.67

4 câu ( Câu 24, 25, 26, 27)

Điểm: 1.00

2 câu (câu 28, 29)

Điểm: 0.67

1 câu ( Câu 30)

Điểm: 0.33

Số câu: 12

Điểm: 4.00 = 40.0 %

Tổng số câu

Điểm

%

Câu : 12 câu

Điểm : 4.00

40.0 %

Câu : 9 câu

Điểm : 3.00

30.0 %

Câu : 6 câu

Điểm : 2.0

20.0 %

Câu : 3 câu

Điểm : 1.0

10.0 %

Câu : 30 câu

Điểm : ~10.0

100 %

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12

Câu 1: Đặc điểm của Báo cáo là:

A. Được thiết kế để định dạng, tính toán tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra.

B. Dùng để tìm kiếm, sắp xếp và kết xuất dữ liệu.

C. Giúp việc nhập hoặc hiển thị thông tin một cách thuận tiện.

D. Dùng để lưu dữ liệu.

Câu 2: Khi muốn sửa đổi thiết kế báo cáo, ta chọn báo cáo rồi nháy nút:

Câu 3: Trong khi sửa đổi thiết kế Báo cáo ta không thể làm việc gì?

A. Thay đổi kiểu dữ liệu của trường

B. Thay đổi kích thước trường

C. Di chuyển các trường

D. Thay đổi nội dung các tiêu đề

Câu 4: Muốn sử dụng phông chữ tiếng Việt trong báo cáo, cần:

A. Hiển thị báo cáo ở chế độ thiết kế

B. Hiển thị báo cáo ở chế độ xem trước khi in

C. Hiển thị báo cáo ở chế độ trang dữ liệu

D. Hiển thị báo cáo ở chế độ biểu mẫu

Câu 5: Cho biết hình ảnh sau đây là bước nào khi tạo báo cáo:

A. Chọn trường gộp nhóm

B. Chọn trường sắp xếp

C. Chọn nguồn dữ liệu cho báo cáo

D. Chọn trường tổng hợp

Câu 6: Sắp xếp các bước đúng để thiết kế báo cáo bằng thuật sĩ:

1. Xây dựng nguồn dữ liệu cho Report: sắp xếp, thống kê, tính toán …

2. Chọn trường để gộp nhóm trong báo cáo.

3. Chọn cách bố trí và kiểu trình bày báo cáo.
4. Chọn các thông tin đưa vào cửa sổ thiết kế báo cáo: bảng/mẫu hỏi; chọn trường …

5. Chọn Create report by using wizard

6. Đặt tên cho báo cáo. Nháy Finish để kết thúc việc tạo báo cáo.

A. 5″4″2″1″3″6

B. 5″2″3″4″1″6

C. 5″4″3″2″1″6

D. 5″1″4″2″3″6

Câu 7: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là:

A. Mô hình dữ liệu quan hệ

B. Mô hình phân cấp

C. Mô hình hướng đối tượng

D. Mô hình cơ sở quan hệ

Câu 8: “có thể cập nhật dữ liệu như thêm, xóa hay sửa bản ghi trong một bảng” có trong nội dung đặc trưng nào của mô hình dữ liệu quan hệ?

A. Về mặt thao tác trên dữ liệu

B. Về mặt ràng buộc dữ liệu

C. Về mặt cấu trúc

D. Về mặt đặc biệt nào đó

Câu 9: Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì?

A. CSDL được xây dựng trên mô hình quan hệ

B. CSDL được xây dựng trên mô hình dữ liệu khái quát

C. Mô hình dữ liệu quan hệ

D. CSDL chứa dữ liệu có nhiều bảng liên kết nhau

Câu 10: Thuật ngữ “bộ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:

A. Hàng

B. Bảng

C. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính

D. Cột

Câu 11: Hãy chọn phát biểu đúng khi nói về liên kết?

A. Liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên thuộc tính khóa

B. Các bảng chỉ liên kết được trên khóa chính của mỗi bảng

C. Các bảng chỉ liên kết được trên các thuộc tính có tên giống nhau

D. Liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên các bộ trong bảng

Câu 12: Giả sử một quan hệ đã có dữ liệu, thao tác chỉnh sửa cấu trúc nào dưới đây không làm thay đổi dữ liệu của quan hệ?

A. Thu hẹp kích thước của thuộc tính

B. Thêm vào quan hệ một số thuộc tính

C. Thay đổi kiểu dữ liệu của thuộc tính

D. Xóa một số thuộc tính

Câu 13: Cho bảng như sau:

STT Họ và Tên Lớp Trường
1 Nguyễn Mạnh Dũng 10A1 THPT Chuyên
2 Nguyễn Hoài Anh 10A1 THPT Bình Thủy
3 Lê Thành Công 10A2 THPT Chuyên
3 Nguyễn Mạnh Dũng 10A1 THPT Chuyên

Bảng trên không phải là một quan hệ vì vi phạm tính chất nào sau đây?

A. Có hai dòng giống nhau hoàn toàn

B. Có thuộc tính phức hợp

C. Có thuộc tính đa trị

D. Có thuộc tính đa trị và phức hợp

Câu 14: Khẳng định nào là sai khi nói về khoá chính trong bảng:

A. Khi nhập dữ liệu cho bảng, dữ liệu tại các cột khoá chính không được để trống.

B. Trong một bảng chỉ có một trường làm khoá chính.

C. Dữ liệu tại các cột khoá chính không được trùng.

D. Nếu ta quên chỉ định khoá chính thì Hệ QTCSDL sẽ tự chỉ định khoá chính cho bảng.

Câu 15: Giả sử một bảng có các trường SOBH (Số hiệu bảo hiểm) và HOTEN (Họ tên) thì chọn trường SOBH làm khoá chính vì :

A. Không thể có hai bản ghi có cùng số hiệu bảo hiểm, trong khi đó có thể trùng họ tên.

B. Trường SOBH là kiểu số, trong khi đó trường HOTEN không phải kiểu số.

C. Trường SOBH là trường ngắn hơn.

D. Trường SOBH đứng trước trường HOTEN

Câu 16: Khóa chính của bảng DANH_PHACH là?

Câu 17: Xét bảng đăng kí học ngoại ngữ:

Họ và tên Lớp ngoại khóa
Trần Văn Hay Anh văn – nâng cao
Phạm Văn Trung Anh văn – đọc, viết
Lê Quý Pháp văn – đọc, nghe, viết
Hồ Ngọc Nga Nhật, Trung – nâng cao

Cột “Lớp ngoại khóa” có tính chất nào sau đây?

A. Đa trị và phức hợp.

B. Phức hợp.

C. Đa trị.

D. Không có tính chất nào.

Câu 18: Cho các bảng sau:

– DanhMucSach(MaSach, TenSach, MaLoai)

– LoaiSach(MaLoai, LoaiSach)

– HoaDon(MaSach, SoLuong, DonGia)

Để biết loại của một quyển sách thì cần những bảng nào ?

A. DanhMucSach, LoaiSach

B. DanhMucSach, HoaDon

C. DanhMucSach

D. HoaDon, LoaiSach

Câu 19: Công việc nào không thuộc thao tác tạo lập CSDLQH?

A. Truy vấn CSDL

B. Chọn khóa chính cho quan hệ

C. Tạo quan hệ

D. Đặt tên cho quan hệ và lưu cấu trúc quan hệ

Câu 20: Công việc nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu?

A. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng

B. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp

C. Thêm bản ghi

D. Nhập dữ liệu ban đầu

Câu 21: Công việc nào không thuộc thao tác khai thác CSDLQH?

A. Tạo liên kết giữa các quan hệ

B. Truy vấn CSDLQH

C. Sắp xếp các bộ

D. Kết xuất báo cáo

Câu 22: Khai báo cấu trúc cho một bảng KHÔNG bao gồm công việc nào?

A. Nhập dữ liệu cho bảng

B. Đặt tên trường

C. Khai báo kích thước của trường

D. Chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường

Câu 23: Khi muốn thiết lập quan hệ (Relationship) giữa hai bảng thì mỗi bảng phải?

A. Có chung ít nhất một trường

B. Có ít nhất ba trường

C. Có ít nhất một mẫu tin

D. Có chung ít nhất hai trường

Câu 24: Khi tạo bảng ta không cần làm điều gì?

A. Xác định số lượng bản ghi của bảng

B. Đặt tên các trường

C. Khai báo kích thước của trường

D. Chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường

Câu 25: Chọn phát biểu đúng về khai thác CSDL

A. Các bản ghi có thể được sắp xếp theo nội dung của một hay nhiều trường

B. Truy vấn là một phát biểu thể hiện yêu cầu của người quản trị CSDL

C. Dễ dàng xem toàn bộ bảng có nhiều trường

D. Báo cáo không thể dùng để in theo khuôn mẫu định sẵn

Câu 26: Trong CSDL, tên một học sinh trong trường “Họ Tên” được chỉnh sửa từ “Quan” thành “Quang”. Kích thước của CSDL này thay đổi thế nào khi lưu trữ?

A. Tăng 1 byte

B. Tăng 2 byte

C. Không thay đổi

D. Giảm 1 byte.

Câu 27: Trường hợp nào sau đây cần thêm ít nhất một bộ (record) trong CSDL quản lý sinh viên?

A. Có một khoa mới thành lập.

B. Có một giảng đường mới đưa vào sử dụng.

C. Một giảng viên nghỉ hưu.

D. Một sinh viên mới lập gia đình.

………………

Mời các bạn tài file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Giáo Dục, Lớp 12

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bo-de-thi-hoc-ki-2-lop-12-nam-2020-2021/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp