Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước (bình tràn, bình chia độ)

0
79
Rate this post

Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước (bình tràn, bình chia độ)

Để đo thể tích vật rắn không thấm nước ta sử dụng hai cách đó là dùng bình tràn hoặc bình chia độ. Trong chủ đề vật lý 6 hôm nay sẽ tìm hiểu từng cách để xác định thể tích vật rắn không thấm nước, cách làm bình chia độ và một số bài tập liên quan khác.

Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước

Như đã nói ở trên để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước, ta có thể dùng bình chia độ hoặc bình tràn.

Bạn đang xem: Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước (bình tràn, bình chia độ)

Lưu ý: khi đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước

– Cách dùng bình chia độ như sau:

Bước 1: Ước lượng thể tích cần đo

Bước 2: Chọn bình chia độ có hình dạng, giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất thích hợp

Bước 3: Thả chìm vật đó vào chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

              Khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn.

              Thể tích của phần tràn ra bằng thể tích của vật.

– Cách đọc, ghi kết quả, chọn dụng cụ đo giống như khi đo thể tích của chất lỏng.

– Cách sử dụng bình tràn như sau:

Bước 1: Thả vật vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa.

Bước 2: Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích của vật cần đo.

– Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật thì cần lưu ý:

+ Lau khô bát trước khi đo

+ Khi nhấc ca ra khỏi bát, không làm đổ hoặc sánh nước ra bát

+ Đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài.

Bài tập minh họa

Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: Thả – thả chìm – tràn ra – dâng lên

Thể tích của vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo được bằng cách:

a) (1)…….. vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng (2) …………. bằng thể tích của vật.

b) Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì (3)………….. vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng (4)………… bằng thể tích của vật.

Đáp án

(1) thả chìm                     (2)  dâng lên                        (3)  thả                             (4) tràn ra.

Bài 2: Quan sát hình sau và mô tả cách đo thể tích của hòn đá bằng bình chia độ.

cach-do-the-tich-vat-ran-khong-tham-nuoc-binh-tran-binh-chia-do

Đáp án:

Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ (V1 = 150 cm3)

Thả hòn đa vào bình chia độ

Đo thể tích nước dâng lên trong bình (V2 = 200 cm3)

Thể tích hòn đá bằng V2 – V1 = 200 – 150 = 50 cm3.

Bài 3: Nếu hòn đá to không bỏ lọt bình chia độ thì người ta dùng thêm bình tràn và bình chứa để đo thể tích của nó như hình sau. Hãy mô tả cách đo thể tích hòn đá bằng phương pháp bình tràn vẽ ở hình dưới đây:

cach-do-the-tich-vat-ran-khong-tham-nuoc-binh-tran-binh-chia-do

Đáp án:

Khi hòn đá không bỏ lọt bình chia độ thì đổ đầy nước vào bình tràn

Thả hòn đá vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa.

Đo thể tích nước chàn ra bằng bình chia độ, ta được thể tích hòn đá.

Bài 4: Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn từ bình vào một bình chia độ có GHĐ 300cm3 và ĐCNN 5cm3. Nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu?

A. 215cm3                       B. 85cm3                         C. 300cm3                          D. cả 3 phương án trên đều sai

Đáp án:

Vì khi thả quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước do quả cam thường nổi một phần nên nước tràn ra 215 cm3 không phải là thể tích của quả cam. Chọn D

Bài 5: Một miếng sắt hình hộp có các cạnh a = 1cm, b = 4cm, c = 6cm. Để xác định thể tích của miếng sắt người ta dùng các cách sau đây:

1. Dùng thước đo độ dài các cạnh rồi tính thể tích bằng công thức: V= a x b x c

2. Dùng bình chia độ có đường kính d với : 1cm < d < 4cm

3. Dùng bình chia độ có đường kính d với d < 4cm và bình tràn có đường kính lớn hơn 6cm

4. Dùng bình chia độ có đường kính d với d > 6cm

Hỏi cách nào ở trên có thể xác định được thể tích miếng sắt?

A. Cách 1, 3 và 4

B. Cách 2, 3 và 4

C. Cách 1, 2, 3 và 4

D. Cách 3 và 4

Đáp án:

– Để xác định thể tích của miếng sắt người ta dùng:

+ Dùng thước đo độ dài các cạnh rồi tính thể tích bằng công thức: V = a x b x c

+ Dùng bình chia độ có đường kính d với d < 4cm và bình tràn có đường kính lớn hơn 6cm

+ Dùng bình chia độ có đường kính d với d > 6cm

Chọn A

Bài 6: Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ) một cái bát, một cái đĩa nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng.

Đáp án:

Cách 1:

Lấy bát đặt trên đĩa, đổ nước vào bát thật đầy.

Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa.

Đổ nước từ đĩa vào bình chia độ, số chỉ đo được là thể tích của quả trứng.

Cách 2:

Đổ nước đầy bát, sau đó đổ nước từ bát vào bình chia độ (V1)

Bỏ trứng vào bát, đổ nước từ bình chia độ vào bát cho đầy

Thể tích nước còn lại trong bình chia độ là thể tích quả trứng.

Bài khác:

✓ Cách đo thể tích chất lỏng.

Sau khi đã biết được cách đo thể tích vật rắn không thấm nước chúng ta có thể áp dụng để xác định thể tích những vật mà chúng ta cần biết thể tích của nó trong cuộc sống hàng ngày một cách đơn giản mà hiệu quả. Học đi đôi với hành, để nhớ bài lâu hơn chúng ta có thể áp dụng ngay bằng cách đo thể tích của quả trứng mà chúng ta ăn hằng ngày thử xem nhé!

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cach-do-the-tich-vat-ran-khong-tham-nuoc-binh-tran-binh-chia-do/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp