Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021

0
112
Rate this post

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021 gồm 6 đề thi, có bảng ma trận và đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập, luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn.

Toàn bộ 6 đề thi học kì 2 môn Văn lớp 6 được biên soạn bám sát với chương trình học môn Ngữ văn lớp 6, giúp các em làm quen với dạng câu hỏi trong đề thi, để ôn tập thật tốt. Đồng thời cũng giúp thầy cô tham khảo để ra đề thi học kì 2 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của :

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021 – Đề 1

Ma trận đề thi cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao

I.Đọc – hiểu văn bản:

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021

-Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh, tương đương với văn bản được học trong chương trình, phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh.

– Nắm được tên văn bản, tên tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt

Hiểu nội dung, giá trị các chi tiết đặc sắc, của các văn bản.

-Kết nối thông tin trong và ngoài văn bản.

Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực hoặc giáo dục an ninh quốc phòng, các kỹ năng sống … từ một số chi tiết nổi bật trong văn bản hoặc từ các đặc điểm, phẩm chất cao quý của nhân vật

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1/2

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ:10 %

Số câu: 1/2

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 1

Số điểm:1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 2

Số điểm: 3,0

Tỉ lệ: 30%

2. Tiếng Việt

– Biện pháp tu từ:

+ So sánh;

+ Nhân hóa;

+ Ẩn dụ;

+ Hoán dụ.

– Xác định các biện pháp tu từ đã học và chỉ ra các từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ ấy.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1/2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ:5%

Số câu: 1/2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5 %

Số câu: 1

Số điểm:1,0

Tỉ lệ: 10%

3. Tạo lập văn bản

– Văn tả cảnh

Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn tả cảnh trong cuộc sống đời thường.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm:6,0

Tỉ lệ: 60%

Số câu: 1

Số điểm:6,0

Tỉ lệ: 60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ:15%

Số câu: 1

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ:15%

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ:10%

Số câu: 1

Số điểm: 6,0

Tỉ lệ:60%

Số câu: 4

Số điểm: 10,0

Tỉ lệ:100%

Đề thi cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021

SỞ GD&ĐT……….

TRƯỜNG TH-THCS…………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 2021
Môn: NGỮ VĂN 6

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (…) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

(Tiếng mưa – Nguyễn Thị Thu Trang)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả ( 0,5 điểm)

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: (1 điểm)

– Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

– So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

– Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

  • Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. (1 điểm)
  • Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. (0,5 điểm)
  • Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. (0,5 điểm)

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

  • Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. (0,75 điểm)
  • Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. (0,75 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

*Yêu cầu hình thức:

  • Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.
  • Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

  • Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. (0,5điểm)

Thân bài: (5 điểm)

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

  • Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.
  • Không gian chim chóc, nắng vàng…
  • Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơi
  • Thầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

  • Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.
  • Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…
  • Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…
  • Những chú chim trên cành hót ríu rít….
  • Những con gió….
  • Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

  • Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơi
  • Các bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.
  • Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: (0,5điểm)

  • Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.

*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021 – Đề 2

Ma trận đề thi cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao

Phần 1

Đọc – hiểu

– Phương thức biểu đạt của đoạn văn đã cho.

– Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn văn.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:2

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 2

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Nêu được nội dung chính của đoạn văn.

Đặt được 1 câu văn có biện pháp tu từ nhân hóa

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ:10 %

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ:10 %

Số câu: 2

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Phần 2

Làm văn

Rút ra bài học cho bản thân qua nhân vật Dế Mèn. (khoảng 5-7 dòng)

Tả cánh đồng lúa chín trên quê hương em

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50 %

Số câu: 2

Số điểm: 7

Tỉ lệ: 70 %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:2

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ:20 %

Số câu: 2

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 45 %

Số câu: 6

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100 %

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021

PHÒNG GD&ĐT………

TRƯỜNG PTDTNT THCS ……………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học 2020 – 2021
Môn: NGỮ VĂN 6

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

“Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

(Trích Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 3 (1 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 4 (1 điểm): Đặt câu văn miêu tả con vật nuôi nhà em trong đó có sử dụng một biện pháp tu từ nhân hóa.

Phần II. TẬP LÀM VĂN: (7 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm): Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (8-10 dòng) rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2. (5.0 điểm): Hãy tả cánh đồng lúa chín trên quê hương em.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021

I. Đọc – hiểu: (3 điểm)

Câu 1 (0,5đ):

Phương thức biểu đạt: tự sự – miêu tả.

Câu 2 (0.5 đ):

Phép tu từ: nhân hoá/so sánh.

Câu 3 (1 điểm):

Chàng dế thanh niên cường tráng, đầy sức sống, tự tin, yêu đời.

Câu 4 (1 điểm):

HS có thể tự đặt câu theo nhiều cách khác nhau. Nhưng phải đảm bảo:

– Hỉnh thức: 1 câu văn miêu tả. Sử dụng phép tu từ nhân hóa.

– Nội dung: Tả con vật nuôi nhà em.

II. Tập Làm văn (7 điểm)

Câu 1

* Hình thức:

– Đảm bảo hình thức đoạn văn, xác định đúng vấn đề cần trình bày.

* Nội dung:

– Từ bài học của Dế mèn, cần nhận ra: Không nên huênh hoang, tự cao , cần biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc kĩ trước khi làm một việc gì, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

2 điểm

Câu 2

Nội dung

MB: – Giới thiệu được cánh đồng lúa chín quê em…

– Ấn tượng ban đầu về vẻ đẹp của cánh đồng.

0,25

0,25

TB:

* Có thể miêu tả theo trình tự không gian hoặc thời gian nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:

a. Tả bao quát

– Cánh đồng lúa từ xa xa như thế nào (tấm thảm khổng lồ), có điểm gì nổi bật khác với thường ngày?

b. Tả chi tiết:

– Từng cây lúa uốn cong trĩu hạt vàng

– Hương thơm thoang thoảng trong gió nhè nhẹ

– Mới đây cánh đồng còn phủ một màu xanh mà bây giờ đã thành màu vàng rực rỡ

c. Quang cảnh ngày mùa

– Mọi người đều tấp nập ra đồng thu hoạch lúa

– Những chiếc máy gặt ăn lúa rào rào, mọi người trò chuyện bàn tán về năng suất lúa rôm rả, vui vẻ

– Cánh đồng là thành quả lao động mệt nhọc của người nông dân

0,75

1,5

0,75

KB: – Cảm nghĩ về những cánh đồng lúa trên quê hương…

– Tình yêu quê hương, biết ơn quê hương đã nuôi em khôn lớn từ những cánh đồng lúa chín vàng…

0,25

0,25

Hình thức

Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.

0,5

Sử dụng ngôn ngữ miêu tả chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn.

0,5

…………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bo-de-thi-hoc-ki-2-mon-ngu-van-lop-6-nam-2020-2021/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp