Câu nghi vấn là gì? Từ nghi vấn là gì?

0
68
Rate this post

Từ nghi vấn là gì?

Khái niệm

Từ nghi vấn cũng là đặc điểm hình thức để nhận biết câu nghi vấn.

Các loại từ nghi vấn

+ Các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, như thế nào, bao nhiêu, bao giờ, đâu, tại sao, vì sao…

Ví dụ: Đây là bút của ai?

Bài toán này giải như thế nào?

Chiếc áo này bao nhiêu tiền?

Cậu sống ở đâu?…

+ Các tình thái từ: à, á, ư, hả, hử, chứ, chăng…

Ví dụ: Cháu đã đi làm rồi à?

Em không nghe thấy anh nói gì ư?

Anh ấy không thích ăn cay chăng?

+ Các cặp phụ từ: có … không, đã … chưa, có phải … không.

Ví dụ: Cô Trần có ở trường không?

Con đã ăn cơm chưa?

Có phải tháng sau là đến sinh nhật Mai không?…

Câu nghi vấn là gì?
Câu nghi vấn là gì?

Từ nghi vấn dùng trong tác phẩm văn học

Trong các tác phẩm văn chương, thơ ca,…tác giả thường sử dụng các biện pháp tu từ để tăng tính hiệu quả cao cho tác phẩm của mình. Trong đó, câu nghi vấn sử dụng các từ nghi vấn có tác dụng và hiệu quả nhất trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm và bộc lộ những cảm xúc của chủ thể.

Ví dụ: bài thơ” Ông đồ” của Vũ Đình Liên có viết:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực Tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”…

Cả bài thơ kết lại bằng một câu hỏi tu từ “Hồn ở đâu bây giờ?” với từ nghi vấn “ở đâu”. Nó kết thúc cho một chuỗi những hoài niệm xưa cũ, thể hiện cái thở dài ngao ngán về những nét đẹp truyền thống đang dần bị mai một. Cái “hồn” ấy giờ không biết tìm “ở đâu”.

Ví dụ: bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Các câu nghi vấn sử dụng từ nghi vấn “đâu” được xuyên suốt trong khổ thơ góp phần nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc căm hờn, nuối tiếc về một quá khứ oanh liệt đã qua đi.

Câu nghi vấn là gì?

Khái niệm

Câu nghi vấn là loại câu dùng để hỏi nhằm nêu lên những điều chưa rõ về sự vật, sự việc, hiện tượng,…và cần được giải đáp.

Câu nghi vấn là một dạng câu với mục đích là hỏi để giải đáp những điều mình chưa biết, đang thắc mắc hoặc nghi vấn để tìm ra câu trả lời. Thông thường sẽ nêu lên quan điểm của bản thân về một sự vật hay hiện tượng nào đó. Tuy nhiên quan điểm đó dựa trên suy đoán và không chắc chắn.

Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn là có sự xuất hiện của các từ để hỏi. Chẳng hạn trong câu hay đi kèm với những từ như: bao nhiêu, bấy nhiêu, bao lâu, ở đâu, như thế nào, ra sao, rồi, hả, sao, ai,… và cuối câu nghi vấn thường sử dụng dấu chấm hỏi.

Một số ví dụ về câu nghi vấn như:

– Bạn đã có người yêu chưa?

– Hôm nay bạn không đi chơi à?

– Bạn sang hàn quốc trong thời gian bao lâu?

Trong tiếng anh câu nghi vấn là một dạng của câu hỏi lên thường được biết đến là question

Câu nghi vấn là gì? Khái niệm và chức năng của câu nghi vấn
Câu nghi vấn là gì? Khái niệm và chức năng của câu nghi vấn

Hình thức của câu nghi vấn

+ Thường sử dụng những từ nghi vấn (như: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, …)

Ví dụ: Quyển sách này viết về nội dung gì?

Tại sao hôm qua cậu không đi học?

+ Có chứa quan hệ từ “hay” để nối các vế có quan hệ lựa chọn với nhau.

Ví dụ: Con thích ăn thịt hay ăn cá?

Bây giờ đi hay để ngày mai?

+ Trong văn viết thường kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.

Ví dụ: Ngày mai trời mưa à?

Anh ấy không thích cậu?

+ Khi nói, mang ngữ điệu nghi vấn, lên giọng ở cuối câu.

Chức năng của câu nghi vấn

Câu nghi vấn ngoài chứng năng chính là dùng để hỏi còn có một số chức năng khác như:

+ Chức năng cầu khiến

Ví dụ: “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” (Ngô Tất Tố)

Câu nghi vấn “Còn sống đấy à?” có chức năng cầu khiến. “Ông” không phải hỏi với mục đích xem nhân vật anh nông dân chết chưa mà “Ông” muốn anh ta nộp sưu.

+ Chức năng khẳng định

Ví dụ: “Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? …” (Ngô Tất Tố)

Câu nghi vấn “Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu?” thể hiện việc chị Dậu khẳng định mình không dám trốn thuế và sẽ trả thuế.

+ Chức năng phủ định

Ví dụ: “Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?” (Nam Cao)

Hình thức nghi vấn “Ai mà chả phải buồn?” có chức năng phủ định.

+ Chức năng bộc lộ cảm xúc

Ví dụ: “Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?” (Nguyên Hồng).

Những đặc điểm chính của câu nghi vấn

Dù là trong tiếng việt hay tiếng anh hay bất kỳ một ngôn ngữ nào khác cấu trúc ngữ pháp của các câu đều sẽ có những đặc điểm riêng để phân biệt cũng như là thuật tiện cho việc giảng dạy, truyền tài đến người học. Theo đó câu nghi vấn là câu có các đặc điểm sau đây:

Câu nghi vấn là câu dùng để đặt câu hỏi hoặc câu cảm thán giúp giải quyết một vấn đề nhất định.

Câu nghi vấn bản chất gọi theo một cách thân quen là một câu hỏi vì vậy cuối câu nghi vấn luôn là dấu chấm hỏi.

Câu nghi vấn chỉ xuất hiện trong giao tiếp, tiểu thuyết văn chương và không thường xuất hiện và được sử dụng trong các văn bản, hợp đồng.

Cuối câu nghi vấn là các từ, cụm từ gồm: rồi, sao, ra sao, sao vậy….

Phân biệt từ nghi vấn trong câu nghi vấn với từ phiếm định

Chúng ta thường dễ nhầm lẫn các từ như ai, đâu, nào, gì… có trong câu thì đều là từ nghi vấn. Tuy nhiên, phải tùy vào hoàn cảnh, ngữ nghĩa cụ thể của câu để phân biệt chúng thuộc từ nghi vấn hay đại từ phiếm định.

Từ nghi vấn thể hiện điều chưa chắc chắn còn nghi ngờ và cần được giải đáp của chủ thể. Còn đại từ phiếm định chỉ một nhân vật không cụ thể nào đó trong một không gian, thời gian cũng không xác định.

Ví dụ: “Anh ấy ở đâu tôi không cần biết” khác với “Nhà của anh ấy ở đâu?”

“Đâu” trong câu thứ nhất là đại từ phiếm định chỉ một vị trí không xác định, chung chung. Còn “Đâu” trong câu thứ hai là từ nghi vấn với mục đích hỏi chính xác vị trí của chủ thể được hỏi tới trong câu.

– Chúng ta cần phân biệt rõ, tùy một số trường hợp mà cách kết hợp từ trong câu có thể là từ nghi vấn nhưng trong cách kết hợp khác nó lại là từ phiếm định:

+ Ai, gì, nào, đâu… đứng sau từ phủ định “Không, chẳng” (có thể thêm từ “cả”) tạo thành từ phiếm định.

+ Ai, gì, nào, đâu… đứng trước từ phủ định “không, chẳng” tạo thành từ nghi vấn.

Ví dụ như: “Không ai trong lớp thích học thêm” – “ Ai không thích học thêm?”. Ở đây từ “ai” trong câu đầu tiên là từ phiếm định. Từ “ai” trong câu thứ hai là từ nghi vấn.

Những từ phiếm định hay có các kết cấu đối ứng dễ nhận biết. Cụ thể như: “ai… nấy”, “đâu…. đấy” hay “gì…. nấy”, “nào…đấy”….

Ví dụ: Ai nấy đều chăm chỉ làm bài tập

Ở đâu có áp bức ở đấy có đấu tranh

Anh ấy thích làm thì làm nấy

– Trong trường hợp các từ lặp lại là “đâu đâu”, “nào nào” hay “gì gì”… sẽ không phải là câu nghi vấn:

Ví dụ: Cô bé hay nói chuyện gì gì ý, nghe không hiểu

Cậu ấy cứ đi đâu đâu thôi…

Những lưu ý khi sử dụng câu nghi vấn

Nếu dùng quan hệ từ “hoặc” trong câu nghi vấn thì câu đó sẽ trở thành một câu trần thuật. Ví dụ: Anh dọn hoặc tôi dọn. (Câu ví dụ này mang ý nghĩa khẳng định chứ không phải là câu nghi vấn).

Có nhiều câu sử dụng các hình thức, âm thanh giống như một câu nghi vấn nhưng nó không được dùng trong câu nghi vấn. Ví dụ: Ai đó đã lấy cây bút của tôi. (Từ “ai” trong câu ví dụ trên không phải là đại từ nghi vấn mà chính là đại từ phiếm chỉ).

Vị trí của từ nghi vấn thay đổi sẽ làm ảnh hưởng tới cấu trúc, ngữ nghĩa trong câu đó đối với vài trường hợp nhất định.

Phải hỏi rõ ràng và nên sử dụng câu nghi vấn phù hợp với từng đối tượng để làm sao kết hợp với từ nghi vấn sao cho hợp lý.

Chúng ta cần phân biệt rõ giữa từ nghi vấn và từ phủ định, mặc dù nó có cùng hình thức ngữ âm nhưng về mặt ý nghĩa sẽ khác nhau.

Câu nghi vấn có trong tác phẩm văn học

Trong các tác phẩm văn chương, thơ ca tác giả sử dụng các biện pháp tu từ để tăng tính hiệu quả cho tác phẩm của mình. Trong đó, câu nghi vấn được xem là biện pháp tu từ hữu hiệu trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm, bộc lộ những cảm xúc chủ thể. Trong trường hợp này được gọi là câu hỏi tu từ.

Trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực Tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

Cả bài thơ kết lại bằng một câu hỏi tu từ “Hồn ở đâu bây giờ?”. Cả bài thơ là nỗi niềm chất chứa về một nét đẹp văn hóa truyền thống viết thư pháp trong các dịp lễ tết của người dân Việt Nam. Nhưng nét đẹp đó đang ngày một bị phai nhạt và mai một dần. Ông đồ từ đó cũng bị lãng quên. “Hồn ở đâu bây giờ?” kết thúc cho một chuỗi những hoài niệm xưa cũ, nó còn là tiếng thở dài đầy ngao ngán cho một tài năng, nét đẹp, cái “hồn” của truyền thống giờ biết tìm nơi đâu.

Cũng là câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc được thể hiện trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Các câu nghi vấn (Câu hỏi tu từ) được sử dụng trong khổ thơ trên thể hiện cảm xúc căm hờn, nuối tiếc về một quá khứ oanh liệt đã qua đi. Nếu không có câu nghi vấn cuối cùng “Thời oanh liệt nay còn đâu?” thì cảm xúc của bài thơ chưa thể đẩy lên đỉnh điểm.

Như vậy, câu hỏi nghi vấn theo chúng ta được biết có những tác dụng thông thường như thế. Nhưng ít ai để ý nó đã đi vào thư ca và được sử dụng trong văn chương như thế nào. Đơn giản là chức năng bộc lộ cảm xúc của nó đang được các tác giả khai thác một cách triệt để nhằm bày tỏ một cách có chiều sâu tâm tư, tình cảm của mình – những cảm xúc không mấy dễ dàng gọi tên. Không chỉ các nhà văn, nhà thơ mới có thể sử dụng câu nghi vấn một cách nhuần nhuyễn.

Câu nghi vấn trong tiếng Anh

Trong tiếng anh câu nghi vấn là câu hỏi trực tiếp và công giống như trong tiếng việt cuối câu nghi vấn được kết thúc bằng dấu hỏi chấm. Các câu nghi vấn được sử dụng khi bạn muốn thu thập những thông tin mà mình muốn biết muốn, cũng như góp phần tạo ra sự thú vị trong giao tiếp với mọi người xung quanh.

Trong tiếng Anh, có rất nhiều loại câu nghi vấn/câu hỏi thú vị và sau đây là một số dạng câu câu nghi vấn điểm hình:

Thứ nhất, Dạng câu hỏi Yes/No

Câu hỏi dạng này là những câu hỏi được đưa ra để người nghe trả lời với một câu khẳng định hoặc phủ định. Được bắt đầu với một động từ hoặc một trợ động từ, theo sau là chủ ngữ.

Công thức của dạng này là: Be/do/have + S + V?

Ví dụ:

– Shall we play ball today? (Chúng ta sẽ chơi bóng hôm nay chứ?)

– Is he disturbing your work? (Có phải anh ấy đang làm phiền công việc của bạn)

Câu hỏi ở dạng Yes/No còn có thể bắt đầu bằng động từ khuyết, với công thức chung như sau: Can/could/may/might/would/should… + S + V?

Ví dụ:

– Can she be a little bit more reliable? (Cô ấy có thể đáng tin cậy hơn một chút được không?)

– Would you mind helping me with this survey? (Bạn có phiền không nếu mình nhờ bạn làm giúp khảo sát này?)

– May we let our relatives tag long on this field trip? (Chúng em có thể dẫn họ hàng đi cùng trong chuyến đi thực tế này không ạ?)

Thứ hai, dạng câu hỏi có từ để hỏi

Ở dạng này Câu nghi vấn dùng sẽ được bắt đầu bằng một từ để hỏi, sau đó là động từ và chủ ngữ. Các từ để hỏi thường gặp phổ biến là: Why (tại sao), Whose (của ai), Who: ai (hỏi chủ ngữ), Which (cái nào), Where (ở đâu), When (khi nào), What (cái gì), How (như thế nào).

Công thức chung: Wh-word + (be/do) + S + V?

Ví dụ:

– Why do you love her (Tại sao bạn lại yêu cô ấy?)

– Whose shoe is this? (Đây là chiếc giầy của ai?)

– Who did you give the book to? (Bạn đã tặng quyển sách cho ai?)

– Which one of those is your final choice? (Cái nào trong những cái kia là lựa chọn cuối cùng của bạn?)

– Where do you plan to travel next summer? (Bạn dự định đi du lịch ở đâu vào mùa hè tới?)

– When have they left the party? (Họ đã rời khỏi buổi tiệc vào lúc nào vậy?)

– What is the sequel to the movie? (Phần tiếp theo của bộ phim là gì?)

– How do they make such a beautiful cake (Làm thế nào để họ tạo ra một chiếc bánh đẹp như vậy?)

Thứ ba, dạng câu hỏi để lựa chọn

Ở dạng này là những câu hỏi sẽ được thể hiện bởi những từ như “cái này hoặc cái kia” được đưa ra để lựa chọn một hay nhiều lựa chọn trong ngữ cảnh mà câu hỏi đề cập đến. Chúng cũng bắt đầu bằng một động từ hoặc một trợ động từ. Đặc điểm để nhân dạng câu hỏi này là từ “or” đóng vai trò là liên từ nối giữa hai lựa chọn được đưa ra.

Ví dụ:

– Should I hang out with him or stay at home? (Tôi nên đi chơi với anh ấy hay ở nhà?)

– Do you want me to take you home or do you go home yourself? (Bạn muốn tôi đưa bạn về nhà hay bạn tự về nhà?)

– Do you like chicken or duck? (Bạn thích gà hay vịt?)

Câu nghi vấn tiếng anh
Câu nghi vấn tiếng anh

Thứ tư, dạng câu Câu hỏi đuôi

Câu hỏi đuôi (tag question) trong tiếng Anh là một chuyên đề ngữ pháp rất hay, nhưng bao gồm những kiến thức ngữ pháp nâng cao cùng với nhiều quy tắc. Nguyên tắc chung là nếu mệnh đề chính là khẳng định, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng phủ định và ngược lại.

Ví dụ:

– He is a popular singer of England, isn’t he? (Anh ấy là một ca sĩ nổi tiếng ở Anh, có phải không?)

– You didn’t bring the laptop charger, did you? (Bạn đã không mang theo sạc máy tính xách tay, đúng không?)

Lưu ý rằng trong câu hỏi đuôi sẽ trả lời theo thực tế. Ví dụ, với câu hỏi “He is a popular singer of England, isn’t he?”, chúng ta sẽ trả lời “yes, he is” nếu anh ấy là một ca sĩ nổi tiếng ở Anh và “no, he isn’t” nếu anh ấy không phải.

********************

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cau-nghi-van-la-gi-tu-nghi-van-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp