Bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến trong Tức nước vỡ bờ

0
61
Rate this post

Đề bài: Em hãy Phân tích Bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến trong Tức nước vỡ bờ

bo mat tan ac bat nhan cua lu toi to tay sai thuc dan phong kien trong tuc nuoc vo bo

Bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến trong Tức nước vỡ bờ

Bạn đang xem: Bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến trong Tức nước vỡ bờ

 

Bài văn mẫu Bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến trong Tức nước vỡ bờ

“Tức nước vỡ bờ” là một trong những trích đoạn đặc sắc trong tiểu thuyết “Tắt đèn” – một trong những tác phẩm thể hiện rõ tài năng và nhãn quan hiện thực cùng cảm quan nhân đạo của nhà văn Ngô Tất Tố. Trong đoạn trích, bên cạnh việc miêu tả số phận cùng cực của những người nông dân với thái độ đồng cảm, thương xót, tác giả còn tái hiện thành công bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến.

Trước hết, sự tàn ác, bất nhân của tay sai thực dân phong kiến được thể hiện qua việc dồn người nông dân vào bước đường cùng không có lối thoát. Qua những trang văn của Ngô Tất Tố, gia cảnh của chị Dậu được tái hiện lên với sự nghèo túng đến cùng cực, phải bán chó, bán con để đóng sưu, đóng thuế, thậm chí anh Dậu đang giữa cơn bạo bệnh vẫn không được buông tha. Đó là hoàn cảnh điển hình của những người nông dân trước Cách mạng tháng Tám khi phải sống trong cảnh “một cổ hai tròng”, vừa chịu sự đàn áp của thực dân, vừa chịu sự bóc lột của tầng lớp phong kiến. Lũ tôi tớ, tay sai thực dân thu những thứ thuế vô lí để bóc lột vắt kiệt sức lực của những người dân đang ở bờ vực của sự khốn cùng. Bộ máy thực dân nửa phong kiến đó không hề mảy may quan tâm đến đời sống của nhân dân mà chỉ chú trọng việc lấp đầy lòng tham của chúng bằng sự tàn nhẫn, bất nhân và vô lương tâm. Bởi vậy, chúng không những thu thuế của người sống mà còn áp dụng chế độ sưu thuế đối với người đã chết. Sau khi đóng xong suất đinh của anh Dậu và đón chồng từ cánh cổng của cái chết trở về thì chị Dậu lại phải đối mặt với tên cai lệ khi chúng đến thu thêm suất sưu của “chú Hợi” – người em chồng đã chết từ năm ngoái. Lúc bấy giờ, trong hoàn cảnh túng thiếu vào hạng cùng đinh, trong khi chồng đang đau ốm và phải gánh thêm sưu thuế của người đã chết, chị Dậu đã bị dồn đến bước đường cùng và không có lối thoát.

Để đạt được mục đích và thỏa mãn lòng tham vô đáy, lũ tay sai, tôi tớ thực dân mà cụ thể là tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã sử dụng những công cụ tra tấn cùng hành động tàn nhẫn để thu thuế, bất chấp tính mạng con người. Tác giả Ngô Tất Tố đã sử dụng hàng loạt động từ mạnh để miêu tả về sự vô lương tâm của lũ “đầu trâu mặt ngựa”: “Sầm sập tiến vào”, “sầm sập đến”, “sấn đến”, “nhảy vào”; “gõ đầu roi xuống đất”, “thét”, “quát”, “mỉa mai”, “hằm hè”, “đùng đùng” “bịch luôn vào cái ngực chị Dậu mấy bịch”, “tát cả vào mặt chị một cái đánh đốp”. Không mảy may quan tâm đến hoàn cảnh của chị Dậu, không quan tâm đến tính mạng đang ở trạng thái “ngàn cân treo sợi tóc” của anh Dậu, chúng kiên quyết thực hiện mục đích bằng những hành động tàn nhẫn và thái độ hách dịch, hung hãn. Dẫu cho chị Dậu hết mực van xin thì tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai: “Nộp tiền sưu! Mau!”. Như vậy, dưới ngòi bút hiện thực của nhà văn Ngô Tất Tố, hình ảnh tên cai lệ đã hiện lên với sự bất nhân, vô lương tâm và là đại diện cho bộ máy thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ.

Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, chúng ta có thể thấy được bản chất của chế độ thực dân phong kiến ẩn sau bộ mặt tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Bằng nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện đặc sắc và tài năng điêu luyện trong việc miêu tả nhân vật, kết hợp cùng nhãn quan hiện thực, tác giả Ngô Tất Tố đã tái hiện thành công bức chân dung “mặt người dạ thú” của bè lũ tay sai, tôi tớ. Chính điều này đã làm nên giá trị hiện thực đặc sắc của tác phẩm và là tiền đề để tác giả xây dựng tình huống vùng lên mang tính quy luật “tức nước vỡ bờ” của chị Dậu nói riêng và của người nông dân nói chung trước Cách mạng tháng Tám.

—————–HẾT——————

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn ác của giai cấp thống trị – thế lực đen tối mang đến đau khổ, bi kịch cho người dân. Để thấy được bản chất bất nhân của giai cấp thống trị và cuộc sống đau khổ của người dân, bên cạnh bài Bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến trong Tức nước vỡ bờ trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Phân tích nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Phân tích nhân vật cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bo-mat-tan-ac-bat-nhan-cua-lu-toi-to-tay-sai-thuc-dan-phong-kien-trong-tuc-nuoc-vo-bo/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp