Cảm nhận của em về hình ảnh con đường mòn trong truyện ngắn Cố hương

0
78
Rate this post

Đề bài: Cảm nhận của em về hình ảnh con đường mòn trong truyện ngắn Cố hương

cam nhan cua em ve hinh anh con duong mon trong truyen ngan co huong

Cảm nhận của em về hình ảnh con đường mòn trong truyện ngắn Cố hương

Bạn đang xem: Cảm nhận của em về hình ảnh con đường mòn trong truyện ngắn Cố hương

I. Dàn ý Cảm nhận của em về hình ảnh con đường mòn trong truyện ngắn Cố hương

1. Mở bài

Truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn mang nhiều giá trị nghệ thuật, đặc biệt là nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu tượng. Con đường mòn ở cuối tác phẩm cũng là một chi tiết nghệ thuật tiêu biểu góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

2. Thân bài

* Hình ảnh thực:
– Con đường mòn: Là ranh giới được đặt ra để phân chia ngôi mộ của những người nghèo ở bên phải, phần mộ của những người chết chém và chết tù ở bên trái
– Con đường mòn ấy còn thể hiện nỗi đau của những người làm cách mạng như Hạ Du
* Hình ảnh biểu trưng:
– Con đường mòn biểu tượng cho nếp nghĩ u mê, tăm tối, ăn sâu trong tiềm thức của người dân trong xã hội lúc bấy giờ.
– Trong ngày tiết thanh minh, hai bà mẹ đã bước qua con đường mòn ngăn cách ấy -> dấu hiệu của một tương lai tốt đẹp.

3. Kết bài

Bằng tài năng trong ngòi bút và cách tư duy mới lạ, Lỗ Tấn đã xây dựng hình ảnh vô cùng quen thuộc nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa.

II. Bài mẫu Cảm nhận của em về hình ảnh con đường mòn trong truyện ngắn Cố hương

Truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn không chỉ mang giá trị tư tưởng lớn mà còn chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật. Đặc biệt là các chi tiết mang nhiều giá trị biểu tượng như hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người, hình ảnh những người quần chúng trong quán trà hay hình ảnh chiếc vòng hoa trên mộ Hạ Du. Trong số đó, hình ảnh con đường mòn ở cuối tác phẩm cũng là một chi tiết biểu góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

Trong bãi tha ma dày đặc những ngôi mộ, xuất hiện một con đường do nhiều người đi qua đi lại mà thành, đó là ranh giới được đặt ra để phân chia ngôi mộ của những người nghèo ở bên phải và phần mộ của những người chết chém, chết tù ở bên trái. Phần bên trái những ngôi mộ của người chết vì cách mạng và những người phản nghịch được chôn chung cho thấy những người dân đã thể hiện rõ sự xa cách, không hề nhìn nhận đúng vai trò của người cách mạng, họ xem thường và khinh bỉ như một kẻ phản bội đất nước.

Con đường mòn ấy còn thể hiện nỗi đau của những người làm cách mạng như Hạ Du, những con người có lý tưởng với mong muốn bảo vệ dân tộc, mang lại hạnh phúc cho nhân dân nhưng cuối cùng lại lâm vào bi kịch, trở thành kẻ bị ghét bỏ. Hình ảnh con đường mòn còn cho thấy được nếp nghĩ u mê, tăm tối, ăn sâu trong tiềm thức của người dân trong xã hội lúc bấy giờ.

Trong ngày tiết thanh minh, hai bà mẹ đã bước qua con đường mòn ngăn cách ấy mang theo những niềm hy vọng về niềm tin vào cách mạng của người dân Trung Quốc, dấu hiệu của một tương lai tốt đẹp của đời sống nơi đây. “Trên đời này vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi” như một lời thức tỉnh, một thông điệp, một lời mong ước gửi gắm đến nhân dân sự nhận thức, giác ngộ cách mạng.

Bằng tài năng trong ngòi bút và cách tư duy mới lạ, Lỗ Tấn đã xây dựng hình ảnh vô cùng quen thuộc nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa. Đó là nét độc đáo của một nhà văn tài ba suốt đời trăn trở với nỗi khổ của nhân dân.

———————HẾT———————

Để học tốt, bên cạnh bài Cảm nhận của em về hình ảnh con đường mòn trong truyện ngắn Cố hương, các em có thể tìm hiểu thêm bài: Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong Cố hương của Lỗ Tấn, Tóm tắt truyện ngắn Cố Hương của Lỗ Tấn, Cảm nhận về hình bóng quê nhà và con người nơi quê cha đất tổ trong Cố hương, Tình huống truyện Cố hương.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cam-nhan-cua-em-ve-hinh-anh-con-duong-mon-trong-truyen-ngan-co-huong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp