Cảm nhận 2 câu thơ cuối đoạn trích Chí khí anh hùng

0
67
Rate this post

Cảm nhận 2 câu  thơ cuối đoạn trích Chí khí anh hùng để thấy được khắc họa của Nguyễn Du vào một Từ Hải là cái tầm vóc của vũ trụ mới thật xứng đáng. Chàng là cánh chim tự do với sức mạnh và ý chí phi thường chuyên chở giấc mơ “tháo củi sổ lồng” của Nguyễn Du cũng như tất cả những người có hùng tâm tráng chí trong thời đại mình để bay vượt lên tất thảy những “sóng gió bất kì” mà cuộc đời đưa đến.

Đề bài

: Viết bài văn cảm nhận 2 câu thơ cuối đoạn trích
Chí khí anh hùng

———

Bạn đang xem: Cảm nhận 2 câu thơ cuối đoạn trích Chí khí anh hùng

Bài văn đạt điểm cao cảm nhận 2 câu thơ cuối bài Chí khí anh hùng

Hội ngộ – rồi chia li đó là hai mặt của một quá trình. Nó là qui luật tự nhiên trong đời sống con người và cũng như là qui luật tình cảm riêng tư khó nói thành lời. Chẳng thế mà chia li đã trở thành thi tài, là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ, nhà văn đi vào khai thác sao. Từ trong câu ca dao quen thuộc: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi; Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?” đến “Vầng trăng ai xẻ làm đôi; Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) và ngay cả Cuộc chia li màu đỏ (Nguyễn Mĩ). Ta vẫn bắt gặp những giọt nước long lanh, nóng bỏng, sáng ngời của kẻ ở – người đi. Nhưng có một cuộc chia li làm bạn đọc ấn tượng bởi Chí khí anh hùng, tràn đầy niềm tin lạc quan, tươi sáng chứ không như:

Người lên ngựa, kẻ chia bào, 

Rừng phong, thu đã nhuộm màu quan san. 

Đó là cuộc chia li của Từ Hải với Thuý Kiều để lên đường đi khởi nghĩa. Đoạn Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) thuộc phần gia biến và lưu lạc trên đoạn trường mười lăm năm. Rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Thuý Kiều được gặp Từ Hải, người anh hùng rồi đây sẽ cứu vớt nàng ra khỏi cuộc đời thanh lâu đau khổ. Người mà đại diện cho lí tưởng, đạo lí công bằng mà Nguyễn Du gửi gắm khi xây dựng trong tác phẩm. Người mà Nguyễn Du bộc lộ tư tưởng, tình cảm, khối mâu thuẫn khó giải quyết bằng lời của tác giả.

Chàng ra đi thực hiện lý tưởng, nghiệp lớn, dựng binh nghiệp, trở về với tiếng chiêng, bóng cờ rợp trời. Lý tưởng đó của chàng một phần vì chàng mà một phần cũng vì nàng

Những lời tâm sự của Từ Hải với Kiều không chỉ đơn thuần là lời vợ chồng hay tình nhân nói với nhau mà đó là lời tâm sự của những người “tâm phúc tương thông”, của người trượng phu với tri kỉ của mình. Những lời đó đã khẳng định rằng Từ Hải quả là một người anh hùng với khí chất hơn người, chí hướng lớn lao. Đó quả thật là người anh hùng đầy khát vọng, ý chí kiên cường đúng như những gì Nguyễn Du mong mỏi.

Kết thúc đoạn trích là hình ảnh quyết chí ra đi vì nghiệp lớn của Từ Hải:

“Quyết lời dứt áo ra đi

Cánh bằng tiện gió cắt lìa dặm khơi”

Chàng vừa dứt lời, liền ra đi, vô cùng kiên quyết và dứt khoát, không chần chừ, không để tình cảm lung lạc ý chí của mình. Tính cách này chúng ta đã từng chứng kiến khi chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, vô cùng dứt khoát và quyết liệt. Chàng ra đi được ước lệ ví von như cánh chim bằng, đặt trong không gian to lớn “dăm khỏi”, ta thấy hình ảnh chàng Từ như tượng trưng cho người anh hùng với lý tưởng cao đẹp, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ.

Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng 

Bài văn mẫu hay cảm nhận 2 câu thơ cuối trong đoạn trích Chí khí anh hùng

Bài văn mẫu 1

Bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều ở trong tình trạng vô cùng đau đớn, tuyệt vọng:”Biết thân chạy chẳng khỏi trời – Cũng liều một phấn cho rồi ngày xanh”. Từ Hải xuất hiện đột ngột ở lầu xanh và tìm đến Kiều – một người tri kỉ. Với “con mắt xanh” tinh tường, Kiều đã mau chóng nhận ra Từ Hải là một anh hùng ngay từ lúc Từ chưa làm nên sự nghiệp. Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và lấy nàng làm vợ, nhưng tình yêu không thể níu giữ chân Từ Hải. Đang sống êm đềm và hạnh phúc bên người đẹp, Từ Hải đột ngột từ biệt Kiều ra đi lập nghiệp anh hùng.

Đây là đoạn thơ sáng tạo của Nguyễn Du. Đoạn trích thể hiện khí phách anh hùng của Từ Hải qua lời chia tay Thúy Kiều.

Nguyễn Du để cho Từ Hải ngồi trên yên ngựa với tư thế đã sẵn sàng lên đường rồi mới nói với Kiều những lời tiễn biệt. Có thể thấy đây là một cuộc chia tay rất khác thường. Cuộc đời Kiều đã trải qua nhiều cuộc chia tay. Đó là cuộc chia tay với Kim Trọng âm thầm, lưu luyến “khách đà lên ngựa người còn ghé theo” – của đôi nam nữ thanh tú mới gặp nhau lần đầu mà đã “tình trong như đã mặt ngoài còn e”; đó là cuộc chia tay bịn rịn với Thúc Sinh “người lên ngựa, kẻ chia bào” Trong cuộc chia tay lần này, Từ Hải đã ở trong tư thế sẵn sàng của con người dứt lòng ra đi vì nghĩa lớn. vì lí tưởng, vì sự nghiệp của mình. Tiếng gọi của sự nghiệp đã lay động chàng. Từ không thể đắm mình trong chốn phòng khuê và Kiều cũng không thể ngăn chàng thực hiện khát vọng lập nghiệp của mình. Sự nghiệp đối với Từ là điều trên hết. Đó không chỉ là ý nghĩa sự sống của chàng mà còn là điều kiện để chàng thực hiện những khát vọng, ước ao mà người tri kỉ đã gửi gắm ở chàng. Vì thế mà Từ đã quyết dứt áo ra đi, dường như không một chút bịn rịn, lưu luyến.

Những hình ảnh lớn lao, kì vĩ như “động lòng bốn phương” “quyết lời dứt áo ra đi”, “trời bể mênh mang” đã giúp nhà thơ thể hiện chí khí lớn lao phong thái của người anh hùng trong lúc chia biệt. Con người ấy muốn vẫy vùng nơi trời cao đất rộng, không chịu trói mình trong cuộc sống tù túng chật hẹp. Nguyễn Du đã ví Từ Hả như con chim bằng khi cất cánh thì như đám mây ngang trời, và mỗi lần bay thì chín vạn dặm mới nghỉ. Hình ảnh đó đã giúp tác giả diễn tả một cách phong túng giây phút tiễn biệt giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

Qua bài cảm nhận 2 câu thơ cuối đoạn trích Chí khí anh hùng đã cho người đọc cảm nhận được về ước muốn của tác giả khi gửi gắm hình ảnh người anh hùng, khắc họa nên hình ảnh một bậc đại trượng phu vừa có chí khí phi thường, vừa có lí tưởng cao đẹp

Bài văn mẫu 2

Nói đến anh hùng, chúng ta thường liên tưởng đến những nhân vật thần thoại có sức mạnh phi thường, có tài, có đức, có dũng khí và làm nên những kì tích đặc biệt được người đời kính phục. Định nghĩa về người anh hùng được mở rộng hơn qua góc nhìn của Nguyễn Du, là danh nhân văn hóa thế giới, là nhà văn, nhà thơ ở thời kì trung đại. Đó là hình tượng người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ, mạnh mẽ, quyết đoán, dám nghĩ dám làm.. được thể hiện qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”

“Chí khí anh hùng” được trích từ truyện Kiều (Nguyễn Du) từ câu 2213-2230 trong phần gia biến và lưu lạc. Sau khi Từ Hải cứu Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh, cả hai đã tìm thấy sự hòa hợp về tâm hồn. Ở họ vừa có sự thấu hiểu chân thành vừa có sự đồng cảm sâu sắc cho nhau. Hai khoảng trống về tâm hồn đã được lấp đầy, san sẻ cho nhau bằng tình yêu. Sự tương xứng ấy tạo nên một kết thúc hạnh phúc cho Từ Hải và Thúy Kiều.

Những rồi tiếng gọi của hoài bão, sự nghiệp đã thôi thúc Từ Hải quyết tâm nhanh chóng lên đường, hứa hẹn với Thúy Kiều về một tương lai tươi đẹp và thành công

Đằng sau Từ Hải là mái ấm gia đình, là người phụ nữ, là người tri kỉ nhưng tư thế chàng ra đi không hề lưu luyến, bịn rịn mà ngược lại, đầy dứt khoát, “quyết lời dứt áo ra đi”.

Hai câu thơ cuối thể hiện sự dứt khoát của Từ trong phút chia tay:

“Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Không có gì nghi ngờ khi Từ Hải được cho là nhân vật tự do nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nếu sự ra đi của các nhân vật khác đều do số phận đưa đẩy thì Từ Hải lại ra đi với một tâm thế chủ động, hiên ngang với các động từ mạnh “quyết”, “dứt” của một người anh hùng lí tưởng biết làm chủ số phận. Bóng dáng Từ Hải trên bước đường lập nghiệp được ẩn dụ thông qua hình ảnh “cánh chim bằng” đặt trong hoàn cảnh“gió mây”, “dặm khơi” bao la rộng lớn. Đối với Nguyễn Du tầm vóc của Từ phải là cái tầm vóc của vũ trụ mới thật xứng đáng. Chàng là cánh chim tự do với sức mạnh và ý chí phi thường chuyên chở giấc mơ “tháo củi sổ lồng” của Nguyễn Du cũng như tất cả những người có hùng tâm tráng chí trong thời đại mình để bay vượt lên tất thảy những “sóng gió bất kì” mà cuộc đời đưa đến.

——–

Trên đây là một số bài văn mẫu mà đã biên soạn với nội dung cảm nhận 2 câu thơ cuối đoạn trích Chí khí anh hùng, hy vọng sẽ giúp các em có thêm nội dung tham khảo bổ sung vào bài viết của mình được hay hơn. Chúc các em học tốt môn văn mẫu lớp 10.

[Văn mẫu 10] Cảm nhận 2 câu thơ cuối đoạn trích Chí khí anh hùng, những bài văn mẫu hay cảm nhận hai câu thơ cuối trong Chí khí anh hùng

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cam-nhan-2-cau-tho-cuoi-doan-trich-chi-khi-anh-hung/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp