Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là Thị Quốc?

0
120
Rate this post

Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là thị quốc. Thị quốc hình thành do tình trạng đất đai phân tán nhỏ và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp, quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân.

Thị quốc là:

– Ở Địa Trung Hải, mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Nước nhỏ, nghề buôn bán phát triển nên cư dân sống tập trung chủ yếu ở thành thị được gọi là các thị quốc.

– Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng.

Tại sao các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là Thị Quốc?

Do địa hình của khu vực Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt và dân cư sống chủ yếu thiên về nghề buôn và thủ công nên không cần thiết tập trung đông đúc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc cũng được coi là một nước. Phần chủ yếu của một nước là thành thị và một vùng đất đai trồng trọt xung quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và bến cảng, cho nên người ta gọi nước đó là thị quốc (thành thị là quốc gia).

Phần chủ yếu của một thị quốc là

Điều kiện tự nhiên:

– Hy Lạp, Rô ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:

+ Thuận lợi: có biển, hải cảng, khí hậu ấm áp, nên giao thông thuận lợi, sớm phát triển nghề hàng hải, ngư nghiệp, thương nghiệp biển.

+ Khó  khăn: đất xấu, ít, thích hợp trồng cây lưu niên như nho, ô liu, cam chanh. Lương thực thiếu phải mua lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập, Tây Á.

Thị quốc Địa Trung Hải:

Thị quốc hình thành do tình trạng đất đai phân tán nhỏ  và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp  nên đã hình thành các thị quốc.

– Tổ chức của thị quốc: Nước thì nhỏ, nghề buôn phát triển nên cư dân tập trung ở thành thị có phố sá, lâu đài đền thờ, sân vận động, nhà hát và bến cảng, ta gọi đó là thị quốc: A ten là thị quốc, đại diện cho cả At tích.

– Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, (không có vua), quyết định mọi công việc nhà nước. Hội đồng 500 có vai trò như Quốc hội, người ta bầu 10 viên chức điều hành chính phủ, nhiệm kỳ một năm.

– Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.

– Hi Lạp giàu có nhờ nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ. Nô lệ bị bóc lột nên phản kháng chủ nô.

– Đến thế kỷ III trước công nguyên, thị quốc Rôma lớn mạnh đi xâm chiếm các nước khác, trở thành đế quốc Rôma. Đế quốc Rôma  thủ tiêu thể chế dân chủ  thay bằng một hoàng đế đầu quyền lực như hoàng đế Xê da.

 

 Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cac-quoc-gia-co-dai-phuong-tay-thuong-duoc-goi-la-thi-quoc/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp