Cảm nhận khi đọc bài thơ Thiên trường vãn vọng

0
59
Rate this post

Đề bài: Cảm nhận khi đọc bài thơ Thiên trường vãn vọng của Trần Nhân Tông.

cam nhan khi doc bai tho thien truong van vong

Cảm nhận khi đọc bài thơ Thiên trường vãn vọng

Bạn đang xem: Cảm nhận khi đọc bài thơ Thiên trường vãn vọng

Bài làm:

Ai cũng có quê hương, ai cũng có một nơi để về. Quê hương lớn lên cùng ta từng ngày, từ con đường đất đến trường cho đến những người bạn, những mối quan hệ phức tạp hơn của ta sau này. Tất cả đều gói gọn trong hai chữ quê hương. Mai này khi ta lớn lên và phải xa rời quê hương, khi ấy có ai không nhớ đến nơi chôn rau cắt rốn cùng bao kí ức tuổi thơ của mình. Có người thành đạt định cư nơi đất khách phồn hoa đèn người tấp nập nhưng cũng có những người quay trở về quê hương của mình. Và Trần Nhân Tông- một vị vua anh minh có tài, có đức là một ví dụ. Bài thơ “Thiên trường vãn vọng” là sản phẩm của những rung cảm từ chuyến đi về thăm quê cũ tại Thiên Trường. Bài thơ miêu tả cảnh quê hương thanh bình vào khi chiều muộn.

Người ta thường bảo không đâu bằng nhà. Thật vậy ai khi xa cũng muốn một lần quay trở về quê hương của mình. Và khi trở về chốn ấy mọi thứ khiến ta có cảm giác thật thanh bình, dường như ta sinh ra để thuộc về nó vậy. Đứng ở phủ Thiên Trường phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn quê hương thân thuộc, mọi thứ vẫn chẳng hề thay đổi. Vẫn là những con người, những cảnh vật thân thuộc đến lạ:

“Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không”

Khung cảnh làng quê hiện lên một cách thật thanh bình. Mọi vật đang bị bao phủ bởi lớp sương chiều nhè nhẹ, cảnh vật hiện lên mờ ảo trong lớp khói bếp ai đang đun cơm tối. Đâu đó xa xa là mặt trời đang núp dần sau núi để nhường chỗ cho mặt trăng dịu hiền tỏa ánh sáng lung linh. Hoàng hôn buông khiến mặt đất dần thiếu đi ánh sáng nhưng cảnh vật vẫn rõ nét đến lạ. Phải chăng là tình cảm, là tình yêu thiêng liêng mà ông dành cho quê hương của mình đang chiếu sáng cả một vùng. Cảnh vật tĩnh như một bức tranh chiều tà hiện lên thật đẹp.

Cùng là cảnh chiều tà thế nhưng cảnh quê hương trong “Thiên trường vãn vọng” hiện lên thật thanh bình và yên ả thế nhưng trong “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam lại là cảnh hiu hắt, vẩn vơ của những mảnh đời tàn tạ. Dường như cái ngột ngạt, u ám của bóng tối nơi làng quê ấy đang nuốt chửng ngôi làng và đẩy mặt trời ra xa để bóng đen ngự trị. Đây là hai bức tranh đối lập nhau về cảnh chiều tàn cũng như qua đó ta có thể thấy được bối cảnh xã hội cũng như cuộc sống của người dân trong từng thời kì. Như vậy chúng ta càng phải ngợi ca tài trị nước, thương dân của vua Trần Nhân Tông.

Tiếp sau khung cảnh thanh bình của ngôi làng là bức tranh đồng quê mộc mạc đầy sức sống:

“Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng”

Cùng là cái cảnh kết thúc sinh hoạt của một ngày thế nhưng trong thơ của Trần Nhân Tông lại toát lên vẻ đẹp bình dị. Không gian bốn bề xung quanh đã vắng tiếng người, trên những cánh đồng bao la xanh bát ngát đã không còn người dân lao động, trẻ mục đồng cũng đã về hết. Khung cảnh thơ mộng của làng quê tưởng chừng như chỉ có cảnh vật nhưng ẩn sau đó lại là âm thanh của sự sống. Là tiếng sáo văng vẳng vọng lại của những đứa trẻ chăn trâu, là những con trâu to béo đã ăn lo và về hết. Hiện lên bên trong ngôi làng thanh bình là sự lo đủ, yên vui, hạnh phúc. Những đứa trẻ được vui chơi, tận hưởng tuổi thơ vô lo vô nghĩ của chúng.

Cũng chính nơi đây, từ nơi đây đã từng có một đứa trẻ chăn trâu và bằng sức lực, tài năng của mình nó đã gây dựng lên cơ nghiệp, bảo vệ được quê hương mình bằng chính tôi tay của mình. Bây giờ quay lại chốn ấy bao kỉ niệm, xúc cảm tuổi thơ lại ùa về, thật là một hồi ức khó quên.

Trong bức tranh khổng lồ dài rộng mênh mông bát ngát bởi màu xanh ấy lại có thêm vài nét chấm phá. Những đốm trắng của đàn cò đang về tổ đã tạo thêm điểm nhấn cho bức tranh, màu xanh là màu của cỏ cây, xanh của sự sống đất trời. Sức sống như lan tỏa khắp nơi, tràn ngập trong không gian đất trời. Màu trắng là màu của sự tinh khiết, màu của sự thuần khiết như tâm hồn thanh cao của vị vua có tâm hồn của thi sĩ vậy.

Hơn thế nữa cảnh vật không phải riêng lẻ, đơn chiếc mà có đôi có cặp cũng như cuộc sống ấm lo đoàn tụ của con người nơi đây vậy. Tất cả thật êm ả, thanh bình, một bức tranh đẹp được miêu tả bằng con người gần gũi với thiên nhiên, có tình cảm sâu đậm với quê hương mới cảm nhận được sự tinh tế đến vậy.

Khép lại bức tranh về cảnh vật của Thiên Trường mà dường như ánh sáng của sự sống vẫn còn chiếu lan tỏa khắp không gian, từng cánh cò trắng muốt như muốn bay ra khỏi bức tranh để ào ra không gian vậy. Sự sống khắp nơi vẫn đang cuồn cuộn chảy mãnh liệt trong bức tranh về cảnh quê thanh bình và tiếng sáo vẫn đang vi vu đâu đó. “Thiên trường vãn vọng” xứng đáng là một bức họa đồng quê tươi đẹp dồi dào sức sống tiêu biểu đại diện cho bản sắc dân tộc và cảnh quê Việt Nam tươi đẹp.

—————–HẾT—————–

Các em vừa cùng chúng tôi tìm hiểu bài Cảm nhận khi đọc bài thơ Thiên trường vãn vọng, để có thêm kiến thức bài học đồng thời rèn luyện kĩ năng làm văn, các em có thể tham khảo thêm: Vẻ đẹp thiên nhiên trong Thiên trường vãn vọng hay bài Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Thiên trường vãn vọng, Cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng.

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cam-nhan-khi-doc-bai-tho-thien-truong-van-vong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp