Cách đo khối lượng của một vật (vật lý 6)
Ở bài trước chúng ta đã được học về cách đo thể tích, bài hôm nay chúng ta sẽ học về cách đo khối lượng của một vật xem vật đó nặng bao nhiêu và phải đo như thế nào để khi đi mua hàng hay nhìn vào một mặt hàng ta biết khối lượng của nó là bao nhiêu, từ đó có thể so sánh giá cả xem mua như thế nào là hợp lí.
Nội dung chính
Lý thuyết cơ bản
Khối lượng là gì?
– Mọi vật đều có khối lượng.
Bạn đang xem: Cách đo khối lượng của một vật (vật lý 6)
– Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
Đơn vị đo khối lượng
– Đơn vị đo khối lượng thường dùng là kilôgam.
+ 1 kg = 1000 gam
+ 1 tạ = 100 kg
+ 1 tấn = 1000 kg
+ 1 gam = 0.001 kg
Dụng cụ đo khối lượng
Người ta dùng cân để đo khối lượng.
Các loại cân:
+ Cân tạ
+ Cân đồng hồ
+ Cân y tế
+ Cân tiểu li
+ Cân đòn
Hướng dẫn đo
– Bước 1: Điều chỉnh số 0
Phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa
– Bước 2: Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.
– Bước 3: Quan sát và đọc kết quả
Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.
Bài tập áp dụng
Bài 1: Trên vỏ hộp sữa ông Thọ có ghi: “Khối lượng tịnh 397 g”. Số đó chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp ?
Đáp án: 397 g chỉ lượng sữa chứa trong hộp.
Bài 2: Trên vỏ OMO có ghi 500 g. Số đó chỉ gì ?
Đáp án: 500 g chỉ lượng bột giặt trong túi.
Bài 3: Hãy tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống: ……….. là khối lượng của bột giặt chứa trong túi.
Đáp án: 500 gam
Bài 4: Hãy tìm từ hoặc số thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: ……….. là khối lượng của sữa chứa trong hộp.
Đáp án: 397 gam
Bài 5: Hãy tìm từ hoặc số thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: Mọi vật đều có ………
Đáp án: khối lượng
Bài 6: Hãy tìm từ hoặc số thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: Khối lượng của một vật chỉ …….. chất chứa trong vật.
Đáp án: lượng
Bài 7: Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân Rô-bec-van trong lớp.
Đáp án:
GHĐ của Rô-bec-van là tổng lượng các quả cân trong hộp quả cân.
ĐCNN của cân Rô-bec-van là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân.
Bài 8: Thoạt tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa (*). Đó là việc (1)…………. Đặt (2)………..lên đĩa cân bên trái. Đặt lên đĩa cân bên kia một số (3)…………. có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm (4)……………, kim cân nằm (5)……… bảng chia độ. Tổng khối lượng của các (6)……….. trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của (7)…………..
Đáp án:
(1) – điều chỉnh số 0; (5) – đúng giữa;
(2) – vật đem cân; (6) – quả cân;
(3) – quả cân; (7) – vật đem cân.
(4) – thăng bằng;
Bài 9: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5T. Số 5T có ý nghĩa gì ?
Đáp án: Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn không được đi qua cầu.
Bài khác:
✓ Trọng lực là gì phương và chiều của trọng lực.
Mọi vật sinh ra đều có khối lượng của nó, dù là hạt cát hay cái quạt. Ngay cả con người ta cũng có khối lượng của riêng mình và khối lượng của mỗi người thì không giống nhau. Qua bài này, chúng ta có thể biết cách đo khối lượng của một vật bất kì và ta có thể dùng cân để tự đo cân nặng của mình.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp