Đề bài: Cảm nghĩ của em về bài thơ Trăng ơi… từ đâu đến?
Bạn đang xem: Cảm nghĩ của em về bài thơ Trăng ơi… từ đâu đến?
3 bài văn mẫu Cảm nghĩ của em về bài thơ Trăng ơi… từ đâu đến?
Bài mẫu số 1: Cảm nghĩ của em về bài thơ Trăng ơi… từ đâu đến?
Thuở nhỏ, Trần Đăng Khoa có một số bài thơ trăng, trong đó bài thơ ngũ ngôn “Trăng ơi… từ đâu đến?” là đặc sắc hơn cả.
Bài thơ có 6 khổ thơ, thì câu thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” (lược điệp lại đến 4 lần, gợi lên bao cảm xúc bâng khuâng và mênh mang, mênh mang.
Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: “Hay từ cánh đồng xa”, “Hay biển xanh diệu kì”, “Hay từ một sân chơi”, “Hay từ lời mẹ ru” Hay từ đường hành quân”, hay “Trăng đi khắp mọi miền”, ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.
Trăng không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc… nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.
Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê:
“Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà”.
Hai chữ “lửng lơ” gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên “trước nhà” thật gần gũi thân thương.
Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá “chẳng bao giờ chớp mi” là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:
“Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi”.
Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được “Bạn nào đá lên trời”. Thật hóm hỉnh!
Trăng từ lời ru của mẹ: “Chú Cuội ngồi gác cây da – Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời….” đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:
“Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!”.
Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:
“Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân”.
Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!” (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:
“Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em”.
Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.
“Trăng ơi… từ đâu đến?” là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một mảnh tâm hồn cùa tuổi thơ.
Bên cạnh Cảm nghĩ của em về bài thơ Trăng ơi… từ đâu đến? các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Cảm thụ của em về hình tượng vầng trăng trong bài thơ Trăng ơi… từ đâu đến? hay phần Soạn bài Trăng ơi… từ đâu đến? nhằm củng cố kiến thức của mình.
Bài mẫu số 2: Cảm nghĩ của em về bài thơ Trăng ơi… từ đâu đến?
Ánh trăng rằm lồng lộng trong đêm Trung thu đã làm xao xuyến tâm hồn trẻ thơ bao thế hệ. Nhất là các em ở vùng nông thôn, vầng trăng ấy biết bao thân thiết và gần gũi. Cậu bé thơ thần đồng Trần Đăng Khoa viết bài thơ này lúc lên mười tuổi, với cảm xúc rất hồn nhiên, nhưng giàu sự liên tưởng. Bài thơ sử dụng điệp khúc từ đầu đến khổ thơ cuối: Trăng ơi… từ đâu đến?
Nhịp thơ năm chữ cứ đều đều như nhịp trống tùng… dinh… dinh… của các em rước đèn phá cỗ đêm Trung thu đầy háo hức. Tiết tấu của từng câu thơ, khổ thơ được diễn biến theo trình tự thời gian của vầng trăng. Bắt đầu trăng không phải từ trong vũ trụ mà từ cánh rừng xa, với sự liên tưởng “trăng là con đẻ của cây” tạo nên “quả chín” lửng lơ treo trước nhà. Đấy là quà tặng của cây dành cho trẻ thơ trong đêm Trung thu đấy. Màu hồng của trăng như trái chín, tức là khi vầng trăng mới lấp ló, khoảng cách của trăng cũng gần như quả chín trên cây có thể hái được, nắm bắt được.
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Không bao giờ chớp mi
Một sự so sánh rất thông minh qua hình tượng trăng tròn như mắt cá nhưng mắt cá ấy không bao giờ chớp mi bởi ánh sáng của con mắt ấy vừa dịu dàng, vừa mênh mông, đắm đuối. Dường như thế giới trong trăng là một thế giới thần tiên, lung linh, được trăng chia đều.
Từ khoảng cách xa của rừng và biển, trăng dịch chuyển tới gần góc sân gia đình và chung niềm vui cùng trẻ nhỏ. Vầng trăng như “quả bóng” được các em thỏa thích, vui chơi. Nhưng rồi, mạch thơ không dừng lại ở đây, tứ thơ được nâng lên, vượt ra khỏi cái nhìn của trẻ thơ:
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ.
Ở khổ thơ này, vầng trăng không nằm ngoài sự quan sát, so sánh, tưởng tượng nữa, vầng trăng đã “lặn vào” bộc lộ nội tâm. Vầng trăng sáng cho trẻ thơ vui chơi trong đêm trăng rằm này, nó cũng được nuôi dưỡng từ trong ca dao cổ tích. Hình ảnh gốc đa chú Cuội ngồi trong trăng xa vời vợi ấy lại đến cùng với các em.
Phải chăng, nhắc tới chuyện này để yêu hơn những câu chuyện truyền thuyết ca ngợi vầng trăng của người xưa? Mặt khác, cấu trúc của bài thơ được sắp rất lô-gíc để bật lên sức sống mãnh liệt của dân tộc. Vầng trăng rằm đêm Trung thu hiện lên trong hoàn cảnh cả nước hành quân ra tuyến lửa. Hình ảnh “trăng soi chú bộ đội” và “soi vàng góc sân” khiến người đọc hiểu sâu thêm rằng: Vì một vầng trăng hòa bình, vì hạnh phúc của đêm Trung thu trẻ thơ mà người lính phải ra đi chiến đấu.
Trăng ơi có nơi nào?
Sáng hơn đất nước em.
Câu hỏi để dành trăng trả lời, nhưng đó chính là sự trả lời thay trăng của trẻ thơ cho nhân loại biết rằng: đất nước Việt Nam dẫu còn nhiều gian lao, vất vả, nhưng vẫn sáng ngời lên dưới ánh trăng những làng quê hồn hậu và đầy sức sống, tình người.
Bài mẫu số 3: Cảm nghĩ của em về bài thơ Trăng ơi… từ đâu đến?
Ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi TĐKhoa cũng quá yêu trăng. Cả một bài thơ 5 chữ gồm sáu khổ thơ với sáu lần điệp khúc thiết tha ” Trăng ơi…từ đâu đến ?” vang lên, mà đây chỉ là khúc ba của giai điệu :
…Trăng ơi …Từ đâu đến ?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng ” Trăng ơi” và hỏi trăng ” từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị :
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
NT so sánh độc đáo ” trăng như quả bóng” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ ” trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do ” đứa nào đá lên trời”. Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh. Tuy là “đứa nào” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, thú vị như thế phải sinh ra từ một “thần đồng” thơ kết hợp với một”cầu thủ nhí” mười tuổi của một sân chơi thực thụ.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp