Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào? Đây là một trong những kiến thức quan trọng mà các em học sinh lớp 4 cần nắm vững để học tốt môn Tiếng Việt. Hãy cùng ôn lại bài học này nhé.
Các em nên xem qua kiến thức về Câu nghi vấn, Từ nghi vấn
Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào?
Trắc nghiệm: Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào?
A. ai, gì, nào, không
B. ai, a, nhé, nhỉ, nghen
C. a, ối, trời ơi, không
Đáp án đúng: A – ai, gì, nào, không
Giải thích:
Câu hỏi thường có các từ nghi vấn ai, gì, nào, không
– Ai Hỏi về một đối tượng nào đó
– Gì Hỏi về một sự vật
– Nào Hỏi một câu hỏi có tính tự chọn hoặc như thế nào
– Không Hỏi tính lựa chọn hoặc dùng để hỏi đúng hay sai
=> Vậy chọn A
Những từ nghi vấn của câu hỏi thường có:
- Vì sao?
- Làm gì?
- Như nào?
- Cái gì?
- Ở đâu?
- Thế nào?
Ví dụ: Vì sao lại có nắng?
Các từ nghi vấn trong tiếng Việt
Từ nghi vấn là một phần trong câu nghi vấn. Chức năng chính của các từ nghi vấn trong tiếng Việt là dùng để hỏi. Các loại từ nghi vấn bao gồm:
Đại từ nghi vấn: Ai, nào, gì, bao nhiêu, như thế nào, đâu, bao giờ, vì sao, tại sao…
- Ví dụ: Cây bút này của ai? Chiếc bút này bao nhiêu tiền? Bao giờ bạn đi học?
Từ chỉ tình thái: Ư, à, hả, á, chứ, hử, chăng…
- Ví dụ: Cậu đã đi học rồi à? Anh không nghe em nói gì ư?
Các cặp phụ từ: Đã … chưa, có … không, có phải … không, … xong chưa
- Ví dụ: Em đã ăn cơm chưa? Cậu có phải là Linh không? Cậu có bút không?
Bài tập về từ nghi vấn lớp 4 có đáp án
Bài 1. Xác định từ nghi vấn có trong các câu sau:
– Anh có yêu nước không?
– Anh có thể giữ bí mật không?
– Anh có muốn đi với tôi không?
– Nhưng mà chúng ta lấy đâu ra tiền?
– Anh đi với tôi chứ?
Phương pháp giải
Một số từ nghi vấn thường gặp trong các câu nghi vấn đó là: ai, gì, nào, sao, không, thế….
Lời giải chi tiết
Các từ nghi vấn có trong các câu là:
– Anh có yêu nước không?
– Anh có thể giữ bí mật không?
– Anh có muốn đi với tôi không?
– Nhưng mà chúng ta lấy đâu ra tiền?
– Anh đi với tôi chứ?
Các từ nghi vấn có trong các câu trên là: có……không, có……không, có….không, đâu, chứ
Bài 2. Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây?
a. Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?
b. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung phải không?
c. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?
Phương pháp giải
Đọc thật kĩ để tìm ra từ nghi vấn trong câu.
Lời giải chi tiết
Câu | Từ nghi vấn |
a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ? | có phải – không |
b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không ? | phải không |
c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à ? | à |
Bài 3. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi?
a) Bạn có thích chơi diều không ?
b) Tôi không biết bạn có thích chơi diều không ?
c) Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất ?
d) Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy ?
e) Thử xem ai khéo tay hơn nào ?
Phương pháp giải
Con xác định mục của câu, nếu câu nào không phải mục đích để hỏi thì không đặt dấu chấm hỏi.
Lời giải chi tiết
Trong năm câu đã cho:
– 2 câu là hai câu hỏi:
a. Bạn có thích chơi diều không?
d. Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?
– 3 câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi:
b. Tôi không biết bạn có thích chơi diều không.
c. Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất.
e. Thử xem ai khéo tay hơn nào.
Bài 4. Đặt câu hỏi với mỗi từ sau : ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.
Phương pháp giải
Con suy nghĩ và đặt câu hỏi.
Lời giải chi tiết
Đặt câu hỏi
– Ai học giỏi nhất lớp?
– Cái gì khiến bạn chú ý?
– Để cha mẹ vui lòng em phải làm gì?
– Thời tiết hôm nay thế nào?
– Vì sao nước biển lại mặn?
– Bao giờ thì đến Tết vậy?
– Nhà bạn ở đâu?
Bài 5. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.
b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.
Phương pháp giải:
Con xác định phần in đậm rồi đặt câu hỏi sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?
b. Trước giờ học, các em thường làm gì?
c. Bến cảng như thế nào?
d. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
*************
Bạn đang xem: Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào? – Tiếng Việt lớp 4
Hy vọng thông qua bài học Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào lớp 4 trên đây. Các em đã nắm vững kiến thức về từ nghi vấn rồi nhé. Thầy cô chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao nhé.
Biên soạn bởi: Trường
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp