Chu Văn An: Tiểu sử, cuộc đời với sự đóng góp cho giáo dục nước nhà
Chu Văn An ( 1292-1370), người được mệnh danh là “ Vạn thế sư biểu” của Việt Nam. Ông là thầy giáo của vạn học trò nghèo, là thầy thuốc của muôn dân, là vị quan thanh liêm chính trực trong triều. Tiểu sử, cuộc đời của Chu Văn An gắn liền với nền giáo dục nước nhà.
Nội dung chính
1. Đôi nét về tiểu sử, cuộc đời của nhà giáo Chu Văn An
Sinh ra và lớn lên ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Huyện Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội ) vào cuối thời Trần. Tương truyền, từ 14 tuổi ông đậu Thái học sinh ( tương đương với tiến sĩ), tuy nhiên ông đã từ bỏ danh vọng làm quan để về quê dạy các học trò, người theo học ông rất đông có những người công thành danh toại như: Thượng thư Lê Bá Quát, tể tướng Trần Dụ Tông…
Bạn đang xem: Chu Văn An: Tiểu sử, cuộc đời với sự đóng góp cho giáo dục nước nhà
Ông luôn là tấm gương sáng để học trò noi theo. Tấm gương về sự nghiêm khắc nhưng vô cùng minh bạch, khen chê rõ ràng. Sự nghiêm nghị, thanh cao, học vấn uyên thâm làm tiếng tăm của Chu Văn An càng được bay xa.
Có một câu chuyện về học trò theo học thầy Chu Văn An vẫn được lưu truyền đến tận bây giờ. Trong số các trò của thầy, có một người ngày nào cũng đến nghe thầy giảng bài, ông luôn khen người này chăm chỉ học hành, tiền đồ sáng sủa. Tuy nhiên ông không biết quê quán họ ở đâu, bèn sai người đi dò la tin tức, thật lạ thay khi cứ đến đầm Đại là biến mất tăm.
Chu Văn An thật giỏi, ông có khả năng phân tích và nhìn thấu mọi vật, ông biết học trò này chính là thần nước. Năm ấy, khi xảy ra nạn hạn hán kéo dài, ông liền tụ họp các trò lại hỏi xem các trò có phương án gì giúp người dân tai qua hạn khỏi không, và người học trò kì lạ kia ra sân mài mực. Bút thấm mực vung vẩy ra khắp nơi, vừa khấn cậu ta lại vừa lẩm bẩm một điều gì đó bỗng chốc mây đen kéo đến, trơi đổ mưa rào xua tan không khí oi bức, hạn hán.
Ngay trong đêm đó có tiếng sét đáng to, sáng hôm sau mọi người trông thấy xác một con thuồng luồng to ở đầm. Đó chính là học trò của ông, sự đức độ của Chu Văn An đã cảm hóa được tất cả ngay cả quỷ thần. Nhận được tin ông vô cùng thương tiếc trước sự hi sinh ấy, ông sai học trò làm lễ rồi cùng người dân xung quanh đó an táng, lập đền thờ. Hiện nay dấu vết một thần vẫn còn đó như một minh chứng về tài đức của thầy Chu Văn An.
Chu Văn An là người tài đức vẹn toàn. Giai đoạn từ năm 1300 đến 1357 vua Trần Minh Tông đã mời ông ra làm tư nghiệp trường Quốc Tử Giám đồng thời dạy các thái tử học. Thời gian đó, ông chủ yếu giảng dạy ở Quốc Tử Giám.
Năm 1936, Dụ Tông lên ngôi vua khi mới tròn 8 tuổi, Minh Tông làm Thượng Hoàng đến năm 1457 thì qua đời. Lúc ấy nhà Trần bắt đầu đổ nát. Dụ Tông ham mê tửu sắc, cờ bạc rượu chè vô độ. Bọn nhà giàu được Dụ Tông gọi vào cung để hưởng lạc, vui chơi cùng vua, các quan lại trong triều cũng a dua cùng thú vui xa đọa ấy. Ngày ngày bắt các công chúa, cung tần mỹ nữ hát tuồng, chèo…
Bản thân là một vị quan, một thầy giáo, Chu Văn An đã nhiều lần khuyên ngăn nhưng đều vô ích. Trước những trăn trở về vận mệnh đất nước, ông đã viết và dâng sớ xin chém đầu 7 tên quan lại nịnh thần. Dụ Tông không nghe, ông đã từ quan về quê.
Chu Văn An sống một cuộc đời thanh đạm mở trường dạy học ngay khi trả áo mũ từ quan. Lấy hiệu là Tiều Ẩn, ông dựng nhà ở núi Phượng Hoàng vùng Chí Linh, Hải Dương nhân dịp đi chơi ở đó.
Tiếp đó từ 1320 đến 1394 vua Trần Nghệ Tông muốn mời ông ra làm quan, nhưng ông đã từ chối thẳng thừng. Những ngày tháng sau, ông vui với cảnh đẹp ở núi Phượng Hoàng cùng đám học trò. Năm 1370, ông bị bệnh rồi mất. Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ông ở Văn Miếu, tặng tên thụy là Văn Trinh. Tên thụy chính là biểu dương cho vẻ bên ngoài nhân hậu, hòa nhã với bên trong đức độ, kiên định.
Theo lịch sử ghi lại, nhà Trần đã trải qua 12 đời vua, vị vua đầu tiên đó là Trần Thái Tông ( 1225), vị cuối cùng là Trần Thiếu Đế (1400) và kéo dài trong suốt 175 năm. Đến năm 1400, thì bị Hồ Qúy Ly cướp ngôi, nhà giáo Chu Văn An sinh vào thời vị vua thứ 6 của nhà Trần ( Vào thời vua Trần Minh Tông), sống qua đời vua Trần Dụ Tông và ra đi vào đời vua thứ 8 ( Trần Nghệ Tông năm 1370). Trải qua ngần nấy năm, Chu Văn An từng được các vị vua coi là cánh tay phải hỗ trợ đắc lực cho nền giáo dục nước nhà.
Đối với lịch sử nước nhà, Chu Văn An có những đóng góp to lớn, xứng đáng với danh hiệu cao quý ” Vạn thế sưu biểu” mà người đời dành tặng. Không chỉ là thầy giáo giỏi, mà ông còn là thầy giáo giỏi của muôn đời như Phan Huy Chú đã viết:
“Học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng, làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được.”
2. Những đóng góp của nhà giáo Chu Văn An dành cho giáo dục
Những gì ông để lại cho hậu thế đã được ghi chép lại, là minh chứng cho sự cống hiến quên mình vì nền giáo dục nước nhà. Ông là cha đẻ của những triết lý giáo dục nổi tiếng và tồn tại mãi đến bây giờ. Cụ thể, hãy cùng books tìm hiểu những triết lý sau:
2.1 Đem tài năng của mình cống hiến, phục vụ hết mình cho đất nước
Những tác phẩm của ông hiện tại tuy đã bị thất lạc rất nhiều một phần bị tiêu hủy, một phần bị các vị vua lấy làm tài liệu mật, nhưng qua các sống và phần nhỏ tác phẩm còn sót lại cũng đủ để người ta nhìn ra triết lý ấy. Ông là một người thầy mẫu mực, tận tâm với nghề, không hám lợi. Người được mệnh danh là “ Vạn thế sư biểu” ấy đã dùng hết phần tài đức của mình để cống hiến cho nền giáo dục nước nhà.
2.2. Giáo dục không phân biệt giàu nghèo, giai cấp
Ở thời Trần, có trường Quốc Tử Giám chủ yếu chỉ dành cho con em quan lại theo học. Thế nhưng, sau thời gian dạy học tại đây, ông đã về quê tại làng Huỳnh Cung để mở lớp dạy học cho các con em thuộc đối tượng bình dân. Ông không ham vinh hoa phú quý, một lòng muốn cống hiến công sức của mình cho giáo dục.
2.3 Chủ yếu truyền đạt tư tưởng Nho gia trong nội dung giáo dục
Sinh thời, với kiến thức uyên thâm Chu Văn An đã viết nên tác phẩm “tứ thư thuyết ước” gồm 10 quyển, nó chứng tỏ ông đã đạt đến cảnh giới cao nhất của giáo dục “ giáo kính, giáo trung, giáo văn”. Các học trò theo học ông đều bộc lộ rõ tư tưởng nho giáo.
2.4. Sống phải biết quan tâm đến thời thế, sự chuyển biến của lịch sử
Triết lý này được thể hiện ở phương châm dạy học giáo dục gắn liền với thực tiễn: Ông luôn dạy học trò của mình phải biết yêu người nông dân lao động, chăm lo cho đời sống nhân nhân.
Đặc biệt ông luôn giáo dục học trò phải có lòng dũng cảm, cứu nước, cứu dân, sẵn sàng xả thân vì đất nước: Bản “ Thất trảm sớ” của Chu Văn An đã thể hiện rất rõ điều này. Tuy đã bị thất lạc nhiều, nhưng “ Thất trảm sớ” vẫn gây tiếng vang lớn đối với người dân lúc bấy giờ. Nó thể hiện sự anh dũng, một lòng vì nước vì dân của ông. Chính điều ấy đã khiến người đời tôn thờ, khâm phục bản lĩnh của ông.
2.5. Triết lý giáo dục quan tâm đến việc biên soạn sách
Biên soạn sách để người sau có tư liệu học tập, tra cứu, tham khảo. Hiểu được sự cấp thiết của vấn đề này, ngay từ thời nhà Trần, Chu Văn An đã chú trọng đến nội dung giáo dục này. Chính vì vậy, ông đã kiên trì viết nên những bộ sách tiêu biểu trong số đó phải kể đến tứ thư thuyết ước. Bên cạnh đó, hai tập thơ “ Quốc ngữ thi tập” và “ Tiều ẩn thi tập” cũng do ông sáng tác để bồi dưỡng kiến thức cho học trò. Ngoài ra, sự với sự uyên thâm về y học ông đã viết cuốn: “ Y học yếu giải tập chu di truyền”. Những tập thơ, cuốn sách mà ông viết không chỉ là tư liệu cho thế hệ sau học hỏi mà còn là những giá trị văn hóa của cả dân tộc.
Chu Văn An luôn hướng học trò của mình đến những giá trị nhân văn, lễ nghĩa. Ông truyền đạo Nho gia cho các học trò theo học. Hành đạo theo con đường chân chính, thanh liêm, trái tim không pha màu u tối, đó là những chân lý dạy các trò của mình.
Người đời khâm phục, tôn thờ Chu Văn An bởi những quan điểm còn mãi với thời gian:
- Cùng lý: Tranh luận để biết hết tường tận sự vật, hiện tượng.
- Chính tâm: Luôn giữ một tâm hồn trong sáng, không bị một thế lực nào làm vẩn đục. Làm những việc thiện, cứu vớt dân lành đúng với lương tâm.
- Tịch tà: Kiên quyết chống lại những điều vô lý, bất bình, chống lại những thứ trái ngược luân thường đạo lý.
- Cự bí: Kiên cường đứng lên đấu tranh với những thế lực làm vẩy đục nhân tâm, vượt qua khó khăn để đạt được thứ mình muốn.
Trí và tài được nhà giáo Chu Văn An đề cao, ông luôn coi đó là nội dung, phương pháp giáo dục học trò của mình. Có lẽ chính sự tâm huyết áy đã không phụ tấm lòng của nhà giáo chân chính ấy!
Không những vậy, Chu Văn An còn là người đầu tiên mở trường dân lập đào tạo học sinh khắp cả nước. Đây cũng là bước đánh dấu quan trọng chứng tỏ sự xuất hiện của trường dân lập trên cả nước, là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, về quy mô, số lượng học sinh theo học, nội dung dạy học… cũng được mở rộng hơn trước. Đặc biệt trường dành cho mọi đối tượng không phân biệt giai cấp tầng lớp, từ đó dân trí xã hội cũng tăng lên.
3. Tác phẩm tiêu biểu của Chu Văn An
Chu Văn An dành trọn cuộc đời để cống hiến hết mình cho đất nước. Những tác phẩm ông viết đều xoay quanh thế sự triều chính thời ấy cùng những triết lý điều ấy được thể hiện rất rõ qua hàng loạt tác phẩm:
- Thất trảm sớ
- Linh sơn tạp hứng
- Quốc ngữ thi tập
- Tiều Ẩn thi tập
- Tứ thư thuyết ước
- Miết trì
- Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính
- Giang Đình tác
Tiêu biểu và gây tiếng vang lớn đối với nhân dân có lẽ chính là “ Thất trảm sớ”. Năm 1457, khi Minh Tông Thượng Hoàng qua đời. Lúc ấy nhà Trần bắt đầu đổ nát. Ông soạn bản “ Thất trảm sớ” và dâng lên vua Trần Dụ Tông với mục đích chém 7 tên nịnh thần.
Dụ Tông thời ấy bỏ bê đất nước, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ. Vì sự mù quáng của vua mà nhiều vị quan thanh liêm đã phải bỏ mạng, nhiều người tỏ ra bất lực từ quan về quê.
Trước tình hình ấy, Chu Văn An đã không màng tính mạng dâng lên vua bản “ Thất trảm sớ” xin lấy đầu bọn nịnh thần. Tuy nhiên bản sớ lại không thể thực hiện được do sự ấu trĩ của vua lúc bấy giờ. quá thất vọng với nghịch cảnh, Chu Văn An đã về ở ẩn dạy học tại Chí Linh, Hải Dương.
Và từ đây, lần lượt những tác phẩm khác được ra đời trong quá trình Chu Văn An về ở ẩn. Trong đó “Tứ thư thuyết ước” chính là quyển giáo trình đầu tiên bàn về: Đạ học, Trung Dung, Luật Ngữ và Mạnh Tử. Đáng tiếc cuốn giáo trình đã bị nhà Minh lấy mất.
Những tập thơ, những bộ sách về y học hiện nay một phần bị thất lạc, một phần vẫn còn nguyên đó như một minh chứng về sự cống hiến của ông cho nước nhà. Thơ ông viết nhiều là vậy, tuy nhiên cho đến hiện tại các nhà sử học mới sưu tầm được 12 bài thơ của ông.
Những tác phẩm thơ ca của ông thường mang vẻ an nhàn của cuộc sống, nội dung thường ca ngợi sự lánh đời, an lạc thế nhưng đằng sau đó là cả một nỗi niềm đau đáu:
Thủy nguyệt kiều biên lộng tịch huy,
Hà hoa hà diệp tịnh tương y.
Ngư du cổ chiếu long hà tại?
Vân mãn không sơn lạc bất quy.
Lão quế tùy phong hương thạch lộ,
Nộn đài trước thủy một tùng phi.
Thốn tâm thù vị như hôi thổ,
Văn thuyết tiên hoàn lệ ám huy.
— Miết trì —
4.Vinh danh
Những đóng góp to lớn của ông cho nền giáo dục nước nhà vô cùng to lớn. Tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử, vì vậy nhiều ngôi đền chùa đã thờ hình tượng ông. Cùng với đó, nhiều con đường, trường học mang tên Chu Văn An như để tưởng nhớ về vị thầy giáo ấy.
Chu Văn An là một trong những bậc hiền nhân được thờ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Văn bia ở nơi đây cũng khắc ghi sự nghiệp của ông để người đời mãi nhớ về ông.
Tính trên cả nước số trường, số con đường mang tên Chu Văn An là nhiều vô kể. Ở thủ đô Hà Nội cũng có một tuyến phố và một ngôi trường mang tên ông. Tuyến phố với tên gọi thân thương ” Chu Văn An” có tên tuổi từ thời xa xưa là niềm tự hào của cả dân tộc nối liền từ đường điện biên phủ đến Nguyễn Thái Học. Còn trường trung học Chu Văn An cũng là một trong những ngôi trường có tuổi thọ lâu đời nhất cả nước, nơi đào tạo biết bao nhiêu nhân tài lịch sử gắn với từng giai thoại lịch sử. Ngôi trường mang tên nhà giáo ” Chu Văn An” từ năm 1945 cho đến nay đã gặp hái được nhiều thành công vang dội.
Không chỉ tại Hà Nội mà ở các tỉnh thành khác, các trường mầm non, trung học cơ sở… đều mang tên ông, từ đó có thể thấy sự ảnh hưởng của ông đối với giáo dục nói riêng và đất nước nói chung là vô cùng to lớn.
Bên cạnh đó, Thanh Liệt, Hà Nội là nơi ông sinh ra, tại đây cũng xây dựng hai miếu thờ thầy đó là Miếu Chu Công Tử và đền Nội.
Sinh thời, núi Phượng Hoàng – Nơi ở ẩn, nơi dạy học, nơi an nghỉ của Chu Văn An. Tại đây đền thờ của ông được xây dựng ở thế đất linh thiêng với phong thủy trước sau đều có núi hậu thuẫn. Đền được xây dưng theo cấu trúc độc đáo, nghệ thuật trang trí điêu luyện, kiến trúc cổ kính man nét cổ xưa.
Lăng mộ của ông cũng được xây dựng ở nơi đây cùng cảnh quan mát mẻ. Được xây dựng tu bổ lại vào năm 1997 , cả di tích trở nên tinh xảo, điêu luyện hơn như một phần viêc làm nhỏ tưởng nhớ đến nhà giáo, thầy thuốc Chu Văn An. Lăng mộ và đền thờ của ông cũng nằm tại đây, cách di tích Côn Sơn khoảng 4km. Lăng mộ của Chu Văn An thuộc khu di tích này, được nhà nước xếp hạng năm 1988 là điểm đến du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.
Câu đối thờ nhà giáo Chu Văn An muôn đời ghi nhớ để tỏ lòng thành kính biết ơn người:
Trần Vãn thử Hà thời, dục vọng đại phi hiền giả lạc
Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu thường ngưỡng tiết nhân phong.
Những kinh nghiệm mà nhà giáo Chu Văn An để lại cho hậu thế hiện nay nó vẫn còn đó và giữ nguyên giá giá trị. Từ các tập thơ đường luật, cho đến triết lý giáo dục đều được hậu thế vận dụng linh hoat mang những ý nghĩa thực tiễn. Tất cả những điều đó thể hiện vai trò cũng như sức ảnh hưởng của Chu Văn An đối với giáo dục nước nhà.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp