CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

0
116
Rate this post

Người nước ngoài học tiếng Việt như thế nào?

Có rất nhiều cách học tiếng Việt hiệu quả trả lời cho câu hỏi Người nước ngoài học tiếng Việt như thế nào?

NHỮNG LƯU Ý KHI DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

1. Bảng chữ cái tiếng Việt

Bảng chữ cái tiếng Việt

Khi bắt đầu học một ngôn ngữ, chúng ta phải bắt đầu bằng bảng chữ cái. Bảng chữ cái tiếng Việt gồm có 29 chữ cái. Tiếng Việt không có w và z, j, như trong tiếng Anh.
– Hệ thống Nguyên âm: Tiếng Việt có 9 nguyên âm đơn: a, e, ê, i, o, ô, u, ơ, ư; 3 nguyên âm đôi: iê, uô, ươ và 2 nguyên âm ngắn: ă, â
– Hệ thống phụ âm:
* Phụ âm đơn: 17: b, c, d, đ, g, h,  k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
* Phụ âm đôi: gh, kh, nh, ph, th, ch, tr, ngh, ng

Bạn đang xem: CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt: đây là bước đầu tiên cần phải giới thiệu cho người học tiếng Việt, cũng như khi chúng ta học bất cứ một ngôn ngữ nào cũng vậy. Mục đích là gì: để người đọc biết cách phát âm chuẩn các chữ cái, ví dụ khi nhìn thấy các chữ có âm “a” thì phát âm mở “a”, kết hợp với phụ âm ở trước. Vì chỉ cần nhớ cách phát âm phụ âm và nguyên âm là có thể đọc được chính xác từ tiếng Việt mà không cần biết nghĩa. Nhưng lưu ý: người học không cần quá nặng nề về việc nhớ “tên” của các chữ cái như “mờ, nờ, pờ, ….” (điều này giống như các ngôn ngữ khác vậy). Và cũng lưu ý đối với giáo viên là phải thống nhất 1 cách đọc bảng chữ cái , tốt nhất đọc theo cách đọc phổ biến được coi là chuẩn hiện nay (a,bờ, cờ thay vì a, bê, xê….)

Khi học bảng chữ cái tiếng Việt, nên cho học sinh viết lại để học cách viết chữ cái Latinh, nhất là đối với học sinh sử dụng hệ kí tự tượng hình như tiếng Trung hoặc không phải tiếng Latinh (Nhật, Hàn, Thái Lan…)

Cách phát âm chuẩn tiếng Việt

Cách phát âm chuẩn tiếng Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn tiết tính nên âm tiết (hay gọi là tiếng) được phát âm tách rời nhau. Vì vậy sẽ có từ có một âm tiết như sách, vở… nhưng có nhiều từ được cấu tạo trên hai âm tiết như: vui vẻ, hạnh phúc …Do đó người nước ngoài học tiếng Việt muốn phát âm tốt trước hết cần phát âm tốt từng âm tiết, từng nhóm âm tiết. Ví dụ: cảm ơn phải phát âm rõ “cảm” và “ơn”. Đối với người nước ngoài khi mới học nên nói chậm, rõ từng âm tiết một sau đó nói nhanh dần lên. Điều này cho thấy phát âm rất quan trọng trong tiếng Việt vì nếu nói sai 1 từ thì người Việt không hiểu trong khi nếu nói sai ngữ pháp thì người Việt vẫn có thể hiểu.

Trong khi học tiếng Việt, với người nước ngoài khó nhất là thanh điệu. Tiếng Việt là một trong ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất thế giới (6 thanh điệu) gồm: thanh ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng. Khi phát âm sai thanh điệu sẽ đưa đến những nghĩa khác nhau như bàn # bán # bạn…

Đối với cách học thanh điệu tiếng Việt và nhận biết thanh điệu phải vẽ sơ đồ để học sinh hình dung với dấu sắc, giọng như thế nào, dấu huyền giọng như thế nào, giọng cao hay thấp, dài hay ngắn, thẳng hay gẫy…Và đây là chìa khóa để phát âm tiếng Việt tốt và nói tiếng Việt như người Việt. Vì vậy, giáo viên cần thường xuyên luyện cho học sinh trong suốt khóa học chứ không phải chỉ trong buổi đầu tiên. Giáo viên nên nói chậm và dùng tay ra dấu lên, xuống, ngang….để học sinh nhớ đi nhớ lại và cố gắng nói dấu chính xác. Việc luyện này cần kết hợp với luyện viết (ví dụ điền thanh điệu vào các từ trong đoạn văn hoặc đọc cho học sinh viết những câu, đoạn đơn giản để học sinh viết đúng. Khi đó họ nhớ đúng dấu, nghĩa là họ sẽ có ý thức nói đúng thanh điệu đó. Và đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng để nghe và nói tiếng Việt tốt. (mặc dù đối với bài tập luyện kiểu này học sinh rất chán và nản nên cần làm ít một, mỗi ngày một ít, nhưng thường xuyên là quan trọng)

Về cách đánh vần : thực ra đối với học sinh nước ngoài không cần đánh vần như học sinh Việt Nam: Ví dụ: Huyền = hờ uyên huyên huyền huyền. Họ không thể nhớ quy tắc phức tạp đó, và cũng không để làm gì. Vì thế, giáo viên chỉ cần giới thiệu cho họ 1 âm tiết tiếng Việt luôn được cấu tạo bằng cách ghép âm và vần. (Vần = nguyên âm + phụ âm) là đủ. Mà điều này cũng không cần thiết. Việc học đánh vần này đã có bảng phát âm để luyện tập rất phù hợp.

Kỹ năng nghe

Kỹ năng nghe

Đối với trình độ A, nên bắt đầu bằng nghe giáo viên nói, càng nhiều càng tốt. Giáo viên phải thường xuyên hỏi đi hỏi lại các mẫu câu đã học áp dụng với các từ đã học vào những tình huống trong cuộc sống (càng gắn với thực tế của học sinh càng tốt, vì học sinh sẽ muốn nói hơn nữa và học sinh sẽ nhớ lâu hơn). Sau bài 7 thì có thể cho học sinh làm quen với audio đơn giản, có thể lúc đầu là thu âm giọng của giáo viên đó hoặc giáo viên khác.
Hết trình độ A thì nghe nói với người bình thường phải cơ bản. Sau đó giáo viên nâng cao với những bài nghe khó hơn, nghe bài hát, nghe hội thoại ở trình độ B. Trình độ C cần phải nghe các audio dài và tập nghe radio. Trong lúc luyện nghe thì phải kết hợp luyện nói và phát âm vì đây là các kỹ năng hỗ trợ cần thiết. Nếu học sinh học để thi chứng chỉ thì cần luyện đủ 3 dạng nghe: nghe – điền từ, nghe – chọn đúng/sai, nghe – chọn câu trả lời đúng nhất. Nhưng nếu học sinh học để giao tiếp, để dự hội thảo, tức là nghe thực sự thì luyện nhiều với dạng nghe – hiểu (nghe – chọn câu trả lời). Giáo viên phải hiểu rõ nhất trình độ của học sinh để có những bài nghe phù hợp, nếu không học sinh sẽ rất chán vì họ thấy quá khó.

Kỹ năng nói

Kỹ năng nói

Để nói tiếng Việt tốt, học sinh cần phải có vốn từ cơ bản và ngữ pháp cơ bản. Tức là hết trình độ A là họ có thể nói mọi thứ ở mẫu câu đơn giản.

Trình độ B nếu chỉ học trong sách thì rất khó tiến bộ, vì ngữ pháp là quá nhiều và quá vụn, vì vậy tốt hơn nên nói chuyện theo các chủ đề để có vốn từ mới nhiều hơn và giáo viên phải khéo léo lồng vào những mẫu câu mới mà học sinh không biết và giải thích cho họ.

Kỹ thuật dạy ngữ âm tiếng Việt cho người nước ngoài trong buổi đầu tiên

1. Mở đầu

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, số lượng nguyên âm, phụ âm tương đối nhiều đặc biệt là hệ thống thanh điệu tạo nên đặc trưng riêng của ngôn ngữ này. Đây cũng là những rào cản tương đối cho một người nước ngoài khi bắt đầu học tiếng Việt. Bài viết nhỏ này chúng tôi muốn trao đổi về cách dạy để giúp người học tiếp cận với hệ thống ngữ âm tiếng Việt như thế nào cho hiệu quả nhất.

2. Nội dung

Như chúng ta đã biết, ngữ âm tiếng Việt chia làm 5 hệ thống là âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Tuy nhiên, việc phân chia một cách rành mạch ranh giới các hệ thống trong một âm tiết với người nước ngoài chủ yếu học tiếng Việt từ góc độ giao tiếp theo chúng tôi là không thật sự cần thiết. Có thể tóm gọn về 3 nội dung sau: hệ thống phụ âm, hệ thống nguyên âm và hệ thống thanh điệu. Sau đó lưu ý cho họ những điểm đặc biệt, những khác biệt quan trọng trong từng hệ thống để mục đích cuối cùng họ có thể phát âm một cách tương đối chuẩn xác tiếng Việt.

2.1. Về phần phụ âm

Thông thường, trong buổi đầu tiên khi giới thiệu về tiếng Việt, đối với phần ngữ âm, nhiều giáo viên chọn cách đưa ra bảng chữ cái (bảng thường dùng cho học sinh tiểu học) rồi giới thiệu lần lượt. Cách làm đó cũng giúp người học biết được trong tiếng Việt có bao nhiêu phụ âm, các phụ âm được phát âm như thế nào. Tuy nhiên, điểm quan trọng là họ không thể nhận ra được những phụ âm nào có đặc điểm cấu âm gần giống nhau dễ gây nhầm lẫn khi phát âm. Điều này có thể sẽ gây ra những lẫn lộn trong phát âm của học viên.

Do đó, theo chúng tôi có thể chọn cách giới thiệu phụ âm theo vị trí cấu âm để giáo viên giúp người học dễ dàng so sánh điểm giống và khác nhau.

Cách làm như vậy có những ưu điểm sau:

  • Nhận diện được cách phát âm của các phụ âm trong nhóm một cách rõ ràng. Người học hiểu ngay được vị trí của cơ quan cấu âm cho mỗi phụ âm.
  • Tìm được những khác biệt hay đặc điểm gần giống của các phụ âm trong nhóm.
  • Giáo viên có thể nhận ra người học thường nhầm lẫn các phụ âm nào với nhau. Từ đó giáo viên sẽ tìm ra hướng khắc phục, sửa chữa trong các giai đoạn tiếp sau của khóa học một cách có trọng tâm. Chẳng hạn, người Hàn hay nhầm hai âm b và v. Thông thường họ không phát âm được chính xác v mà thường phát âm v giống như b. Hay người Nhật không thể phân chia tách bách trong phát âm t và th. Họ có xu hướng phát âm t như th. Trong khi đó người Trung Quốc đặc biệt những người đến từ các vùng giáp với biên giới phía Bắc nước ta thường nhầm lẫn đ và t và cách họ phát âm đ khiến người nghe cảm giác như đang phát âm t. Hoặc các học viên đến từ những nước nói tiếng Anh gặp khó khăn rất nhiều với nhóm phụ âm gốc lưỡi: c/k/q – ng/ ngh/ – g/ gh

Cần thêm sự lưu ý là phụ âm tiếng Việt có sự khác biệt khi đứng ở vị trí đầu hay vị trí cuối.

ch trong các vần ich, êch, ach có xu hướng phát âm của c, khác với khi ch đứng ở vị trí bắt đầu âm tiết như chợ là một âm mặt lưỡi. Ví dụ sự khác biệt của ch trong: chích, chách, chếch

nh ở vị trí bắt đầu là âm mặt lưỡi, phát âm hướng ra ngoài còn nh đứng ở vị trí kết thúc âm tiết trong vần inh, ênh, anh lại là âm có xu hướng gốc lưỡi như ng.

Việc phân nhóm các phụ âm như vậy giúp giáo viên xây dựng các bài luyện tập khoa học và rõ ràng hơn.

2.1. Về nguyên âm

Tương tự như phần phụ âm, nếu giới thiệu nguyên âm cũng dựa vào thứ tự abc thì rất khó khăn cho người học vì không nhận ra được sự giống và khác biệt giữa các nguyên âm với nhau. Theo đó, giáo viên cũng nên chia các nguyên âm thành các nhóm để người học dễ hình thành thói quen trong phát âm và giúp mình nhận ra được lỗi mà họ hay mắc phải.

Trong việc phân chia nhóm, có một điểm cần chú ý là có sự phân biệt giữa nguyên âm có dấu mà nguyên âm không có dấu. Vì vậy, đầu tiên người dạy có thể phân chia theo nhóm cùng hình thức chữ viết nhưng dấu khác nhau đưa đến việc phát âm khác nhau. Điều này được thể hiện thành các nhóm nguyên âm như sau:

– a, ă, â

– o, ô, ơ

– u, ư

– e, ê

Chúng ta là người bản ngữ nhìn tưởng dễ nhưng từ kinh nghiệm thực tế chúng tôi nhận thấy người nước ngoài ban đầu không định hình và không nhận diện tốt về dấu của nguyên âm. Họ thường bỏ quên nó khi viết và không hiểu đó là dấu hiệu thể hiện độ ngắn dài của nguyên âm. Mặt khác họ lại dễ nhầm dấu của nguyên âm sang thanh điệu của âm tiết/ từ nên với nhiều người nước ngoài điểm này lại trở thành phức tạp.

Sau khi phân chia và làm rõ cho người học cách ghép nhóm thứ nhất này, giáo viên có thể dựa vào 3 tiêu chí là vị trí của lưỡi, độ mở miệng và hình dáng môi để nhóm các nguyên âm lại với nhau. Chẳng hạn như:

– Nhóm nguyên âm hàng trước, không tròn môi: i, ê, e

– Nhóm nguyên âm hàng sau không tròn môi: ư, ơ, â, a, ă

– Nhóm nguyên âm hàng sau tròn môi: u, ô, o

Thêm một chú ý với giáo viên là trường hợp đặc biệt của nguyên âm a. Đó là trường hợp a đi với nhch thành vần anh, ach. Khi đó, dù viết là a nhưng khi phát âm lại không phải là a mà phải phát âm như e và hơn thế có xu hướng ngắn hơn so với e bình thường. Đây là điểm mà nhiều giáo viên không nắm rõ dẫn đến người học bị phát âm sai ngay với từ đầu hoặc cảm thấy khó phát âm do ấn tượng con chữ để lại.

2.3. Về thanh điệu

Thanh điệu là đặc điểm ngữ âm tiêu biểu của tiếng Việt. Nó là sự thay đổi cao độ của giọng nói và là trở ngại lớn nhất đối với người học đặc biệt những người đến từ các ngôn ngữ khác loại hình như Anh, Mĩ, Hàn, Nhật….

Hệ thống thanh điệu tiếng Việt gồm 6 thanh được chia làm hai nhóm: các thanh điệu có âm vực thấp (huyền, hỏi, nặng) và các thanh điệu có âm vực cao (không, ngã, sắc).

Khi giới thiệu thanh điệu cho học viên nước ngoài, giáo viên có thể đưa ra một cách lần lượt: không dấu, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở đó, học viên cũng sẽ có những hiểu lầm hoặc hiểu không sâu về các thanh dẫn đến sự khu biệt các thanh không rõ ràng.

Sau khi giới thiệu đầy đủ 6 thanh như trên, giáo viên có thể chia nhóm cho các thanh để chỉ ra điểm đặc trưng của mỗi thanh (bao gồm cả sự giống nhau và khác nhau). Cụ thể ở đây, có thể chỉ ra các nhóm như sau:

– Nhóm thanh không dấu và thanh bằng: chỉ khác nhau về cao độ, đường nét tương đối bằng phẳng. Do đó, giáo viên sẽ giúp người học ngay từ đầu hiểu được việc phải đạt cao độ ra sao khi phát âm hai thanh này và lỗi sẽ mắc phải nếu thanh không dấu hay thanh bằng không đạt được một cách tương đối độ cao của chúng.

– Nhóm thanh không dấu và thanh sắc: hai thanh này đều thuộc âm vực cao. Tuy nhiên, trường độ của thanh không phải dài hơn thanh sắc rất nhiều. Hay có thể nôm na đưa ra đặc trưng của thanh không dấu là cao, dài và thanh sắc là cao, ngắn. Chỉ ra được điểm giống và khác biệt đó chắc chắc sẽ giúp học viên tránh việc mắc lỗi.

– Nhóm thanh bằng và thanh nặng: hai thanh này đều thuộc âm vực thấp. Sự khác biệt ở chỗ, trường độ của thanh bằng dài hơn còn thanh nặng ngắn và đột ngột. Giống như trên, có thể quy về hai đặc điểm sau cho mỗi thanh: thanh bằng là thấp, dài; thanh nặng là thấp, ngắn.

– Nhóm thanh ngã và thanh hỏi: Hai thanh này điểm giống nhau đều có nét gãy nhưng sự khác biệt rõ ràng nhất là với thanh ngã trong giai đoạn phát âm thứ hai phải thắt lại, hẹp hơn so với thanh hỏi.

Đây là những phân biệt cơ bản còn tất nhiên trong quá trình dạy, phát âm học viên sẽ bộc lộ những nhầm lẫn của mình. Thực tế với người nước ngoài họ có thể nhầm lẫn tất cả các thanh điệu với nhau. Tuy nhiên, việc chỉ ra những đặc trưng cơ bản theo nhóm như vậy ít nhất cũng giúp họ có cái nhìn và cách hiểu đầu tiên theo hệ thống để tránh tối đa lỗi phát âm sau này.

3. Kết luận

Có thể nói buổi dạy phát âm đầu tiên rất quan trọng. Nó giúp người học bước đầu tiếp cận và hiểu về hệ thống ngữ âm tiếng Việt, vì vậy, cần lựa chọn phương pháp dạy cũng như nội dung cho phù hợp. Nếu các nội dung được thể hiện sơ sài thì người học không hoặc khó hiểu sâu. Nếu các nội dung được truyền tải một cách học thuật thì người học cũng tiếp cận khó khăn thậm chí tạo cảm giác sợ hãi, nặng nề.

Một số trao đổi của chúng tôi về cách tiến hành giới thiệu ngữ âm trong buổi đầu tiên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài chỉ là một sự gợi ý. Chắc chắn từ thực tế giảng dạy, các giáo viên đã từng đứng lớp sẽ có thêm những chia sẻ bổ ích. Điều đó sẽ giúp chúng ta hoàn thiện hơn về phương pháp và quan trọng hơn giúp người học tiếp cận với một ngôn ngữ mới trong tâm thế thoải mái, mang tính thực tiễn cao.

6 TỐ CHẤT CẦN CÓ CỦA GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Trong xu thế kinh tế “mở” hiện nay, Việt Nam ngày càng chào đón nhiều người nước ngoài đến công tác và học tập. Tuy nhiên, rào cản ngôn ngữ, bất đồng tiếng nói khiến những người nước ngoài khá “bối rối”. Bởi vậy nên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thành một “công việc mới” trong xã hội. Tuy nhiên, để có thể trở thành giáo viên dạy tốt, hiệu quả, cần có những tố chất sau đây.

1. Biết phương pháp dạy Tiếng Việt

Để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thật tốt, bạn cần biết cách dạy sao cho thật dễ hiểu, dễ áp dụng và giúp “học sinh” có thể sử dụng tiếng Việt thật tốt. Bằng tư duy sáng tạo, bằng cách sử dụng các công cụ trực quan như: tranh ảnh, sách báo, công cụ hỗ trợ học tập và đặc biệt là ngôn ngữ hình thể, bạn sẽ đem đến kiến thức tốt nhất cho học viên nước ngoài.

2. Am hiểu tiếng Việt và văn hóa Việt

Để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, chắc chắn bạn phải am hiểu sâu sắc về tiếng Việt Nam thì mới dạy tốt được. Bạn phải nắm được những nguyên âm, phụ âm, cách phát âm, cách ghép từ, cách đặt câu, ngữ pháp…thì mới truyền thụ được kiến thức cho “học sinh” của mình.

Những người nước ngoài họ có mục tiêu chính là giao tiếp, có những người chỉ cần đọc và viết, có người cần nghe và nói nhưng rất nhiều người thì cần cả 4 kỹ năng. Vì thế mà kiến thức của bạn phải chắc chắn để có thể dạy đúng kiến thức chuẩn cũng như bồi dưỡng được năng lực cho “học sinh”.

Ngoài ra,với những học viên là những người nước ngoài đang làm những vị trí quản lí như: Trưởng phòng, giám đốc,… thì họ sẽ cần hiểu và được chia sẻ nhiều hơn về văn hóa, kinh tế, chính trị,… Việt Nam. Vì thế mà một giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài rất cần có kiến thức tổng thể về nhiều lĩnh vực.

3. Tự tin và kiên nhẫn

Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài chính là một hình thức giao tiếp cao cấp. Bạn sẽ đối thoại, giao tiếp và truyền đạt thông tin cho “học sinh” của mình. Vì thế, cần làm chủ tình thế và tự tin trong mọi tình huống.

Có thể, “học sinh” của bạn là người lớn tuổi hơn, có thể họ là những ông chủ lớn, hoặc đơn giản là người kém tuổi nhưng rất “ma lanh” và hóm hỉnh. Họ sẽ thường xuyên có những câu hỏi rất “ngộ nghĩnh” và “hóc búa” dành cho bạn. Bởi đơn giản, họ không biết, không hiểu về tiếng Việt, lúc này, bạn cần hiểu biết, cần kiên nhẫn và tự tin giảng giải cho họ hiểu những gì bạn muốn nói.

4. Chuẩn bị giáo án kỹ càng

Trước khi bước vào một buổi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, giáo án là thứ không được phép chuẩn bị sơ sài. Bởi trong buổi học, có thể “học sinh” của bạn có trình độ cao hơn bạn tưởng, họ sẽ học rất nhanh, không cẩn thận, bạn sẽ bị “cháy giáo án”.

Và cũng có rất nhiều trường hợp, người nước ngoài họ hỏi những câu “hóc búa”, vặn vẹo bạn để hiểu ra vấn đề. Có thể chỉ đơn giản tại sao lại gọi là “con bò cái”, mà không gọi là “con bò nữ” chẳng hạn…Vì thế mà giáo án của bạn phải thật chặt chẽ và chuẩn bị kỹ càng từng chút một.

5. Hóm hỉnh, hài hước

Đây là tố chất không phải ai cũng có nhưng muốn dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thành công, bạn cần “tạo ra” tố chất này cho mình. Người xưa có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, vì thế, học tiếng Việt không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn rất cao.

Nếu bạn không hóm hỉnh, không có sự vui tươi thì buổi học sẽ rất căng thẳng hoặc nhàm chán. Hãy luôn luôn hóm hỉnh, vui vẻ, tạo nên sự vui tươi, hấp dẫn để buổi học được thuận lợi và thành công hơn.

6. Sáng tạo

Đây là tố chất không thể thiếu của một người giáo viên. Sáng tạo trong cách dạy, sáng tạo trong cách học, trong cách truyền đạt sẽ giúp những người nước ngoài học nhanh hơn. Họ liên tưởng tốt hơn, ghi nhớ sâu hơn sẽ học tiếng Việt tốt hơn.

Có thể đơn giản là bạn dùng tranh ảnh, dùng những trò chơi, những đồ vật gần gũi để giúp “học sinh” dễ hiểu, dễ nhớ chẳng hạn, buổi học sẽ thành công rực rỡ.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cach-hoc-tieng-viet-cho-nguoi-nuoc-ngoai/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp