BOD có thể được hiểu theo 2 nghĩa, là viết tắt của Board Of Directors và Biochemical oxygen Demand. Sau đây hãy cùng tìm hiểu xem BOD Là Gì? Và những kiến thức về Board Of Directors và Biochemical oxygen Demand nhé!
BOD – Board of Directors là gì?
BOD là từ viết tắt tiếng Anh của Board of Directors, được dùng để chỉ những người lãnh đạo điều hành một doanh nghiệp, hay còn gọi là Hội đồng quản trị của doanh nghiệp.
Board of Directors thực hiện công tác quản lý, điều hành và cũng chính là những nhân tố xây dựng nên những chính sách, cơ chế, quy trình vận hành của một doanh nghiệp.
Hội đồng quản trị là vị trí bắt buộc phải có để những đại diện chính cho các cổ đông của một doanh nghiệp đã niêm yết. Một số doanh nghiệp phi lợi nhuận hay doanh nghiệp tư nhân có thể tùy chọn thiết lập hội đồng quản trị tùy theo nhu cầu và quy mô doanh nghiệp.
1. Board of Directors có vai trò gì trong công ty?
Vị trí BOD đóng vai trò quan trọng đối với sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp. BOD có rất nhiều hành động, nhiệm vụ quan trọng cần được hoàn thiện, trong đó bao gồm:
- Theo dõi và giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp tại các phòng ban, bộ phận.
- Chịu trách nhiệm cho hoạt động kiểm toán được thực thi đầy đủ và mang lại hiệu quả tối ưu.
- Tiến hành thiết lập và xây dựng toàn bộ hệ thống quản lý cho doanh nghiệp, trong đó, mọi nhiệm vụ, công việc của từng nhân viên, bộ phận, phòng ban cần được đảm bảo liền mạch và nằm trong khuôn khổ, chính sách, quy trình đã được đặt ra.
- Xây dựng lịch trình gặp gỡ, trao đổi định kì giữa các thành viên trong BOD để cập nhật và thảo luận tình hình công ty một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn.
- Đề xuất và ra quyết định về những mục tiêu, định hướng cũng như những chiến lược, kế hoạch thực thi cụ thể cho sự tăng trưởng và phát triển của toàn bộ doanh nghiệp.
- Xây dựng và thiết lập sứ mệnh, tầm nhìn cho doanh nghiệp hướng đến và đạt được uy tín, độ tin cậy trong thị trường, đồng thời giúp cho doanh nghiệp luôn đi đúng hướng một cách nhanh chóng mà không bị chệch khỏi mục tiêu đã đặt ra ban đầu.
- Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ khi được các cổ đông ủy thác và đảm bảo lợi ích, quyền lợi cho các cổ đông hay các nhà đầu tư trong doanh nghiệp.
- Tìm kiếm và đào tạo nhân tài, nâng cao năng lực của nhân viên để thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
2. Trách nhiệm của BOD là gì?
Lên kế hoạch và điều hành tổ chức chiến lược
Là đầu mối chủ chốt trong một doanh nghiệp, các thành viên hội đồng quản trị nắm giữ trách nhiệm quan trọng trong các định hướng và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.
Khi đã xác định đầy đủ các định hướng, mục tiêu cụ thể, bước tiếp theo là hoạt động triển khai những điều trên thành những bản kế hoạch cụ thể và chi tiết nhất. Những kế hoạch này sẽ được đưa xuống các phòng ban và cá nhân thực thi. Tuy nhiên, để quá trình thực thi mang lại hiệu quả, các BOD chính là người điều hành, giám sát và theo dõi các quá trình này.
Bảo vệ tài sản và giám sát tài chính
Tài chính là một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự sống còn của công ty và cần đến sự tham gia của hội đồng quản trị.
Việc đảm bảo đầy đủ tài sản của doanh nghiệp sẽ góp phần tạo nên nền tảng chắc chắn để hỗ trợ các nhân viên, phòng ban có thể làm việc hiệu quả hơn với sự trang bị đầy đủ của cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị, thông tin, v.v
Đồng thời, việc giám sát tài chính thường xuyên cũng giúp cho hội đồng quản trị nắm rõ tình hình thu chi, năng lực tài chính để có thể tiếp tục thực hiện các kế hoạch, giải pháp tiếp theo một cách kịp thời và hiệu quả.
Đánh giá và lựa chọn giám đốc điều hành tiềm năng
Hội đồng quản trị cũng là những thành viên có ảnh hưởng quan trọng đến việc đánh giá hiệu quả của vị trí giám đốc điều hành.
Những vị trí BOD là các đại diện quan trọng của những cổ đông trong doanh nghiệp và có sự liên hệ chặt chẽ đến những hoạt động, quyết định của giám đốc điều hành. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động của một giám đốc điều hành sẽ được đánh giá và quyết định bởi ban BOD.
Bên cạnh đó, hội đồng quản trị cũng sẽ là những người bầu chọn và đề cử những nhân tố tiềm năng sẽ trở thành giám đốc điều hành trong tương lai.
Đánh giá năng lực và tuyển chọn thành viên cho BOD
Hội đồng quản trị cũng là người quyết định chính trong việc đánh giá năng lực và tuyển chọn thành viên BOD.
Họ là những người nắm rõ nhất năng lực của từng BOD để có thể đưa ra những đánh giá năng lực phù hợp để hướng đến mục tiêu phát triển chung của công ty, doanh nghiệp.
Đồng thời, họ cũng sẽ cùng nhau đề xuất và bầu chọn để tìm kiếm nhân tố phù hợp có thể cùng họ gánh vác trách nhiệm vận hành, điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn trong tương lai.
3. Tố chất của người trong BOD là gì?
Khả năng lãnh đạo
Là những người đứng đầu trong một doanh nghiệp, hội đồng quản trị chắc chắn cần sở hữu một khả năng lãnh đạo tuyệt vời.
Khả năng lãnh đạo sẽ giúp ích rất nhiều cho hội đồng quản trị trong việc điều hành, giám sát, phân công nhiệm vụ, công việc đến từng phòng ban, bộ phận, nhân viên để có thể đảm bảo hiệu suất vận hành trở nên liền mạch.
Tư duy lãnh đạo cũng giúp cho BOD lèo lái doanh nghiệp đi đúng hướng, phát triển nhanh chóng và đạt được mục tiêu một cách hoàn thiện nhất.
Tầm nhìn xa trông rộng
Các vị trí BOD cần có một tầm nhìn rộng hơn về một bức tranh tổng thể ở hiện tại và tương lai. Nhất là khi thị trường dần có nhiều sự cạnh tranh hơn giữa các doanh nghiệp, thì một tầm nhìn xa sẽ mang đến nhiều tiềm năng phát triển.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có những nhân tố có thể phát hiện và chuẩn bị cho các chiến lược phát triển xa hơn về dài hạn, về lâu dài để có thể mang đến sự phát triển bền vững.
Biết tận dụng nhân tài
BOD sẽ có thể mang lại sự phát triển hiệu quả cho doanh nghiệp nếu biết cách dùng người và trọng dụng những nhân tố tài năng trong doanh nghiệp.
Hiện nay, yếu tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp. Khi hội đồng quản trị có thể nắm bắt những ưu điểm, khuyết điểm của từng nhân viên và tạo điều kiện để họ phát huy những năng lực của mình và đồng thời giúp phân công công việc một cách phù hợp nhất.
BOD – Biochemical oxygen Demand là gì?
Ngoài ý nghĩa là cụm từ viết tắt của Board of Directors thì BOD còn được hiểu là Nhu cầu oxy sinh học. Nhu cầu oxy sinh học dại diện cho lượng oxy tiêu thụ của vi sinh vật khi chúng phân hủy chất hữu cơ tỏng điều kiện hiếu khí (có mặt oxy) ở nhiệt độ xác định.
Khi nhìn vào nước, một thứ bạn không thể nhìn thấy đó là oxy. Theo một cách nào đó, nước đối nghịch với không khí. Nhưng trong nước hồ, sông, suối đều chứa 1 lượng DO nhất định. Mặc dù lượng oxy hòa tan nhỏ, chỉ khoảng 10 phân tử oxy trên 1 triệu phân tử nước nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong nước tự nhiên. Sự hiện diện của DO với khối lượng đủ là điều kiện thiết yếu duy trì sự sống cho các sinh vật thủy sinh.
Sự hiện diện của nồng độ oxy hòa tan đủ thể hiện chất lượng của khu vực nước đó. Xác định mức độ chất hữu cơ ảnh hưởng đến nồng độ oxy hòa tan trong khu vực nước là không thể thiếu trong quá trình quản lý chất lượng nước.
Sự phân rã của chất hữu cơ trong nước được đo bằng nhu cầu oxy sinh hóa BOD. Nhu cầu oxy là thước đo lượng chất oxy hóa trong mẫu nước có thể làm giảm nồng độ DO.
Trong môi trường khắc nghiệt như sự oi bức của mùa hè và các yếu tố khác do con người gây ra. Điển hỉnh là phân bón hóa học dư thừa chảy vào nước có thể làm giảm lượng oxy hòa tan. Dẫn đến sự khó khăn cho đời sống thủy sinh.
Phân tích nước được sử dụng để nắm rõ các tác động của vi khuẩn và vi sinh vật khác đối với lượng oxy mà chúng tiêu thụ khi phân hủy chất hữu cơ dưới dạng hiếu khí là thước đo nhu cầu oxy sinh học BOD.
Xác định mức độ chất hữu cơ ảnh hưởng đến nồng độ oxy hòa tan DO trong nước là công việc bắt buộc trong quản lý chất lượng nước.
BOD là thước đo lượng oxy cần thiết để loại bỏ các chất thải hữu ra khỏi nước trong quá trình phân hủy bởi vi khuẩn hiếu khí (vi khuẩn chỉ sống trong môi trường nước có chứa oxy). Các chất thải hữu cơ được ổn định nhờ sự phân hủy bởi các vi sinh sống bằng oxy. BOD được sử dụng trong các hệ thống xử lý thải, thể hiện mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước.
Chỉ số DO là gì và tại sao nó lại quan trọng?
Hệ thống dòng chảy của nước vừa sản xuất vừa tiêu thụ oxy. Dòng chảy sẽ thu oxy từ khí quyển và từ quá trình quang hợp của thực vật. Sự khuấy động của dòng nước chảy hòa tan nhiều oxy hơn nước tĩnh. Chẳng hạn như trong 1 hồ chứa phía sau 1 con đập, nước trong hồ đó gọi là dòng nước tĩnh. Sự hô hấp của động vật thủy sinh, phân hủy và các phản ứng hóa học khác nhau đều tiêu thụ oxy.
Nước thải từ các nhà máy xử lý nước thải thường chứa các vật liệu hữu cơ. Trong quá trình bị phân hủy do vi sinh sử dụng lượng lớn oxy. Lượng oxy tiêu thụ trong các quá trình này được gọi là nhu cầu oxy sinh hóa BOD. Các nguồn chất thải tiêu thụ oxy khác nhau. Bao gồm dòng nước mưa chảy từ đất nông nghiệp. Hoặc đất ở đường xá đô thị, nguyên liệu và hệ thống tự hoại không thành công.
Mức DO dao động theo mùa và trong khoảng thời gian 24h. Cũng thay đổi theo nhiệt độ và độ cao của nước. Nước lạnh giữ nhiều oxy hơn nước ấm. Nước giữ ít oxy khi độ cao cao hơn.
Nước được sử dụng làm mát máy móc trong nhà máy sản xuất hoặc trong nhà máy điện. Khi nước bị tăng nhiệt độ đồng nghĩa với việc hàm lượng DO giảm. Động vật thủy sinh dễ bị tổn thương nhất vào buổi sáng sớm khi hạ mức DO trong những ngày hè nóng bức. Dòng chảy tháp, nhiệt độ cao khiến động vật thủy sinh không thể sản xuất oxy.
Video về BOD (Board of Directors)
Video về BOD, DO, nhu cầu oxy sinh học
Kết luận
Hy vọng bài viết đã giúp các bạn biết được BOD là gì? và các ý nghĩa khác nhau của BOD. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp