Chaebol là gì?
Chaebol là những tài phiệt, tập đoàn gia đình khổng lồ chi phối nền kinh tế, chính trị cũng như xã hội ở đất nước Hàn Quốc.
Tài phiệt là nhóm tư bản tài chính làm chủ những xí nghiệp lớn, dùng thế lực tài chính để thâu tóm và chi phối chính trị, quân sự và kinh tế xã hội của đất nước.
Hán tự của “Chaebol” là “tài phiệt” còn trong tiếng Hàn “Chae” có nghĩa là sở hữu, “Mumbol” có nghĩa là gia đình quyền quý. Chaebol còn được dùng để miêu tả một nhóm gồm các công ty con được liên kết với nhau và được chi phối và điều hành bởi một gia đình Hàn Quốc giàu có.
Thuật ngữ này được xuất hiện đầu tiên vào năm 1984. Hiện nay những tập đoàn tài phiệt thường mở rộng ra trên quy mô toàn thế giới, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế Hàn Quốc. Chính nhờ những thành công vang dội ấy mà Cheabol ngày càng nhận được những ưu đãi đặc biệt từ chính phủ và được đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề chính trị của Hàn Quốc
Mỗi tập đoàn tài phiệt đều kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau và thường là các lĩnh vực có thể bổ trợ lẫn nhau
Mô hình Chaebol được xây dựng trên hệ thống phân quyền phức tạp và chồng chéo lên nhau. Người đứng đầu tập đoàn nắm quyền kiểm soát ba hoặc bốn công ty mẹ, các công ty mẹ này tiếp tục quản lý các công ty con trực thuộc khác. Việc điều hành chủ yếu từ các thành viên trong các gia tộc Chaebol và các nguồn quỹ do cả gia tộc sở hữu.
Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của Chaebol đến nền kinh tế của đất nước này. Hàn Quốc từ một đất nước nghèo đói đã đi qua cuộc nội chiến để trở thành quốc gia có GDP đứng thứ 13 trên thế giới theo số liệu Wold Bank 2015.
Với sự phát triển cũng như ảnh hưởng lớn mạnh của Chaebol đã kéo theo nhiều hệ lụy như khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, những doanh nghiệp nhỏ lẻ bị chèn ép và khó phát triển
Những vấn nạn về hối lộ, tham nhũng cũng như bê bối chính trị có liên quan đến Chaebol ngày càng nhiều.
Quá trình hình thành và phát triển của Chaebol
Sự hình thành và thiết lập ban đầu của hệ thống Chaebol (Đầu những năm 1950 – trước cuộc khủng hoảng IMF)
Sau khi chính phủ Hàn Quốc thành lập năm 1948, đã thực hiện việc giải ngân ưu đãi tài sản, phân bổ đặc quyền viện trợ và các khoản vay ưu đãi từ các ngân hàng. Đó là cơ sở cho sự hình thành Chaebol trong những năm 1950. Vào những năm 1950, ngành công nghiệp (xay xát, đường, kéo sợi bông) phát triển vượt bậc nhờ vào viện trợ nguyên liệu thô và tư liệu sản xuất. Đây là cơ hội cho các tập đoàn Hàn Quốc tích lũy tài sản. Vào cuối thời gian này, Samsung, Samho và Gaepung,.. đã nổi lên như các Chaebol với một số công ty con trực thuộc.
Trong thời kỳ chính trị hỗn loạn đầu những năm 1960, các doanh nhân với kinh nghiệm quản lý kinh doanh, nắm bắt được cơ hội đầu tư mới và phát triển thành Chaebol. Sau đó, Chính phủ dưới thời Tổng thống Park Chung-hee đã thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ ngành xuất khẩu nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế. Trong suốt những năm 1960, hầu hết 10 tập đoàn hàng đầu đã biến các ngành công nghiệp mới nổi khu vực thứ nhất và thứ hai làm trung tâm cho ngành công nghiệp nhẹ.
Hệ thống Chaebol thiết lập (Những năm 1970 – trước cuộc khủng hoảng IMF)
Đến những năm 1970, các Chaebol lớn bắt đầu mở rộng quy mô một cách nghiêm túc. Chính phủ không tiếc tiền hỗ trợ để thúc đẩy xuất khẩu công nghiệp nặng và hóa chất. Thông qua đó, các Chaebol không chỉ thống trị các ngành công nghiệp chủ chốt như công nghiệp nặng, hóa chất,… mà còn vận hành các doanh nghiệp quy mô lớn. Từ đó thiết lập sự thống trị nền kinh tế Hàn Quốc.
Cuối những năm 1970, các Chaebol phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Đầu tư vào ngành công nghiệp nặng, hóa chất trở nên dư thừa. Xuất khẩu giảm do suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, các Chaebol đã củng cố cơ cấu quản trị của họ. Việc tái cấu trúc các doanh nghiệp diễn ra theo hình thức tập trung vốn. Các tập đoàn đã lấy lại khả năng cạnh tranh của mình thông qua việc hợp nhất các ngành công nghiệp hóa chất, công nghiệp nặng.
Trong những năm 1980, các Chaebol càng củng cố sự thống trị đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Họ còn thống trị trong ngành khai thác bằng cách mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng cách sở hữu cổ phiếu ngân hàng, các Chaebol chiếm một vị trí thuận lợi trong các khoản vay tài chính.
Kể từ năm 1988, sự tự do hóa đã diễn ra mạnh mẽ dưới áp lực của Hoa Kỳ. Đỉnh điểm là khi chính quyền Kim Young-sam thúc đẩy chính sách “toàn cầu hóa” và gia nhập OECD. Thành công của các Chaebol là có thể thoát khỏi sự kiểm soát của quyền lực nhà nước và dần chiếm được ưu thế trong quan hệ song phương.
Củng cố hệ thống Chaebol (sau khủng hoảng ngoại hối IMF đến nay)
Hệ thống Chaebol sau khủng hoảng tài chính cho thấy những đặc điểm khác biệt rõ rệt so với trước.
Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, chính phủ thực hiện chính sách cải tổ Chaebol. Các quy định về tín dụng đã được nới lỏng trong những ngành công nghiệp chính được lựa chọn. Chẳng hạn như nới lỏng quy định quản lý tín dụng, giảm các hạn chế về tổng đầu tư,… Sức nặng và tầm ảnh hưởng của các Chaebol đối với nền kinh tế Hàn Quốc nói chung đã mở rộng hơn so với trước cuộc khủng hoảng. Kết quả là hệ thống Chaebol đi theo hướng mạnh lên thay vì suy yếu.
Sự phát triển của Tập đoàn Samsung rất đáng chú ý trong cuộc khủng hoảng. Năm 1997, tổng tài sản và GDP của Samsung lần lượt chiếm 26% và 10% trong 5 Chaebol hàng đầu. Vào năm 2012, hai chỉ số này đã tăng lên thành 48% và 20%. Nói cách khác, riêng Samsung đã chiếm gần 1/2 tổng doanh số của 5 tập đoàn hàng đầu. Và số lượng bán ra tương đương 1/5 tổng GDP của Hàn Quốc.
Đặc điểm Chaebol Hàn Quốc
Cơ cấu quyền lực của các tập đoàn tài phiệt mang tính tập trung cao. Thường những người đứng đầu gia tộc sẽ có quyền quyết định chính trong mọi vấn đề cũng như những công ty con của tập đoàn ấy.
Các tài phiệt Hàn Quốc tự thành lập những hãng riêng để phục vụ cho việc xuất khẩu của họ
Luật pháp và chính phủ Hàn Quốc kiểm soát Chaebol trong lĩnh vực tài chính nên các Chaebol khó có thể phát triển riêng biệt về tài chính, ngân hàng.
Mặc dù hệ thống phân quyền của mô hình Chaebol rất phức tạp và chồng chéo lên nhau, nhưng nó lại hoạt động hiệu quả bằng việc để một người đứng đầu tập đoàn nắm quyền kiểm soát các công ty mẹ.
Các công ty mẹ này tiếp tục chịu trách nhiệm quản lý các công ty con trực thuộc khác. Điều quan trọng là toàn bộ công việc điều hành và nguồn quỹ kinh doanh này sẽ do con cháu của đại gia tộc Chaebol nắm giữ. Vì vậy có thể nhận định rằng, cơ cấu quyền lực của các tập đoàn tài phiệt có mức độ tập trung cao, thường người đứng đầu có quyền quyết định tất cả mọi việc.
Bạn cũng không khó bắt gặp cách thức vận hành này qua những bộ phim về Chaebol Hàn Quốc như: Hạ cánh nơi anh, Những người thừa kế, Tầng lớp Itaewon, Vì sao đưa anh tới, Khu vườn bí mật,…
Thêm vào đó, để phục vụ riêng cho việc xuất khẩu các nhà tài phiệt Hàn thường tự thành lập một thương hiệu chuyên thực hiện mục đích này. Tuy nhiên, họ khó có thể phát triển và mở rộng riêng biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng bởi sự kiểm soát các Chaebol từ luật pháp cũng như chính phủ Hàn Quốc.
Ảnh hưởng của các Chaebol
Ảnh hưởng của những gia tộc tài phiệt, giàu có này là rất lớn bao gồm các mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội không chỉ ở Hàn Quốc mà ngày càng mở rộng ra khắp thế giới.
Kinh tế
Về mặt kinh tế, tại Hàn Quốc được chia thành hai khu vực với rào cản lớn phân biệt đó là nền kinh tế Chaebol và phần còn lại. Rất nhiều tập đoàn tài phiệt Hàn (gồm cả các công ty con trong hệ thống của họ) chi phối trên toàn bộ nền kinh tế xứ Đại Hàn. Theo một báo cáo vào năm 2011 cho ta thấy tổng doanh thu của 4 ông lớn trong giới tài phiệt Hàn lần lượt là:
- 203,9 nghìn tỷ KRW từ phía Samsung.
- 122,9 nghìn tỷ KRW từ phía Hyundai Motor Group.
- 97 nghìn tỷ KRW từ phía SK.
- 90,6 nghìn tỷ KRW từ phía LG.
Mặt khác, sự đóng góp của các Chaebol vào GDP Hàn Quốc trong các năm trở lại đây cho thấy nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới này đang phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm tài phiệt Hàn trên. Có thể kể đến là 5 tập đoàn đứng đầu là Samsung, SK Group, Hyundai, Lotte và LG. Đây cũng là 5 “cá mập” chiếm lĩnh hơn 50% thị trường chứng khoán xứ Kimchi và ngày càng mở rộng với tốc độ khủng khiếp thành các tập đoàn đa quốc gia.
Chính trị
Không dừng lại ở phương diện kinh tế, các Chaebol còn ảnh hưởng rất sâu sắc vào nền chính trị của xứ Đại Hàn. Bằng chứng đó là nhiều cuộc “đi đêm” giữa các tập đoàn lớn với những quan chức xứ Hàn để giành lấy những hợp đồng hoặc sự hậu thuẫn tài chính cho việc tranh cử. Vào năm 2016, vụ bê bối chính trị của cựu tổng thống Hàn Quốc – Park Geun-Hye có liên quan đến các tập đoàn lớn trong đó có Samsung bị phanh phui trước truyền thông và gây một phen rúng động xứ kimchi.
Hậu quả là án phạt dành cho cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và những người liên quan trong đó có “Thái tử Samsung” – Lee Jae-yong như là phương cách để làm xoa dịu cơn giận người dân xứ kimchi. Tuy nhiên bằng một cách nào đó, ông Lee Jae-yong đã được phóng thích trước thời hạn và mọi chuyện dường như đã êm xuôi.
Văn hóa xã hội
Sự tập trung về quyền lực kinh tế – chính trị của các tài phiệt Hàn luôn ngày càng mạnh mẽ. Dẫn đến việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, start-up và nguồn lao động tự do rơi vào hoàn cảnh trái ngang. Điều này khiến cho việc xung đột giữa nhóm này và các ông lớn diễn ra thường xuyên.Tuy nhiên, các ông lớn luôn tỏ ra từ chối trách nhiệm đến nguồn cơn của những cuộc xung đột này và trách nhiệm xã hội có liên quan. Có thể nói, họ đang trở nên quá lớn và không thể bị đe dọa tại xứ kimchi.
Nhưng không thể phủ nhận rằng, được làm việc trong các công ty, tập đoàn lớn này vẫn luôn là tiêu chuẩn và mục tiêu theo đuổi của giới trẻ Hàn và các quốc gia lân cận bởi vì những cơ hội và phúc lợi nhận được từ các tập đoàn này là rất lớn. Do đó, đây cũng là một trong những lợi ích khi học tiếng Hàn mà các bạn trẻ Việt nên quan tâm
Điểm mặt những Chaebol lừng danh nhất
Có rất nhiều Chaebol tại Hàn Quốc, nắm giữ và đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là tổng hợp những gia tộc, tập đoàn thuộc top đầu và tiếng tăm nhất trong giới tài phiệt tại xứ đại Hàn và thế giới.
Samsung
Tập đoàn Samsung, cái tên không quá xa lạ tại Việt Nam chúng ta. Một trong những ông lớn về công nghệ không chỉ ở Hàn Quốc mà còn trên toàn thế giới. Tập đoàn gia đình, với tuổi đời gần 100 năm, ban đầu chỉ là một xưởng sản xuất nước mắm truyền thống nhưng sau quá trình phát triển, chuyển mình đầy những thăng trầm vươn lên trở thành một trong những gã khổng lồ công nghệ lừng danh thế giới.
Tập đoàn hiện đang được điều hành bởi chủ tịch Lee Jae-yong (thế hệ thứ 3 của tập đoàn Samsung) được định giá hơn 500 tỷ đô la toàn cầu. Đây cũng là một trong những Chaebol chiếm tỷ trọng cao nhất nền kinh tế Đại Hàn với hơn 13% đóng góp vào GDP (2019-Time)
LG
Tập đoàn LG, cũng là một trong những cái tên nổi cộm về công nghệ xứ Hàn. Dù đã qua thời kỳ hoàng kim của mình nhưng đây cũng là một trong những cá mập khi được định giá hơn 50 tỷ đô la.
Không chỉ dừng lại ở công nghệ, danh mục đầu tư của tập đoàn rất đa dạng bao gồm bất động sản, nghỉ dưỡng… và gần gũi nhất đối với phái nữ đó là sức khỏe sắc đẹp với thương hiệu mỹ phẩm cao cấp OHUI, một trong top 10 thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc hàng đầu, được quảng bá bởi các ngọc nữ xinh đẹp xứ Hàn như Song Hye-Kyo, Kim Tae Hee…
Hyundai
Nhắc đến xe hơi từ xứ sở kimchi, chắc chắn người ta sẽ nhắc đến Hyundai. Một bật mí cho các bạn chưa biết, thương hiệu xe hơi nổi tiếng như KIA và Genesis cũng thuộc sở hữu của tập đoàn Hyundai luôn đấy!
Lotte
Lotte Mart, Lotte Cinema, Lotteria,… nhắc đến đây thì chúng ta đều biết ông lớn tiếp theo tên gì rồi có phải không nào. Lotte cũng là một trong 5 gia tộc tài phiệt lớn tại Hàn Quốc với tổng giá trị thị trường lên đến 3.2 tỷ đô la.
Tuy không “nhiều tiền” như những gia tộc kia nhưng Lotte luôn giữ cho mình vị thế quen thuộc thông qua những ngành hàng tiêu dùng cần thiết trong đời sống. Với tuổi đời ngoài 70, tập đoàn Lotte cũng được xem là một trong những cây đa, cây đề trong công cuộc phát triển nền kinh tế và hình thành một đất nước Đại Hàn Dân Quốc mạnh mẽ như ngày hôm nay.
SK Group
Không thể không kể đến SK Group, một trong những tập đoàn top đầu của xứ Đại Hàn. Với hơn 95 công ty con trong hệ sinh thái, giúp củng cố vị thế và độ bao phủ và ảnh hưởng của đại gia này lên nền kinh tế và xã hội Hàn Quốc.
Tại Việt Nam ta, nhất là đối với những game thủ yêu thích tựa game MOBA Liên Minh Huyền Thoại đình đám chắc chắn sẽ biết đến đội tuyển SKT T1, một trong những đội tuyển làm mưa làm gió trên đấu trường thế giới. Bật mí nho nhỏ cho bạn, SKT T1 thuộc SK Telecom, và SK Telecom là công ty con thuộc SK Group
Những Chaebol Hàn đang hiện diện tại Việt Nam
Ngoài những tập đoàn hàng đầu như Samsung, LG, Hyundai, Lotte… đã quá quen thuộc, vậy bạn có biết còn có hàng loạt các ông lớn khác đã và đang đầu tư tại Việt Nam chúng ta hay không? Cùng Green Academy điểm qua tên một số các tập đoàn danh giá đang hiện diện tại đất nước ta bạn nhé!
Kumho Asiana
Kumho Asiana là một trong những tập đoàn lớn của xứ Đại Hàn với rất nhiều công ty con hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực, ngành nghề như: phụ tùng ô tô, công nghiệp, giải trí, hậu cần, hóa chất, tài chính và hàng không. Tại Việt Nam ta, tập đoàn này chuyên đầu tư các nhà máy sản xuất lốp xe với các nhà máy lớn tại Bình Dương.
CJ Group
CJ là cái tên đứng sau sự thành công và phủ rộng của CGV một trong những chuỗi rạp phim luôn thu hút giới trẻ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tại Việt Nam Chaebol CJ còn đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm với hàng loạt món ăn truyền thống Hàn Quốc đóng gói như kimchi, rong biển, mandu…
GS Group
Tập đoàn GS, chủ sở hữu của thương hiệu GS25 Việt Nam – một trong những chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng của Việt Nam hiện tại. Mặt khác, tập đoàn này hiện đang thầu dự án tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên tại TP.Hồ Chí Minh.
Ottogi
Dạo quanh các siêu thị tại Việt Nam, không khó để bắt gặp các sản phẩm mì ăn liền, gia vị xứ Hàn đến từ tập đoàn Ottogi. Đây cũng là một trong những tập đoàn danh giá và có tiếng tại xứ Đại Hàn đang hiện diện tại Việt Nam chúng ta.
********************
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp