Cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan

0
58
Rate this post

Đề bài

Nêu cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan

Bạn đang xem: Cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan

Bài văn mẫu cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan

Bài văn mẫu 1

Cái duyên văn tự của Nguyên Công Hoan là ở những nụ cười trào phúng qua hàng loạt truyện ngắn đặc sắc, nhất là những tác phẩm được ông viết trong thời kì Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939). Tiếng cười trong tác phẩm của Nguyên Công Hoan mang tính chất chiến đấu và ý nghĩa phê phán sâu sắc.

Truyện ngắn “Tinh thần thể dục” là một truyện ngắn đặc sắc, khác nào một truyện cười dân gian, một màn hài kịch có sáu lớp, lớp nào cũng đầy mâu thuẫn, đầy nghịch lí 1 đến tức cười, buồn cười!

Lí trưởng lo sốt vó khi nhận được trát của quan huyện Lê Thăng. Lo “bị cữu” nếu không bắt đủ 100 người đưa lên sân vận động huyện đúng 12 giờ xem cuộc đá bóng 1 thi. Làng Ngũ Vọng lại phải có năm lá cờ (cờ phướn, cờ thần?) sẵn sàng từ 10 giờ 1 sáng. Trát quan chứ phải lời nói vu vơ đâu? Dưới chính sách khai hoá của ông Tây, 1 đám dân ngu khu đen của làng Ngũ Vọng lại phải ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh, và phải vổ tay luôn luôn, nghe trát quan mà thầy lí không bứt tai vò đầu sao được? Cái hạn ngày 19 mars này đã đến rồi!

Lí trưởng và bọn người tuần như lũ đầu trâu mặt ngựa – chạy như cờ lông công! Đám dân đen sẽ mở mày mỏ mặt, sẽ hạnh phúc phúc biết bao vì được xem cuộc đá bóng thi “nhiều chiến tướng đá rất hay mọi nhẽ

Với anh Mịch, đi xem đá bóng sẽ mất một ngày công, “phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị”, nếu không sẽ bị ông Nghị “đánh chết”, ông ấy “ghét”, vợ con sẽ “chết đói”. Cái mặt “nhăn nhó” đến thảm hại, tiếng van xin nghe thật ai oán: “Lạy ông, ông làm phúc tha cho con…”, “cấn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy…”, Lí trưởng “giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời” dậm doạ: “chết đói hay chết no tao đây không biết… Hôm ấy, mà mày không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu”. Người dân khốn nạn như anh Mịch thì bị bắt đi xem đá bóng khác nào bị bắt đi phu. Cái tinh thần thể dục của anh ta là như thế đó!

Bác Phô trai cũng được thầy lí “ưu ái” cho đi xem đá bóng. Nhưng bác ta đang ốm, làm sao đi bộ được “những chín cây lô mếch”. Dù vợ con cố van xin, nhưng với thầy lí thì không thể hoãn được: “Ôm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à? Thầy lí ác khẩu hay nhà văn ác khẩu? Ai nghe được câu nói ấy cũng phải bật cười về sự thô lỗ cửa thầy lí, bật cười về cái tinh thần thể dục của đám dân đen nô lệ! Đã có một thời vua cấm đàn bà mặc váy đi ra ngoài đường:

Chiếu từ trong nớ ban ra,

 Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.

 Không đi thì chợ không đông,

 Đi thì phải mượn quần chồng sao đang.

 Có quần ra quán bán hàng,

 Không quần ra đứng đầu làng trông vua.

(Ca dao)

Bác Phô gái thật “sáng kiến” xin nghỉ buổi chợ để đi xem đá bóng thay chồng, nhưng không thể được. Thầy lí cho biết: “Phải là đàn ông kia. Chứ nữ nhân ngoại tộc, ai kể”, Chi tiết này cũng rất hóm hỉnh phản ánh tinh thần thể dục của dân ta!

Kẻ có máu mạt như bà cụ phó Bính thì phải thuê thằng Sang đi thay con mình, nhưng đã phải biện một cái lễ “ba hào” dâng cho thầy lí. Ông ta “nhăn mặt, nhặt ba hào, bỏ túi” rồi nói một cách khó đễ: “Tôi nhận lễ của con bà mà tôi lo lắm. Việc quan nào phải việc chơi”. Đây cũng là một chi tiết trào phúng không chỉ có giá trị châm biếm cái tinh thần thể dục của dân An Nam mà cộn đả kích thói ăn bẩn của bọn quan lại, hào ĩí ngày xưa. Người đọc lại nhớ đến hình ảnh quan phụ mẫu vừa đòi tiền anh Pha vừa đưa tay vét cái đĩa không để trước mặt ba bốn lần, nhớ tới chuyện huyện Hình ăn bẩn đồng hào của con mẹ Nuôi. Những đòn đả kích của Nguyễn Công Hoan lúc nào cũng sắc nhọn, hóm hỉnh.

Thằng Cò cũng được ông lí bắt đi xem đá bóng. Hắn đi xem đá bóng thì sẽ mất một buổi làm, con hắn sẽ chịu đói. Vả lại, hắn “không mượn đâu được quần áo” để đi! Hắn phải trốn trong đống rơm khi nghe tiếng ông lí quát, ông lí nói oang oang, khi tiếng dạ râm ran của bọn tuần cất lên “giữa những tiếng chó rống dậy”. Hình ảnh cha con thằng Cò thật thảm hại: thằng bé con nhắm nghiền mắt, ôm chặt lấy bố, sợ quá không khóc được; còn thằng Cò bị bọn tuần “ỉôỉ xềnh xệch” điệu ra đinh. Với thằng Cò thì việc phải đi xem đá bóng là một tai hoạ. Không đi cũng không được, trốn tránh cũng không xong. Hắn sẽ bị ông lí “đánh sặc tiết”.

Đoạn thứ sáu, ông lí xuất hiện trên sân khấu hề. Ông đã “săn”, đã “tróc”, đã quát tháo om sòm mấy ngày liền thế mà cũng chỉ bắt được 94 người. Ồng bắt “94 thằng” phải xếp hàng năm đi lên huyện xem đá bóng. Bọn tuần phải đi kèm, còn ông thì “lo lắng, đi cuối cùng, mắt nhanh nhẹn để coi cẩn thận như coi tù binh”. Thiếu những sáu người, sao thầy lí chẳng lo, thầy đã “tuân cứ’ nhưng khổ vì nỗi cái tinh thần thể dục của đám dân ngu khu đen Ngũ Vọng chỉ có rứa! Không khéo thầy lí sẽ “bị cữu”, bị mất triện đồng! Ở cái lớp thứ sáu của màn kịch, ta được nghe hai lần ông lí “nghiến răng” nói, trợn mắt chửi:

Chúng nó ngu như lợn. Người ta cho xem đá bóng chứ ai làm gì mà cũng phải bắt. Rồi quan thấy không đủ số, lại chửi ông không tận tâm.

– Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc!

Miệng ông lí quả là sang “cố gang cố thép”. Ông đã nói lên sự thật đến đau lòng và buồn cười về cái tinh thần thể dục của dân An Nam dưới sự bảo hộ và khai hoá của thực dân Pháp.

Nguyên Công Hoan đã vạch trần những nghịch những mâu thuẫn để châm biếm và đả kích tính chất bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ nhằm đánh lạc hướng thanh niên ta hồi đó. Khi dân đói khổ, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc, ốm đau không có thuốc thì ai dở hơi mới đi xem đá bóng!

“Tinh thần thể dục là một truyện ngắn đặc sắc và độc đáo thể hiện bút pháp nghệ thuật trào phúng sắc nhọn của Nguyễn Công Hoan. Nó còn chứa đựng một ý vị triết lí sâu xa để mọi người cùng nghĩ về mọi cái phù phiếm trong xã hội.

>> Xem lại bài soạn bài Tinh thần thể dục để ôn lại kiến thức về tác phẩm phục vụ cho việc làm bài

Bài văn mẫu 2

Nguyễn Công Hoan là một cây bút có sức viết hết sức dồi dào. Quá trình sáng tác cúa ông trải dài từ trước năm 1930 đến những năm 60, 70 sau Cách mạng tháng Tám 1945, để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ gồm hàng chục tiểu thuyết và hàng trăm truyện ngắn.

Tuy nhiên nói đến Nguyễn Công Hoan, người ta thường nghĩ đến những truyện ngắn rất ngắn và rất vui của ông viết trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông được coi là một cây bút hiện thực lớn cũng là ở đấy. Đóng góp độc đáo, không gì thay thế dược của ông đối với lịch sử văn học Việt Nam hiện đại cũng là ở đấy.

Truyện ngắn của Nguyền Công Hoan thường viết về hai đề tài, có thể phân biệt một cách khái quát là đề tài xã hội, đề tài về luyến ái nam nữ và quan hệ gia đình. Ở đề tài thứ nhất, ông thực sự là một cây bút hiện thực có tính chiến đấu cao. Ở đề tài thứ hai, ông bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt là tư tưởng bảo thủ phong kiến khá nặng nề. Người ta gọi ông là nhà văn hiện thực lớn vì, dù là truyện ngắn hay truyện dài, ông chủ yếu viết về đề tài thứ nhất.

Nói riêng về truyện ngắn đề tài xã hội, người ta thấy Nguyễn Công Hoan có một quan điểm hầu như xuyên suốt mọi tác phẩm, gọi là quan điểm giàu nghèo. Ông nhìn xã hội Viêt Nam dưới ách thực dân, phong kiến như là được xây dựng trên mối quan hệ hết sức bất công vô lí giữa kẻ giàu và người nghèo. Kẻ giàu cưỡi lên đầu lên cổ người nghèo, ra sức bóc lột, vơ vét. Chúng chẳng làm gì cả mà ăn uống ngập mày ngập mặt cũng không hết của. Trong khi người nghèo thì lao động cật lực mà suốt đời đói khát, rách rưới. Trong xã hội ấy, công lí, pháp luật chỉ ủng hộ kẻ giàu, vì thế đã tạo ra biết bao nỗi oan ức đối với người nghèo. Tất nhiên Nguyễn Công Hoan đứng về phía người nghèo để lên án hạng người giàu có (chủ yếu là bọn quan lại, cường hào địa chủ, bọn tư sản và tay sai của chúng), để minh oan chiêu tuyết cho người nghèo và lên án xã hội.

Theo dõi quá trình sáng tác của Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng tháng Tám, thấy truyện ngắn của ông có sự chuyển biến rất rõ qua ba giai đoạn : giai đoạn từ vài năm trước 1930 đến 1935 ; giai đoạn từ 1936 đến 1939 ; giai đoạn từ 1940 đến 1945. Trong đó đặc biệt là giai đoạn thứ nhất. Những truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan giai đoạn này được tập hợp trong cuốn Kép Tư Bền xuất bản năm 1935. Tạp truyện có tiếng vang lớn vì là đề tài của cuộc tranh luận nổi tiếng giữa hai phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” kéo dài từ năm 1936 đến 1939. Thế giới nhân vật của các thiên truyện chủ yếu thu hẹp ở môi trường các thành phố, thị trấn. Nhân loại nghèo khổ của Nguyễn Công Hoan ở giai đoạn này nói chung thuộc tầng lớp dân nghèo thành thị như phu xe, các chị sen, anh nhỏ, gái điếm, lưu manh,… Quan niệm về giàu nghèo của ông còn chung chung, chưa có nội dung xã hội thật cụ thể.

Tinh thần thể dục ra đời năm 1938, tức là được viết trong giai đoạn sáng tác tiến bộ nhất của Nguyễn Công Hoan.

Tinh thần thể dục nhằm đả kích vào chính sách thể thao thể dục bịp bợm của thực dân Pháp. Để thống trị nhân dân ta, chúng thường dùng các biện pháp : đàn áp, khủng bố, chia rẽ và mị dân, vừa đe doạ vừa ru ngủ và đánh lạc hướng tinh thần đấu tranh của nhân dân. Đối tượng quan trọng nhất chúng cần tác dộng là thanh niên, học sinh, lớp người nhạy cảm nhất đối với cách mạng.

Với thanh niên, học sinh, chính sách thể thao thể dục của thực dân có thể giải quyết dược cùng một lúc hai yêu cầu : mị dân và chia rẽ dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà chính quyén thực dân giao hẳn việc này cho một viên quan năm Pháp tên là Đuy-cua-roa (Ducouroy) phụ trách. Thể thao rất hấp dẫn đối với thanh niên, ý nghĩa rất tốt đẹp, có thể biến nó thành lẽ sống của tuổi trẻ và từ đó, lái họ tách rời khỏi phong trào cách mạng. Có thể đưa ra quan niệm khoẻ để khoẻ, khoẻ và đẹp, giống như quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” vậy. Thể thao tất có thi đấu (bóng đá, bóng bàn, quần vợt, bơi lội, đua xe đạp, quyền Anh,…). Bọn thực dân luôn tổ chức thi đấu giữa ba kì : Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì. Từ đó có thể kích động tâm lí địa phương chủ nghĩa để gây chia rẽ giữa Trung, Nam, Bắc.

Chính sách thể thao thể dục của thực dân không phải không có hiệu quả nhất định theo yêu cầu lừa bịp của chúng. Đã có một thời ở các thành phố, thể thao trở thành phong trào sôi nổi, trở thành một thứ mốt, một lí tưởng thẩm mĩ của nam nữ thanh niên. Không ít chàng trai, cô gái thờ phụng những cơ thể đẹp, những bắp thịt nỡ nang, những thân hình trapèze… Điều này có được phản ánh trong văn chương, như truyện Trống múi của Khải Hưng chẳng hạn (cô Hiển – một tiểu thư đài các – say mê thân hình rất đẹp của một anh dân chài tên là Vọi),…

Đã là một chính sách của nhà nước, được các quan Tây ra sức hô hào cổ vũ, thì các cấp chính quyền phải hăng hái thi hành. Bọn quan lại các tỉnh, các huyện, muốn được khen thưởng, được thăng quan tiến chức tất phải tỏ ra sốt sắng trong việc tổ chức thể thao thể dục ở địa phương mình. Sự thực hiện chính sách này về đến cấp huyện, cấp xã thì tính chất bịp bợm càng lộ liễu, đến mức trở thành đặc biệt khôi hài. Vì mục đích “tốt đẹp” của nó trở thành tai hoạ khủng khiếp đối với dân nghèo. Nguyễn Công Hoan đã “tóm” được tính bịp bợm ấy ở khâu trắng trợn nhất, ở dạng cục cằn thô lỗ và hài hước nhất để dựng nên tác phẩm của mình.

Nguyễn Công Hoan rất sở trường về loại truyện ngắn trào phúng. Muốn gây cười trước hết phải phát hiện ra mâu thuẫn trào phúng và kết cấu tác phẩm xoay quanh tinh huống ấy. Mâu thuẫn trào phúng trong Tinh thần thế dục là gì ? Như trên đã nói, ấy là mâu thuẫn giữa mục đích bề ngoài rất tốt đẹp (vì sức khoẻ và niềm vui của con người) với thực chất bịp bợm (là tai hoạ, là điêu đứng, đói khát, thậm chí là ốm, là chết) của chính sách thể thao thể dục của thực dân.

Để gây cười, tác giả phải phóng đại mâu thuẫn đó lên. Tài nghệ và sự tinh quái của Nguyễn Công Hoan thể hiện chủ yếu ở đây. Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng là hai tài năng trào phúng cùng thời. Họ cùng gặp nhau ở sự khai thác thủ pháp phóng đại để gây cười. Nhưng nếu sở trường của tác giả Số đỏ là sáng tạo những tính cách trào phúng độc đáo thì sở trường của Nguyễn Công Hoan lại chủ yếu là ở khâu trần thuật rất có duyên. Đọc Vũ Trọng Phụng, người ta nhớ những bộ mặt, những cá tính lố lăng, kì quái ; còn đọc Nguyễn Công Hoan, người ta nhớ những câu chuyện rất buồn cười. Tinh thần thể dục thể hiện rất rõ tài năng này của tác giả.

Truyện có nguy cơ trở thành đơn điệu và nhàm chán nếu kể theo một mạch, một tuyến, một giọng. Ở Tinh thần thể dục, tác giả đã sáng tạo ra một cách thuật kể riêng : dựng nhiều cảnh khác nhau, nhân vật khác nhau, lời lẽ, giọng điệu khác nhau. Tất cả đều thể hiện mâu thuẫn trào phúng chung thống nhất, đều thể hiện chủ đề chung của tác phẩm, nhưng luôn luôn chuyển cảnh, đổi giọng. Mỗi màn, mỗi cảnh lại có một dạng riêng, với những nhân vật riêng và qua mỗi cảnh, mâu thuẫn trào phúng lại được tô đậm thêm một bậc, tạo cho tiếng cười ngày một hả hê, khoái chí hơn.

Với anh Mịch (cảnh 1) : xem đá bóng có nghĩa là vợ con chết đói (“- Cắn cỏ con lạy ông (ông lí) trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông nghị ghét con, cả nhà con khổ”. Ông nghị là “chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đói”.

Với bác Phô gái, chồng đang ốm (cảnh 2) : xem đá bóng có nghĩa là chồng sẽ ốm nặng hơn, thậm chí có thể chết (“- Thưa thầy (thầy lí – NĐM), giá nhà con khoe khoắn, thì nhà con chả dám kêu […], sợ nhà con đi nắng thì cảm, rồi phải lại thì oan gia”).

Với bà cụ phó Bính, có con bận việc không đi được (cảnh 3) : xem đá bóng có nghĩa là phải mất tiền thuê người đi thay và phải hối lộ ông lí (“- Thì lòng thành, ông lí cứ nhận đi cho cháu […] Cháu đã thuê thằng Sang đi thay cho cháu cũng thế. Ông ngơ đi là được”).

Tờ mờ sáng ngày phải di xem đá bóng (cảnh 4) : không khí làng Ngũ Vọng hết sức căng thảng, dữ dội, đầy tinh thần khủng bố. Tiếng kêu khóc, van lạy, tiếng quát tháo của ông lí và tuần phu, tiếng chó sủa, tiếng chím người rầm rập, đuốc chạy khắp làng. Đúng là một cuộc lùng sục, “vây ráp” người đi xem đá bóng ráo riết quá chuyện đốc thuế hay bất lính bắt phu thời xưa,… Người ta lùng bắt được “thằng Cò nằm ẹp với con ở cạnh đống rơm, phủ lên mình đầy rơm”. Trong khi bố lạy van thì thằng con “nhắm nghiền mắt, ôm chặt lấy bố. Nó sợ quá, không khóc được nữa”,…

Ông lí đích thân áp giải dân làng đi xem đá bóng (cảnh 5) : Mâu thuẫn trào phúng được đẩy căng lên một mức nữa khi nhà văn mô tả cảnh dân què bị giải lên huyện đi xem đá bóng hột như giải một đoàn tù trọng tội đi thụ án chung thân hay tử hình. Ông lí ra lệnh : “Chín mươi tư thằng ở đây, xếp hàng năm lại, đi cho đều bước. Tuần chúng bay phải kèm chung quanh giúp tao. Đứa nào trốn về thì ông bảo […] Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc !”.

Quá trình trần thuật của thiên truyện là quá trình phóng đại mâu thuẫn trào phúng. Mọi người đều biết như thế. Nhưng đọc truyện vẫn thấy mọi chi tiết diễn ra rất tự nhiên.

Phân tích các chi tiết của truyện, thấy chúng nói chung phải thực hiên hai chức năng : một là tô đậm thêm mâu thuẫn trào phúng để gây cười, hai là tạo cảm giác chân thật.

Chẳng hạn, lời van xin của bác Phô gái thì đúng là lời van xin của người dân đen trước kẻ có quyền thế: “Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho…”. Và đúng là ý nghĩ của người đàn bà nhà quê làm người đọc phải bật cười : “… hay con nghỉ buổi chợ để đi thay nhà con có được không ạ ?”. Còn lời lẽ của ông lí thì đúng là lời lẽ một kẻ tuy đứng đầu một làng, nhưng đối với cấp trên thì cũng là thân phận “đầu chày đít thớt” : “Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sắc, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù” ; “Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao…”.

Hoặc cảnh hối lộ thì đúng là cảnh hối lộ : Bà cụ phó Bính phải nói khéo để ông lí nhận cho : “Thì lòng thành, ông lí cứ nhận đi cho cháu…”, “Thì cũng như ông làm phúc ấy mà lị”. Còn ổng lí thì làm ra vẻ phải nhận liền một cách bất đắc đĩ : “Tôi nhận lễ của con bà mà tồi lo lắm. Việc quan nào phải việc chơi”, “Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất”, v.v.

Có những chi tiết, nếu để ý thấy chúng còn phải nhận thêm chức năng thứ ba nữa : chửi xỏ chính sách vô lí của thực dân bằng lối diễn đạt bâng quơ mà bóng gió, có thể hiểu thành hai nghĩa. Đây là chỗ tinh quái của nhà trào phúng. Chẳng hạn như lời chửi đổng của ông lí: “Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à ?”, “Hễ đứa nào láo, cứ đánh sặc tiết chúng nó ra, tội vạ ông chịu. Mẹ bố chúng nó ! Việc quan thế này có chết cha người ta khổng !”, v.v.

Về ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật thì tác giả chủ yếu dùng lối giễu nhại. Nghĩa là dùng giọng bắt chước để châm biếm.

Mở đầu là giễu nhại giọng văn hành chính trong tờ trát của quan huyện “sức” cho hương lí xã Ngũ Vọng “tuân cứ” : “phải thân dẫn đủ một trăm người, đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện”, “Việc này tuy là việc thể dục, nhưng các thầy không được coi thường, nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu”.

Tiếp đó là giễu nhại giọng sách nhiễu và nạt nộ của lí trưởng đối với những người dân vô phúc có trong danh sách phải đi xem đá bóng ; và giọng lạy lục, van xin hoặc nài nỉ, nịnh bợ của những anh Mịch, bác Phô gái hay bà cụ phó Bính với ông lí đã dẫn ở trên,…

—————

Trên đây là một số bài cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan mà sưu tầm và tổng hợp làm tư liệu học tập cho các em. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 11 khác được cập nhật thường xuyên tại .

Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!

Tham khảo những bài văn mẫu 11 hay nhất nêu cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan, châm biếm tính chất bịp bợm của thực dân Pháp.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cam-nhan-truyen-ngan-tinh-than-the-duc-cua-nguyen-cong-hoan/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp