Chúng ta thường nhắc đến chữ Tâm nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của chữ này. Cùng nghe những lời Phật dạy về chữ Tâm giúp mỗi người tu tâm dưỡng tính, sống tích cực và làm nhiều điều tốt lành.
Chữ tâm là gì?
Chữ tâm (心) là trái tim, lòng dạ và lương tâm của con người. Mọi hành động của chúng ta nếu đều xuất phát từ cái tâm, sự tâm thiện thì suy nghĩ và hành động sẽ theo đúng đạo lý, lẽ phải. Nếu tâm của chúng ta không lành thì sẽ sinh tà ý và làm nhiều điều xấu xa, gây ra tội lỗi.
Chữ tâm thường được sử dụng để hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, sự tu thân dưỡng tính, sống một cách tích cực và làm nhiều điều thiện lành. Khi tâm lệch lạc thì cuộc sống của bạn sẽ điên đảo.
Bạn đang xem: Chữ tâm là gì? Những lời Phật dạy về chữ Tâm
“Tâm gian dối thì cuộc sống bất an
Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù
Tâm đố kỵ thì sống mất vui
Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá.”
Đức Phật có dạy rằng: “Tất cả chúng sinh đều có bản tâm thanh tịnh. Chúng sinh chẳng nhận thấy được vì bị vô minh che lấp”. (Trích trong Kinh Đại bát Niết bàn). Ý Phật dạy có nghĩa là tất cả mọi người đều có bản tâm thanh tịnh, trong sáng tròn đầy và vắng lặng, tuy nhiên, vì bị ngoại cảnh bên ngoài chi phối và tác động nên tâm đó luôn bị dao động, thành ra tâm trí thường bất an, điên đảo, tạo tội, tạo nghiệp trong vòng luân hồi bất diệt.
Lời Phật dạy về chữ Tâm rằng: “Một khi chỉ một thoáng tâm sân hận khởi lên mà chúng ta không kiềm chế khắc phục được thì lập tức muôn ngàn đau khổ chướng ngại tiếp nối theo sau.”
Theo quan điểm của nhà Phật thì tâm của chúng ta không tồn tại dưới dạng vật chất nên không thể nắm bắt được nó, nhưng không có tâm thì vật chất được coi là vô nghĩa và vô tri vô giác.
Phân biệt 6 loại tâm
Các loại tâm trong Phật gồm có:
- Nhục đoàn tâm.
- Tinh yếu tâm.
- Kiên thực tâm.
- Liễu biệt tâm.
- Tư lượng tâm.
- Tập khởi tâm.
Nhục đoàn tâm: trái tim thịt. Ví dụ: “Hễ Bồ Tát nghe tiếng bọn người ác ngoại đạo đem lời dèm pha phá huỷ Phật giái, dường như ba trăm mũi giáo đâm vào tâm mình” (Bồ Tát Giái Kinh).
Tinh yếu tâm: chỗ kín mật, chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ. Ví dụ: “Phật pháp lấy tâm làm gốc, lấy thân và khẩu làm ngọn” (Long Thọ Bồ Tát).
Kiên thực tâm: là cái tâm không hư vọng, cũng gọi là chân tâm. Chỉ cái tuyệt đối, cái mầm mống giác ngộ vốn sẵn có trong mỗi chúng ta, đó là Phật tính: “Căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm. Căn bản của bồ đề niết bàn là chân tâm” (Kinh Thủ Lăng Nghiêm).
Liễu biệt tâm: gồm sáu loại nhận thức đầu trong tám thức, tức là tri thức giác quan và ý thức. Căn cứ phát sinh của nó là giác quan, thần kinh hệ và não bộ. Có tác dụng dựa vào với ngoại cảnh bên ngoài và phân biệt nhận thức chúng: “Tâm buồn cảnh được vui sao, tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an”.
Tư lượng tâm: thức thứ bảy trong tám thức. Bản chất của nó là suy tính, được xem là tâm trạng của một lĩnh vực mà người ta không thể điều khiển một cách có chủ ý, thường phát sinh những mâu thuẫn của những quyết định tâm thức và không ngừng chấp dính vào bản ngã.
Tập khởi tâm: chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời sống mỗi con người và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần. Là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lý, là nơi lưu trữ những hạt giống sinh ra muôn sự muôn vật, hữu hình hay vô hình.
Lời Phật dạy về chữ tâm
Đức Phật có dạy: “Căn bản của sanh tử luân hồi là: Vọng tâm. Căn bản của bồ đề niết bàn là: Chân tâm”. Chúng sanh sở dĩ bị trầm luân sanh tử, bởi vì mỗi ngày luôn luôn sống với vọng tâm, tức là tâm lăng xăng lộn xộn, luôn luôn thay đổi, khi vui khi buồn, khi thương khi ghét, khi khen khi chê, khi tán thán khi phê phán.
Bản tâm thanh tịnh hay chân tâm bất sanh bất diệt, không sanh không diệt, thường hằng, vĩnh viễn, luôn luôn hiện hữu mà người nào cũng có. Chỉ có vọng tâm: tham lam, sân hận si mê, mới có sanh và diệt, mà thôi.
Chẳng hạn như khi gặp chuyện bất như ý, tâm liền khởi sanh bực tức oán giận. Lúc đó, chúng ta quên mất bản tâm thanh tịnh của mình, tức là quên mất mình là ai, chỉ biết tức tức giận giận. Lâu sau nguôi dần, tâm trở lại trạng thái bình thường, tâm sân hận diệt đi, không còn nữa. Sanh diệt có nghĩa là như vậy.
Khi có tâm từ và tâm bi, chúng ta sẽ dễ cảm thông với muôn loài, do đó tâm giận tức, tâm sân hận có thể giảm bớt, nhẹ bớt đi. Khi có tâm hỷ và tâm xả, chúng ta sẽ bớt được các tâm ganh tị, tâm đố kỵ, tâm hơn thua, tâm cố chấp. Cho đến khi nào tứ vô lượng tâm tròn đầy, vọng tâm tan biến, tâm ý trở nên an nhiên tự tại, chân tâm hiển hiện.
Trong tâm khởi niệm, nếu giác kịp thời, liền biết không theo, đó là: chân tâm. Trong tâm khởi niệm, nếu còn mê muội, không giác kịp thời, liền theo niệm đó, trở thành: vọng tâm. Điều đáng quan trọng không phải là vọng tâm thay đổi bất chợt, mà chính là cái chân tâm, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, của tất cả chúng ta vậy.
Con người có thể biết mọi sự việc bên ngoài một cách rõ ràng rành mạch. Nhưng chuyện bên trong tâm trí của chính mình thì lại không biết. Cái tâm ý điên đảo đảo điên, cái vọng tưởng lăng xăng lộn xộn, tạo tội tạo nghiệp này, là nguyên nhân chính dẫn chúng ta vào vòng sanh tử luân hồi.
Theo Kinh Pháp Cú: “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo, nếu với tâm ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não sẽ theo ta”. Lời phật dạy tâm làm chủ, tức là nói đến cái biết của con người, xác định tâm làm chủ tạo ra các duyên tốt hay xấu, nếu biết cách vận dụng nó chúng ta sẽ thoát khỏi khổ đau luân hồi sinh tử, bằng không sẽ sống trong đau khổ lầm mê.
Một số người cho rằng thân là thật và quan trọng hơn hết. Ngược lại, Phật cho rằng nghiệp ý là quan trọng, khi ý suy nghĩ, miệng nói năng rồi thân mới hành động. Cho nên, đức Phật nói tâm làm chủ, tâm tạo tất cả, chính yếu của sự tu hành là tu ngay nơi thân, miệng, ý mà tâm là chính vì sự tu hành của chúng ta phát xuất từ tâm.
Nếu người nào dẫn tâm vào ác pháp thì sự đau khổ sẽ không bao giờ mất, nó luôn luôn như chiếc xe theo vật kéo, phước còn thì chưa thấy tai họa, đến khi phước hết thì họa khổ sẽ đến liền. Tâm tư ô nhiễm, tức là tâm ác, tâm làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.
Tâm suy nghĩ chân chính rồi mới phát sinh ra hành động tốt đẹp. Tâm suy nghĩ tà thì phát sinh ra những hành động xấu ác. Vậy thân này hành động tốt hay xấu đều do tâm chủ động điều hành nên tâm là quan trọng hơn hết, không có tâm thân này như phế bỏ.
Trong Kinh Đại Tập, Đức Phật dạy chữ tâm: “Nếu thường xuyên giữ được chánh niệm, tâm không loạn động, dứt trừ được phiền não, thì chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề”. Người tu tập phải luôn luôn quán sát tâm chính mình, giữ gìn chánh niệm, khi vọng tâm vọng tưởng vọng thức vọng niệm khởi lên, liền biết, không theo.
Nhờ đó tâm được an nhiên tự tại, không loạn động, dứt trừ được phiền não, nhờ công tu tập đó, chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề. Thọ nhiều thì khổ nhiều, chấp nhiều thì mệt nhiều. Buông xả thì thanh thản, tha thứ thì thư thái. Tuy chuyện rất đơn giản, thực hành không dễ dàng, nhưng không phải bất khả.
“Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
Câu nói có nghĩa là chỉ một niệm khởi sân mà kết quả là ngàn chướng ngại nảy sinh. Cho nên đừng vì sự việc nhỏ nhặt mà gây ra chuyện hại người, hại mình, tức tối la hét là hành vi của kẻ ngu muội.
Tuy chúng ta chưa thể là một người thông minh, nhưng tối thiểu chúng ta cũng đủ trí tuệ ngăn cản mình làm một con người ngu dại. Xem nhẹ hơn mọi sự việc không như ý, đồng thời tìm thấy lợi ích trong im lặng, giác ngộ ý thiền trong cuộc sống.
Cũng từ đó mà chúng ta sẽ cảm nhận được cuộc sống không hề mỏi mệt như chúng ta tưởng, cũng không phải khốn khó như chúng ta gặp.
Phật dạy: Một khi tâm niệm tức sân hận, tức giận khởi lên mà ta không thể tự kiềm chế, không tự khắc phục thì trăm ngàn chuyện khó khăn, đau khổ, chướng ngại sẽ tiếp nối ngay theo sau đó.
“Tam giới tận tâm, tức thị niết bàn”
Tức chỉ khi nào tâm sạch ba cõi, không còn tham – sân – si thì mới thấy được Niết Bàn. Khi lòng tham nổi lên, con người sẽ mãi chìm đắm trong dục giới, sẵn sàng làm những chuyện xấu xa đồi bại để đạt được mục đích hay những thứ chưa chắc đã thực sự có ý nghĩa.
Khi lòng sân hận nổi lên thì con người sẽ chìm đắm trong sắc giới, sinh sự bất mãn, dễ đố kị mà làm việc ác. Khi lòng si nổi lên thì con người sẽ chìm trong sự u mê ngu dốt, không thấy đúng sai, không màng trái phải và không có tâm dẫn đường, dễ mê lầm.
“Nhất thiết duy tâm tạo”
Tức mọi việc đều do tâm sinh ra. Tâm tốt tạo ra thiện hạnh, nghiệp lành, hướng con người đến những việc đơn giản, tốt đẹp. Tâm xấu thúc đẩy tham – sân – si, tất cả những sai lầm mà chúng ta gây ra đều xuất phát từ tâm không trong sáng.
Từ trong tâm sẽ dẫn dắt hành động, từ hành động mà tạo ra nhân quả. Tâm sinh tính, tâm sinh tướng, tâm tốt thì mọi thứ đều vẹn tròn.
“Tùy tâm biến hiện”
Theo Đức Phật, mọi sự việc trên thế gian này dù tốt hay xấu, đúng hay sai, lành hay dữ, phải hay trái, có được hay không đều là do vọng tâm của con người biến hiện ra cả. Sự cảm thị của tâm sẽ tùy thuộc vào từng cá nhân, không ai là giống ai cả, không phải lúc nào cũng giống nhau và không phải nơi nào cũng giống với nhau.
Đức Phật dạy rằng: “Căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm. Căn bản của bồ đề Niết bàn là chân tâm”. Có nghĩa là chúng ta mỗi ngày luôn sống với vọng tâm, luôn thay đổi, có lúc buồn rầu có lúc vui vẻ, có lúc thương có lúc ghét, có khen có chê, có ca ngợi có phê phán…
Bản tâm thanh tịnh hay chân tâm thường là tâm hằng, vĩnh viễn và luôn hiện hữu trong mỗi con người. Chỉ có tham lam, sân hận si mê mới có sinh có diệt mà thôi (vọng tâm).
Khi có tâm từ và từ bi, con người sẽ dễ cảm thông với người khác hơn, do vậy mà có thể làm giảm nhẹ bớt tâm tức giận, tâm sân hận. Khi có tâm hỷ và tâm xả, con người sẽ giảm bớt được tâm ghen tỵ, tâm đố kỵ, tâm hơn thua và tâm cố chấp. Cho đến khi nào mà tư vô lượng tâm của bạn tròn đầy, vọng tâm tan biến thì tâm ý của bạn sẽ trở nên an nhiên tự tại hơn, từ đó chân tâm sẽ xuất hiện.
Con người chúng ta có thể nhận biết được mọi sự việc bên ngoài khi mắt nhìn thấy nhưng lại không thể nhận biết được những sự việc trong tâm trí. Khi cái tâm ý của ta điên đảo, dẫn đến tạo nghiệp là nguyên nhân chính khiến chúng ta bị cuốn vào vòng sinh tử luân hồi.
Khi tâm của chúng ta suy nghĩ chân chính thì mới phát sinh ra những hành động tốt đẹp được, nếu tâm suy nghĩ tà thì sẽ gây ra những hành động xấu và tội lỗi. Do vậy, thân của chúng ta hành động tốt hay xấu đều do cái tâm của mình chủ động điều hành. Chính vì vậy, cái tâm của mỗi con người là quan trọng hơn hết, nếu không có tâm thì coi như thân thể này là phế bỏ.
Đức Phật dạy về chữ tâm: “Nếu thường xuyên giữ được chánh niệm, tâm không loạn động, dứt trừ được phiền não thì chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề.” (Trích Kinh Đại Tập)
Video về “Lời phật dạy về chữ tâm”
Kết luận
Hiểu lời Phật dạy về chữ Tâm giúp mỗi người thức tỉnh cuộc đời. Khi bạn gieo một tâm tốt đẹp sẽ nhận trái ngọt, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, đơn giản, bình dị nhưng không kém phần hạnh phúc. Ngược lại, những người luôn mang những thứ xấu xa, nghi kị đến mọi nơi thì sống trong tiền bạc, nhung lụa cũng chẳng thể vui vẻ, hạnh phúc được.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp