2 Bài văn mẫu Cảm nhận về kịch Bắc Sơn
1. Cảm nhận về kịch Bắc Sơn, mẫu số 1:
Có một người con của quê hương Dục Tú đã đưa vào tác phẩm của mình một hiện thực cách mạng và kháng chiến với đậm chất anh hùng và không khí lịch sử. Con người ấy cùng với vở kịch Bắc Sơn đã mở đầu cho nền văn học kịch cách mạng của nước nhà. Đó là nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, người luôn đề cao tinh thần dân tộc và cảm hứng lịch sử mà đoạn trích vở kịch Bắc Sơn với diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm khi đứng trước những lựa chọn là một minh chứng tiêu biểu. Quả đúng như nhận định: “Ai cũng phải đối diện với lựa chọn khó khăn ít nhất một lấn trong đời. Nhưng khi đã vượt qua sự lựa chọn, người ta sẽ hiểu mình là ai và có được sự thanh thản”
Bạn đang xem: Cảm nhận về kịch Bắc Sơn
Cuộc sống luôn đặt chúng ta giữa nhiểu lựa chọn và không dễ gì đưa ra quyết định đúng đắn. Đó là quá trình của sự đấu tranh nội tâm gian khổ nhưng khi đưa ra lựa chọn, con người không chỉ hiểu vê’ bản thân mình mà í còn có được niềm vui sống, sự yên tĩnh trong tầm hồn. Nhân vật Thơm – nhân vật trung tâm của đoạn trích, là con gái của cụ Phương và là chị của Sáng – hai người chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu và hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dần tộc. Nhưng Thơm cũng là vợ của Ngọc – một tên Việt gian, tay sai đớn hèn dẫn Pháp về tấn công làng Vũ Lăng, gây đau thương cho chính đổng bào mình, gây thiệt hại nặng nê’ cho cách mạng. Thái và Cửu, hai chiến sĩ cách mạng trong khi bị Ngọc lùng bắt đã chạy nhẩm vào nhà hắn, may thay chỉ có Thơm ở nhà. Chính lúc này, chúng ta được chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ, dứt khoát về cả tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.
Bài văn Trình bày Cảm nhận về kịch Bắc Sơn
Thơm, từ chỗ thờ ơ, sợ liên lụy, đến sự ân hận khi cha và em hi sinh cho cách mạng. Và rồi, cô càng bị giày vò khi chổng làm tay sai cho giặc. Chính lúc ấy, nhân vật được đặt vào tình huống vô cùng gay cấn, căng thẳng. Thái và Cửu, hai chiến sĩ cách mạng bị Pháp truy lùng gắt gao chạy thẳng đến trước cửa nhà của cô, trong khi Ngọc – chồng cô lại đang lùng bắt các anh và có thể trở về nhà bất cứ lúc nào. Tình huống ấy yêu cấu Thơm phải nhanh chóng suy tính và đưa ra lựa chọn dứt khoát. Hai lựa chọn trước mắt cô lúc này là đứng vể phía cách ; mạng, cứu hai người chiến sĩ hay tiếp tục đứng ngoài mà để mặc Thái và Cửu bị bắt. Sau này cô sẽ sống trong sự day dứt lương tâm. Đây quả thực là “lựa chọn khó khăn” trong cuộc đời Thơm.
Đứng trước lựa chọn ấy, Thơm luống cuống, hốt hoảng: “Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? Làm thế nào bây giờ? Ngọc nó vừa mới đi, chắc… Tôi không báo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông ý đâu. Nhưng làm thế nào hai ông đi được bây giờ?”. Vậy là cô đã đưa ra quyết định sẽ đứng vê’ phía cách mạng, sẽ cứu Thái và Cửu. Nhưng một cô gái vốn yếu đuối, quen sống an nhàn như Thơm khi đưa ra lựa chọn này cũng chưa nghĩ ra cách giúp hai chiến sĩ cách mạng trốn thoát, vì thế cô càng hoảng loạn và lo lắng.
Ngay lúc ấy, Ngọc lại về, tình huống càng cam go, nguy hiểm. Chính lúc này, Thơm quyết định hành động “chỉ vào buồng” và nói: “Hai ông đừng đi đâu, hãy tạm vào đây, may ra…”. Mặc dù lối xưng hô vẫn đầy xa cách nhưng ta đã thấy có sự thân quen, gần gũi hơn “ngoan ngoãn và mau lẹ, thân mật như một người em gái” với hai anh trong gia đình.
Cùng với lựa chọn này, Thơm thoát khỏi tình trạng day dứt để đứng hẳn về phía hàng ngũ quần chúng có cảm tình với cách mạng. Đây không phải lựa chọn ngẫu nhiên, may rủi. Nguyễn Huy Tưởng cũng không xây dựng tâm lí nhân vật gò ép, gượng gạo mà có sự biến chuyển dẩn dần và có những tác nhân thúc đẩy. Quyết định đứng vê’ phía cách mạng không chỉ từ sự ăn năn, hối hận vê’ sự hi sinh anh dũng của cha và em, nối tiếp truyền thống của gia đình mà còn bởi lòng thương người, sự kính phục đối với Thái. Nếu như trước đầy, Thơm chỉ biết đến Thái qua lời kể thì ngay từ lần gặp đầu tiên này, sự dũng cảm, sáng suốt, bình tĩnh của Thái đã cảm hóa, thức tỉnh Thơm. Cũng như các chiến sĩ cách mạng khác, đặt niềm tin nơi nhân dần, Thái tin tưởng Thơm, tin vào dòng máu cụ Phương. Mà cũng nhờ niềm tin ấy, Thơm mới đưa ra lựa chọn và quyết định dứt khoát, mau lẹ và đúng đắn như vậy.
Quyết định ấy càng được khẳng định khi Ngọc trở về. Để che giấu, bằng sự thông minh, nhanh nhạy của mình, Thơm nói chuyện với Ngọc hết sức thân mật, dịu dàng để đánh lạc hướng. Trong cuộc hội thoại với Ngọc, Thơm càng nhận rõ bộ mặt gian xảo, tham quyền chức địa vị, lòng thâm thù của chổng. Từ chỗ khéo léo: “Chỉ thương anh thẳng Sáng vất vả” đến chỗ tài trí, nói to: “Đẳng sau nhà! Ở chỗ buồng đi ra đấy à” như một cách báo tin cho hai người chiến sĩ, cũng thể hiện sự lo lắng thực sự của cô, lo lắng đến cuống quýt: “Sao lại đợi ở đấy? Sao không mời các ông ấy lên chơi cả cho vui có được không?”. Nhận ra bộ mặt thật của Ngọc, Thơm càng hiểu rằng lựa chọn của mình là đúng đắn. Ngay cả trong gian nguy, khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt thì tình cảm cách mạng vẫn nhen nhóm trong lòng mỗi người như một ngọn lửa, chỉ đợi gió vể là cháy sáng rực rỡ. Cách mạng không thể bị tiêu diệt bởi nó luôn tiềm tàng khả năng cảm hóa, thức tỉnh quần chúng nhân dân và luôn được nuôi dưỡng bởi tinh thần đoàn kết, tình quần dân cá nước.
Thể hiện nhân vật Thơm trong sự chuyển biến tâm lí tài tình, hợp lí và bước ngoặt quan trọng khi đưa ra lựa chọn là nghệ thuật viết kịch tài tình của Nguyễn Huy Tưởng. Xây dựng mâu thuẫn, xung đột kịch trong chính nội tâm Thơm, tổ chức đối thoại khắc họa rõ nét tính cách nổi bật của từng nhân vật: Cửu anh dũng, quả cảm, kiên quyết loại trừ Việt gian nhưng nóng nảy, bộc trực; Thái bình tĩnh, sáng suốt, luôn đặt niềm tin ở quần chúng nhân dân, có sức mạnh cảm hóa con người; Ngọc gian xảo, thâm thù, tham lam quyền thế. Qua đó, tính cách nhân vật Thơm càng nổi bật là một người phụ nữ Tày được cách mạng cảm hóa, soi đường, vượt qua những đau thương trong quá khứ đến với cách mạng và hết lòng vì cách mạng. Người phụ nữ can trường ngay trước khi bị xử bắn vẫn dõng dạc: “Tôi đố anh phá nổi quân du kích, tôi thách thằng Tây phá nổi quân du kích”. Đó là niềm tin mãnh liệt và tình cảm của nhân dân với cách mạng. Ở Thơm là vẻ đẹp của quần chúng nhân dân và cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ, là một hình tượng “vô cùng chói lọi, một thành công đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng khi viết về cách mạng và người phụ nữ Việt Nam”.
Cuộc kháng chiến bi tráng, hào hùng của dân tộc đã qua đi, nhưng trong từng câu văn, trang viết, ta vẫn thấy thấm đượm tình người, sâu sắc tình quân dân. Đó là những người dân áo vải “không ai nhớ mặt đặt tên. Nhưng họ đã làm nên Đất nước” là đổng bào Tây Nguyên đã quật cường, mạnh mẽ chống Pháp được khắc họa qua nhân vật Núp trong Đất nước đứng lên; những con người “mang theo tên làng, tên xã trong mỗi chuyến di dân” bằng tình cảm và niềm tin vào cách mạng như ông Hai trong truyện ngắn Làng hay những cảnh đời nghèo khổ, bị nạn đói bủa vầy đã nhìn thấy hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong Vợ nhặt. Là những “bát cơm nuôi quân em giấu giữa rừng”, là người phụ nữ “dịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”, những người mẹ Việt Nam anh hùng, bà mẹ Vệ quốc quân “yêu con, yêu luôn đồng chí/ Bầm quý con, Bấm quý anh em”. Nền văn học kháng chiến với những tượng đài bằng chữ về nhân dân, về cội nguồn cách mạng đã phản ảnh hiện thực đấu tranh của một thời với nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng ấm áp tình đời, mạnh mẽ tinh thần đại đoàn kết toàn dần.
Những lời đối thoại cuối cùng của hai lớp kịch hổi bốn vở Bắc Sơn có thể khép lại, nhưng sự kiện cách mạng và những nhân vật mới của thời đại là quẩn chúng và người chiến sĩ cách mạng còn sống mãi trong lòng ta. Nhân vật Thơm là đại diện cho cả một cộng đồng đang chuyển mình mạnh mẽ, dứt khoát đi theo con đường cách mạng, giành lấy sự an yên trong tâm hổn, tiếp nối và phát huy truyền thống yêu nước của mỗi gia đình, mỗi vùng miền, góp phẩn làm nên chiến thắng của cả một dân tộc anh dũng, kiên cường.
2. Cảm nhận về kịch Bắc Sơn, mẫu số 2:
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh – Hà Nội. Ông bắt đầu viết văn từ trước 1945. Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử. Từ sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng.
Văn bản Bắc Sơn được trích từ vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng, viết về cuộc đấu tranh giữa những người dân yêu nước, ủng hộ cách mạng với những kẻ phản động, bán rẻ lương tâm, sẵn sàng quỳ gối làm tay sai cho giặc thời cách mạng Việt Nam còn trong trứng nước.
Các sự việc trong đoạn trích này diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm – Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.
Trong một vở kịch, tình huống đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến sự việc, buộc các nhân vật phải hành động, qua đó bộc lộ tính cách, phẩm chất cũng như tư tưởng, quan điểm… Xung đột kịch trong hồi bốn được bộc lộ qua tình huống hết sức căng thẳng. Ngọc dẫn bọn lính đi lùng bắt cán bộ và du kích. Thái và Cửu bị Ngọc và đồng bọn đuổi bắt lại chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ thì được yên thân, hoặc là che giấu họ ngay trong nhà mình thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Bằng việc che giấu cho hai người, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng.
Cảm nhận về hồi IV kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng
Sự xuất hiện của hai người cán bộ cách mạng ở Lớp II đã đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo một chiều hướng khác. Trong hoàn cảnh bị địch truy bắt, lòng tin của những người cán bộ cách mạng đối với quần chúng nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, liên quan đến sinh mệnh của mỗi người, rộng hơn nữa là liên quan đến sự thành bại của cách mạng.
Trong lớp kịch này, sức hấp dẫn từ nhân vật Thơm không phải là cuộc đấu tranh giữa cái sống và cái chết, cũng không ở sự đắn đo nên che giấu hay khai báo việc hai người cán bộ đang ở trong nhà mình. Khi Cửu và Thái mới xuất hiện, Thơm có hoảng hốt nhưng chủ yếu là do bị bất ngờ. Qua phút hốt hoảng ban đầu, Thơm đã quyết bảo vệ hai người cán bộ. Cô không băn khoăn đến mối nguy hiểm khi cả gan che giấu cán bộ cách mạng mà chỉ lo lắng vì không biết bảo vệ họ như thế nào. Hoàn cảnh bức bách đã làm bật lên hành động cao đẹp của một quần chúng yêu nước. Cô nhanh trí đẩy họ vào buồng trong (theo phong tục của nhiều dân tộc thiểu số, gian buồng là nơi cấm kị đối với người lạ). Bằng cách táo bạo ấy, cô đã khiến cho Ngọc không mảy may nghi ngờ.
Ở Lớp III, tính chất khốc liệt và éo le của hoàn cảnh đã đẩy mâu thuẫn kịch phát triển đến đỉnh cao. Một bên là Thơm, người đã cả gan vượt khỏi tập tục, chống lại chồng, che giấu cán bộ cách mạng ngay trong buồng nhà mình. Một bên là Ngọc, đang trong cuộc vây bắt cán bộ để lập công với kẻ thù. Ngọc hoàn toàn không biết những người cán bộ mà hắn rắp tâm truy bắt để lập công lại đang ở ngay trong buồng nhà mình. Hắn nấn ná ở lại, không chịu đi ngay chỉ vì ham quấn quýt với người vợ trẻ đẹp của mình.
Hoàn cảnh trớ trêu đó đã làm cho tính kịch được tô đậm. Ngọc chỉ vô tình nhưng hắn càng nấn ná thì Thơm lại càng sốt ruột. Diễn biến tâm lí của nhân vật diễn ra khá phức tạp, có thể hình dung theo các giai đoạn:
Ban đầu, Thơm giả bộ ngọt ngào với chồng, lại còn tỏ ra ân hận về những lời nói không phải với chồng trước đó, mục đích để Ngọc không nghi ngờ gì.
Khi biết lối ra vườn đã vô tình bị chặn (do đồng bọn của Ngọc đợi hắn ngoài đó), Thơm cố tình nói to lên để cán bộ biết mà đề phòng, không ra theo lối ấy.
Thơm tìm cách đẩy chồng đi để nhanh chóng giải thoát cho hai người cán bộ. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với thái độ của Thơm ban đầu (cố giữ chồng ở nhà). Mặc dù tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng rất may là Ngọc không nhận thấy sự bất thường đó có nghĩa gì.
Trong lớp này, mọi lời nói, hành động của Ngọc chỉ vô tình nhưng sự vô tình đó lại làm cho vở kịch thêm hấp dẫn. Người nghe, người xem hồi hộp theo dõi mọi lời nói, hành động của nhân vật Thơm. Thơm ở trong tình cảnh rất khó xử: nếu đẩy chồng đi lộ liễu quá sẽ làm cho hắn nghi ngờ. Nếu giữ chồng lại như ban đầu, biết đâu hắn chẳng ở lại thật, như thế hai người cán bộ sẽ gặp phải nguy hiểm. Bởi vậy, một mặt Thơm phải khéo nói dựa theo những lời của chồng khiến hắn không nghi ngờ gì, mặt khác lại phải tìm cách đẩy hắn đi thật nhanh.
Lòng tin và quyết tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng đã khiến Thơm trở nên nhanh trí, chính xác trong lời nói cũng như việc làm. Cô không những đã cứu cho hai người cán bộ khỏi bị địch bắt mà còn mang đến cho họ lòng tin vào sức mạnh của quần chúng.
Trong hồi bốn, Ngọc đã bộc lộ đầy đủ bản chất cua một tên Việt gian bán nước. Vốn chỉ là một anh nho lại có địa vị thấp kém, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoảm mãn lòng ham muốn địa vị và tiền bạc. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Ngọc đã rắp tâm làm tay sai cho giặc. Hắn dẫn quân Pháp về đánh Vũ Lăng – căn cứ của lực lượng khởi nghĩa, sau đó lại ra sức truy lùng những người cách mạng, đặc biệt là Thái và Cửu. Tuy Ngọc cố che giấu nhưng dần dần bản chất xấu xa của Ngọc đã bị lộ ra, điều đó càng thúc đẩy Thơm dứt khoát đứng về phía cách mạng.
Trong hổi bốn, Thái và Cửu chỉ là những nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát. Bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc nhưng Thái đã hết sức bình tĩnh, sáng suốt, đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng, ngay cả khi đó là vợ cua rmột tên Việt gian. Khác với Thái, Cửu có phần nôn nóng, thiếu chín chắn. Anh nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô…
Việc tác giả xây dựng những tính cách vừa đối lập vừa khác biệt ấy cũng là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hành động kịch, đồng thời tạo được sức cuốn hút đối với bạn đọc.
Tuy mâu thuẫn chưa được đẩy đến mức gay gắt, quyết liệt nhưng đoạn trích (và tác phẩm nói chung) đã tạo nên được sức hấp dẫn lớn đối với người đọc, người xem bởi nó đã đặt ra và giải quyết được những vấn đề lớn của cách mạng: đó là mối quan hệ giữa cách mạng và nhân dân, là lòng tin của người cán bộ cách mạng vào tình cảm yêu nước cũng như lòng nhiệt tình cách mạng của quần chúng. Vở kịch đã chứng minh rằng: khi đã được nhân dân tin yêu và bảo vệ, những người chiến sĩ cách mạng có thể vượt qua bất cứ trở ngại, khó khăn nào.
—————HẾT————–
Để cảm nhận được những giá trị nội dung, tư tưởng mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng muốn gửi gắm qua hồi IV vở kịch Bắc Sơn, bên cạnh bài Cảm nhận về kịch Bắc Sơn, các em có thể tham khảo thêm: Soạn bài Bắc Sơn , Sơ đồ tư duy Bắc Sơn, Phân tích hồi IV vở kịch Bắc Sơn để làm nổi bật tính chất bi tráng của nó, Tóm tắt vở kịch Bắc Sơn.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp