Kế hoạch tài chính có thể giúp bạn giải quyết món nợ tồn đọng, đảm bảo cho tương lai tài chính của bạn và thậm chí còn giúp bạn hạnh phúc và thư thái hơn. Tùy vào hoàn cảnh, một kế hoạch tài chính phù hợp có thể không đòi hỏi bạn phải bớt tiêu tiền. Thay vào đó, bạn chỉ cần ra những quyết định tài chính hiệu quả hơn.
Quản lý tài chính cá nhân: Đường ngắn nhất đến với tự do tài chính
“Có nhiều tiền để làm gì?” Có thật là có nhiều tiền sẽ hạnh phúc hơn hay không? Thế giới đang thay đổi và khái niệm tự do tài chính là mục tiêu của rất nhiều người. Vậy tự do tài chính là gì và để đạt được mục tiêu này, bạn cần phải làm gì để quản lý tài chính cá nhân?
Tự do tài chính là gì?
Tự do tài chính không hẳn là việc trở nên thật giàu có đến mức shopping không cần nhìn giá, thật ra việc có thật nhiều tiền và tự do tài chính là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Bạn đang xem: CÁCH LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Tiền bạc có quyết định mức độ hạnh phúc của bạn không? Câu trả lời là có, trong một chừng mực nào đó. Theo một nghiên cứu trên tuần báo Nature Human Behavior với số người tham gia hơn 1,7 triệu ở 164 quốc gia về mức độ hạnh phúc của con người tỷ lệ với số tiền người đó kiếm được; kết luận được đưa ra rằng con người sẽ hạnh phúc nhất khi kiếm được từ 60,000 đến 75,000 đô la/ năm. Điều này đồng nghĩa với việc một triệu phú cũng chỉ có mức độ hạnh phúc ngang bằng hoặc thậm chí thấp hơn một quản lý cửa hiệu Mc. Donalds.
Tiền bạc trong một mức độ nào đó sẽ giúp cuộc sống của bạn thoải mái hơn nhưng nếu chỉ chăm chăm kiếm thật nhiều tiền, điều đó lại không làm cho bạn có một cuộc sống hạnh phúc. Thay vì hướng đến việc có một số dư ngân hàng lớn, bạn nên hướng đến mục tiêu tự do tài chính, như Benjamin Franklin đã nói: “Ai giàu? Người biết hài lòng.”
Tự do tài chính là khi bạn có thể đưa ra những quyết định trong đời mà không phải đắn đo về chuyện tiền bạc. Chúng ta luôn theo đuổi con đường làm giàu với ước muốn một ngày nào đó có thể tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái nhất có thể, nhưng giàu bao nhiêu là “đủ”? “Đủ” hay “không đủ” là vấn đề mà mỗi người phải tự chiêm nghiệm, có những người có hàng trăm tỷ nhưng vẫn mắc kẹt trong vòng xoáy của công việc và stress, cũng có những người thu nhập 7 triệu một tháng nhưng lại thoải mái và tự do. “Biết đủ” chính là chìa khoá cho một cuộc sống hạnh phúc.
Kế hoạch tài chính cá nhân với cách chi tiêu hợp lý
Ngưỡng chi phí cuộc sống thấp: tối ưu hóa chi phí và sống đơn giản
Thu nhập cao hơn chi tiêu: kiếm nhiều tiền nhất có thể
Tự động hóa tài chính: thu nhập tự động và chi tiêu tự động
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ dẫn đến tự do tài chính?
Đa số mọi người đều nghĩ rằng nên quản lý tài chính lúc đã có nhiều tiền. Điều này thực ra không chính xác, bạn không thể giảm cân rồi mới bắt đầu ăn kiêng được. Việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích tuyệt vời hơn bạn tưởng tượng rất nhiều.
Quản lý tài chính cá nhân không phải là tằn tiện từng xu một. Nhiều người đánh đồng quản lý tài chính cá nhân với việc thiếu tự do và không tận hưởng cuộc sống nhưng sự thật không phải như vậy. Quản lý tài chính cá nhân cho phép bạn có tự do tài chính. Tự do tài chính là loại tự do quan trọng nhất, khi bạn không phải lo lắng về cơm áo gạo tiền, bạn sẽ có thời gian, tâm trí để học tập, tận hưởng, kết quả là bạn sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống lên gấp nhiều lần.
Nên bắt đầu lập kế hoạch cá nhân như thế nào?
Mục tiêu cơ bản của việc quản lý tài chính cá nhân là chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được. Điều này nghe có vẻ dễ dàng nhưng thật ra lại không dễ thực hiện. Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao “tiền đi đâu mất”, “không tiêu gì sao lại hết tiền” hoặc bạn luôn gặp khó khăn vào khoảng thời gian cuối tháng? Sự thật là việc không ghi chú lại những khoản chi của bạn, bạn sẽ không bao giờ biết được tiền của bạn đi đâu và liệu bạn có sử dụng tiền của mình một cách hiệu quả hay không.
Lập bảng kế hoạch cá nhân
Lập một bảng tính chi tiết về ngân sách, các khoản thu chi sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính của bản thân từ đó có kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Bạn sẽ giật mình khi nhận ra mình đã “tiêu hoang” như thế nào vào những khoản không cần thiết, đồng thời sẽ có ý thức về việc tiết kiệm. Bạn có thể phân bố thu nhập của mình vào các mục sau:
- Chi phí ăn uống
- Chi phí sinh hoạt (thuê nhà, điện, nước, …)
- Chi phí đi lại (xăng, xe)
- Chi phí giải trí (đi chơi, cafe, tiệc tùng)
- Tiết kiệm
Phân bổ thu nhập và hiểu rõ tình trạng tài chính cá nhân sẽ là bước đầu tiên để bạn tiến gần hơn đến tự do tài chính. Ngày nay, bạn có thể theo dõi tài chính cá nhân rất dễ dàng, giấy bút không còn là lựa chọn duy nhất nữa. Có rất nhiều ứng dụng điện thoại giúp bạn có thể quản lý tài chính cá nhân như: Money Lover, Pocket Guard, Home Budget,…
Đặt ra các mục tiêu
– Mục tiêu về nhà cửa: Trong tương lai gần hoặc xa, bạn muốn chuyển đến ở một căn chung cư rộng hơn hoặc tích lũy mua một mảnh đất, hãy dành một khoản cho mục tiêu này.
– Mục tiêu về nhu cầu sống: Năm nay bạn muốn đi đâu du lịch, tận hưởng những thú vui giải trí gì, mua sắm thiết bị tiện ích gì. Số tiền dành cho các khoản này cũng cần được nghĩ đến.
– Mục tiêu về hưu: Cân nhắc nhu cầu của bạn khi về hưu, bạn sẽ về hưu một cách “xa hoa” như định kỳ đi du lịch hay giản dị như chỉ cần có khoản phòng bị khi ốm đau. Các chuyên gia từ CNBC khuyên rằng chúng ta nên dành 10 đến 15% thu nhập mỗi năm để dành làm quỹ hưu trí cho bản thân.
– Mục tiêu về học hành: Năm nay bạn sẽ gửi con đến trường nào, cho con học thêm gì. Không được để lẫn lộn khoản dành cho hưu trí với khoản tiết kiệm dành cho con cái lúc học đại học. Không phải đứa trẻ nào cũng đủ khả năng dành một khoản học bổng để đỡ tiền cho cha mẹ.
Ước lượng thu nhập trong năm
Bên cạnh các khoản chi thường xuyên, hãy liệt kê những thứ bạn có thể làm để gia tăng thu nhập. Nhìn chung có 3 nguồn cho thu nhập của bạn năm nay:
– Công việc chính: Các khoản lương, thưởng, làm thêm ngoài giờ trong năm dự kiến là bao nhiêu. Liệu bạn có được tăng lương trong tương lai gần.
– Kinh doanh thêm: Kế hoạch tài chính của bạn có thể bao gồm việc bắt đầu một công việc kinh doanh tại nhà, hoặc làm nghề tay trái dựa vào chính các sở thích hoặc điểm mạnh của bạn.
– Đầu tư: Đầu tư là hoạt động có thể khiến những khoản tiền nhàn rỗi của bạn tiếp tục sinh sôi. Bạn hãy xem các lời khuyên từ giới chuyên gia về việc năm nay nên đầu tư vào đâu, như chứng khoán, vàng, hay nhà đất, trái phiếu…
Liệt kê chi tiết các khoản thu, chi trong năm
Trước đây, các bà nội trợ làm việc này thủ công. Nhưng hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý tài chính (miễn phí hoặc thu phí) giúp công việc theo dõi thu chi dễ dàng hơn. Trong bảng này, cần có tất cả các khoản thu nhập, khoản chi theo thời gian, theo mục.
Những khoản nợ gốc và lãi, phí bảo hiểm, hóa đơn, tiền để dành nghỉ hưu, tiết kiệm đi học cho con…. cần được liệt kê đầy đủ. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng biết mình đang bội chi hay bội thu sau mỗi tuần, mỗi tháng để kịp thời điều chỉnh.
Cân nhắc những thói quen tiêu dùng cần loại bỏ
Hãy xem ngân sách của bạn là một trọng tài và quyết định xem những khoản chi nào không cần thiết, lãng phí và nằm ngoài mục tiêu của bản kế hoạch tài chính.
Ví dụ, bạn mua thẻ tập gym giá hàng triệu đồng mỗi tháng nhưng lại ít khi có thời gian đi tập thì cần hủy ngay.
Đặt khung thời gian để hoàn thành mục tiêu
Hãy chia mục tiêu thành các mục nhỏ hơn, bắt đầu từ các mục tiêu cần làm ngay (như thay mới tủ lạnh) sau đó là các mục tiêu xa hơn như mua nhà. Với các mục tiêu dài hạn, cần có khung thời gian ngắn hạn, dài hạn để hoàn thành từng phần mục tiêu.
Tuân thủ bản kế hoạch
Viết ra chưa đủ, bạn cần quyết tâm để làm theo những gì đã vạch ra. Tuy nhiên, nhớ rằng bạn kế hoạch này là mục tiêu, không phải là một quá trình.
Nếu trong một năm, cuộc sống hay thu nhập của bạn có những thay đổi thì bạn cần cập nhật vào trong bản kế hoạch, và có những điều chỉnh để bản kế hoạch trở nên thực tế.
Tận dụng tối đa ưu đãi về thuế
Có những cách tiết kiệm tiền có thể cho lợi ích về thuế. Nếu bạn bỏ tiền trực tiếp vào quỹ hưu 401 (K) hoặc quỹ hưu trí cá nhân, số tiền đó có thể được khấu trừ trước khi bị áp thuế. Một số công ty thậm chí còn giúp đỡ nhân viên dưới hình thức matching (nghĩa là công ty sẽ bỏ thêm vào quỹ 401 (K) của bạn bằng số tiền mà bạn bỏ vào), điều này có thể giúp khoản tiết kiệm của bạn còn tăng thêm.
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả theo phương pháp 50/30/20
Robert Kiyosaki – tác giả của bộ sách Dạy con làm giàu đã khẳng định: “Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn”. Vì vậy khi cầm tiền trong tay, việc đầu tiên không phải là tiêu nó vào việc gì mà hãy nghĩ đến việc quản lý số tiền này như thế nào. Phương pháp 50/30/20 chính là cứu cánh cho những ai đang tập tành quản lý tài chính cá nhân.
Cách quản lý tiền theo phương pháp 50/30/20
Nguyên tắc 50/20/30 được Elizabeth Warren – nhân vật được Tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2017 đề cập trong cuốn sách của bà. Nói cho đơn giản, phương pháp 50/30/20 sẽ chia thu nhập của các bạn ra từng nhóm riêng biệt, từ đó giúp bạn có kế hoạch tài chính rõ ràng hơn.
Nhóm 50%: Nhóm chi phí thiết yếu
Chi phí thiết yếu là những chi phí bạn nhất định phải bỏ ra dù bạn đang ở giai đoạn nào đi chăng nữa và tương đối giống nhau ở tất cả mọi đối tượng, đó sẽ là những khoản như thực phẩm, thuê nhà, điện, nước, internet,… Bạn không nên chi quá 50% số lương cho những chi phí này, nhưng nếu bạn lỡ vượt quá con số trên, hãy giảm bớt chi phí bằng cách nấu ăn tại nhà, di chuyển bằng phương tiện công cộng, tiết kiệm điện,… Trong trường hợp bất khả kháng, bạn sẽ phải cắt bớt những khoản khác để bù vào chi phí thiết yếu.
Nhóm 30%: Nhóm linh hoạt
Đây là nhóm dành cho những hoạt động giải trí/ hưởng thụ/chi phí bất ngờ khác. Đây có thể là một buổi cà phê “sang chảnh” với bạn bè, tiền để dành cho một chuyến đi phượt, mua một chiếc điện thoại mới, sửa chiếc xe bỗng dưng chết máy dọc đường… Nhìn chung, nhóm này linh hoạt là bởi trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có rất nhiều khoản phải chi dùng mà không thể kể tên. mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở nhóm linh hoạt và tăng nhóm tích luỹ lên.
Nhóm 20%: Nhóm tích luỹ – Mục tiêu tài chính
Đây là khoản dành để tích luỹ, đầu tư cho tương lai. thông thường, nhóm này dùng để bỏ tiết kiệm, đầu tư vào các kênh sinh lời (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,..), đầu tư cho giáo dục để có một vị trí tốt hơn cho tương lai. Giá trị khoản này càng lớn thì cuộc sống của bạn khi về hưu càng được đảm bảo.
Phương pháp 6 chiếc hũ
Với phương pháp này của T. Harv Eker, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 6 chiếc hũ với những chức năng riêng như sau:
- 55% cho chi tiêu thiết yếu: ăn uống, nhà ở, đi lại,…
- 10% cho giáo dục đào tạo: học tập, mua sách,…
- 10% cho tiết kiệm: tiết kiệm dài hạn, quỹ khẩn cấp,…
- 10% cho hưởng thụ: mua sắm, giải trí, du lịch,…
- 10% cho tự do tài chính: đầu tư, quỹ hưu trí,…
- 5% cho từ thiện
Chẳng hạn, thu nhập của gia đình bạn là 20 triệu đồng, ngân sách sẽ được chia như sau:
- Chi tiêu thiết yếu: 11.000.000đ
- Giáo dục: 2.000.000đ
- Tiết kiệm: 2.000.000đ
- Chi tiêu cá nhân (hưởng thụ): 2.000.000đ
- Đầu tư: 2.000.000đ
- Từ thiện: 1.000.000đ
Những lưu ý để lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Như đã nói ở trên, để đạt được mục tiêu quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và trở nên tự do về tài chính, bạn cần phải có ngưỡng chi phí cuộc sống thấp, thu nhập cao hơn chi tiêu và tự động hóa tài chính, hãy cùng xét qua từng vấn đề một:
Ngưỡng chi phí cuộc sống thấp
Có những người kiếm được rất nhiều tiền nhưng lại tiêu vào những thứ vô bổ để rồi khi thật sự cần đến, họ lại không có bất cứ một khoản dự phòng nào. Để giảm thiểu chi tiêu bạn có thể tối ưu hoá chi tiêu bằng nhiều cách như mua coupon giảm giá, vé máy bay giá rẻ, không chạy theo quần áo hàng hiệu đắt tiền, nấu ăn tại nhà thay vì đi nhà hàng, di chuyển bằng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân,…
Chìa khoá của việc có ngưỡng chi phí cuộc sống thấp là giảm thiểu ham muốn của bạn. Việc này đòi hỏi bạn phải hy sinh việc chiều chuộng bản thân thái quá nhưng sẽ mang lại cho bạn những lợi ích vô cùng lớn lao trong tương lai. Biết “đủ” và thoát ly ra khỏi xiềng xích về vật chất là cách để hướng tới một cuộc sống chất lượng hơn.
Thu nhập cao hơn chi tiêu
Bạn có bao giờ tự hỏi liệu bạn có hạnh phúc với công việc hiện tại của mình? Nhiều người bị chọn một công việc có mức lương thấp nhưng nhàn hạ, ngược lại, cũng có người chấp nhận đánh đổi niềm vui trong công việc để có thêm tiền. Không nên vì sự nhàn hạ mà chấp nhận một công việc dễ dàng cũng như không nên “bán mạng” cho một công việc với mức lương khủng nhưng sẽ lấy đi tất cả hạnh phúc của bạn.
Hãy kiếm nhiều tiền nhất trong khả năng của mình cho phép và có một kế hoạch chi tiêu hợp lý. “Mua tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”, chủ động tiết kiệm chính là chủ động cuộc đời mình. Bạn có thể bắt đầu từ 10%, 15% và tăng dần khi bạn có khả năng tiết kiệm nhiều hơn.
Tự động hóa tài chính
Khái niệm thu nhập thụ động có thể vẫn còn mới đối với nhiều người nhưng bạn có thể hiểu đó là khoản thu nhập được tao ra dù bạn không cần phải làm việc. Đó là các khoản tiền sinh ra từ lãi ngân hàng, đầu tư, bản quyền (sách, âm nhac,…). Mô hình tài chính lý tưởng là khi có một công việc ổn định, cộng với thu nhập tự động và chủ động tiết kiệm, đây chính là thiên đường tài chính, nơi bạn có thể phát triển và thực sự trở nên hạnh phúc.
Luôn lập kế hoạch cho tương lai
Trước tiên, cần tích lũy một khoản tiền dự phòng cho các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong cuộc sống. Chẳng hạn như sửa chữa xe, đau ốm, thất nghiệp…
Quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn chủ động về tiền bạc khi gặp khó khăn về tài chính, hạn chế tình trạng nợ nần.
Theo các chuyên gia tài chính, cần chuẩn bị quỹ khẩn cấp bằng 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt thông thường. Do đó, mỗi tháng, nên dành ít nhất 5 – 10% thu nhập để tiết kiệm cho quỹ này.
Nếu thu nhập của bạn khoảng 10 triệu đồng/ tháng, bạn cần chuẩn bị quỹ khẩn cấp từ 30 đến 60 triệu đồng để đảm bảo duy trì sinh hoạt khi gặp tình huống khó khăn.
Bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu tài chính, cần quan tâm đến việc lên kế hoạch tiết kiệm cho quỹ hưu trí. Chuẩn bị càng sớm, cuộc sống hưu trí sau này sẽ càng an nhàn.
Nên dành 4 – 5% thu nhập hàng tháng để tiết kiệm cho quỹ hưu trí. Tuy nhiên, con số này có thể tăng giảm linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người.
Ngoài ra, có thể tham khảo việc mua các sản phẩm bảo hiểm hưu trí để đảm bảo cuộc sống khi về già. Tuy nhiên, cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo ngân sách. Tránh ảnh hưởng đến các chi phí khác.
Thường xuyên cập nhật kế hoạch tài chính cá nhân
Kế hoạch tài chính cá nhân giống như tình hình tài chính thực tế của bạn. Nó hoàn toàn có thể thay đổi.
Kế hoạch tài chính cá nhân là công cụ để đánh giá, quản lý đồng thời điều chỉnh các mục tiêu tài chính để đạt được kết quả.
Các kế hoạch này giúp bạn sẵn sàng cho các sự kiện quan trọng trong cuộc sống như kết hôn, ly hôn, sinh và nuôi con, mua nhà, thất nghiệp…
Việc đánh giá nguồn lực và cập nhật thường xuyên giúp bạn biết những điều chỉnh nào cần thực hiện để luôn tuân thủ kế hoạch tài chính của mình.
tôi đã đọc và cảm thấy bài viết trên rất hữu ích
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp