Chúc Tết bằng tiếng Nhật, lời chúc mừng năm mới bằng tiếng Nhật

0
127
Rate this post

Ý nghĩa của lời chúc trong dịp năm mới

Cũng giống như người Việt, Tết Nhật Bản cũng là dịp để gia đình sum họp, trao nhau những nụ cười, những lời chúc tốt đẹp hay đơn giản là cùng quây quần bên nhau và cùng nhìn lại một năm đã qua. Vào dịp này, người ta cũng thường trao nhau những lời chúc tốt đẹp cho năm mới.

Tết là điểm khởi phát quan trọng trong năm, là thời điểm người ta nhiều cầu mong và hy vọng. Bởi vậy mà người ta thường chúc nhau những điều tốt đẹp để năm tới vạn sự được như ý, mọi việc được thuận lợi, nhiều cát lành.

Lời chúc dịp đầu năm cũng là món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa gửi đến bạn bè, gia đình và những người thân thương, giúp cho ngày Tết trở lên trọn vẹn hơn.

Bạn đang xem: Chúc Tết bằng tiếng Nhật, lời chúc mừng năm mới bằng tiếng Nhật

Những câu chúc tết bằng tiếng Nhật
Những câu chúc tết bằng tiếng Nhật

Người Nhật làm gì vào ngày Tết?

Như các bạn đã biết, kể từ năm 1873 Nhật Bản là nước đầu tiên của Châu Á chuyển từ ăn Tết truyền thống theo lịch âm sang dương lịch giống các nước phương Tây.

Lý do được đưa ra là họ không muốn tiếp tục chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa và các nhà lãnh đạo thời bấy giờ nhận thấy nền văn minh của phương Tây phát triển vượt bậc so với châu Á.

Nhờ việc sử dụng dương lịch mà chính phủ Nhật giảm bớt được chi phí trong việc trả lương tháng 13 cho công chức, đồng thời giảm số ngày nghỉ trong năm nên sản lượng quốc gia tăng mạnh.

Mặc dù thời gian có thay đổi nhưng người dân Nhật Bản vẫn giữ được những phong tục truyền thống đặc sắc của mình vào dịp năm mới.

Công việc chuẩn bị trước ngày Tết

Giống như ở Việt Nam để chuẩn bị cho dịp năm mới người dân Nhật cũng tiến hành sắm sửa đồ đạc, dọn dẹp, trang trí nhà cửa cho gọn gàng, sạch sẽ.

Osoji – Ngày tổng vệ sinh

Người Nhật bắt đầu dọn dẹp nhà cửa từ ngày 13/12- ngày Susuharai. Họ tin rằng nhà cửa sạch sẽ thì mới được các vị thần viếng thăm.

Tuy nhiên do cuộc sống hiện đại bận rộn, nhiều gia đình đến ngày 31/12 mới bắt đầu dọn dẹp.

Cách trang trí ngày Tết

Ở Việt Nam ngày Tết luôn có hoa đào, hoa mai, cây quất, cây nêu thì ở Nhật không thể không nhắc đến Shimenawa và Kodomatsu, Wakazari.

Shimenawa: Với mục đích xua đuổi tà ma, chào đón các vị thần mang may mắn đến cho ngôi nhà của mình, người Nhật thường treo Shimenawa trước cửa nhà.

Các gia đình thường cố gắng làm Shimenawa cho thật sặc sỡ, họ tin rằng như thế những điều an lành, hạnh phúc, bình yên sẽ đến với gia đình của họ.

Mọi người thường treo Shimenawa trước cửa nhà

Kodomatsu: Cấu tạo chính của Kodomatsu là 3 cây tre, số lẻ các cành thông và bện các sợi dây thừng được tết bằng cỏ hoặc giấy trắng.

Tại sao cây tre và cành thông lại là số lẻ? Người Nhật cho rằng nếu là số chẵn thì mong ước sự hạnh phúc sẽ phải sẻ chia (chia hết) cho người khác. Nên nếu là số lẻ thì chỉ mình và người thân sẽ nhận được những may mắn.

Cây thông tượng trưng cho sự bất diệt, sự vĩnh cửu. Còn cây tre tượng trưng cho sự dẻo dai, bền bỉ. Dù ở hoàn cảnh nào, hai loài cây này vẫn thể hiện sức sống mãnh liệt.

Bởi vậy mà Kodomatsu tượng trưng cho mong ước một năm mới tốt lành, một sức khỏe dồi dào, dẻo dai sẽ đến với mọi người.

Kodomatsu thường được đặt ở phía trước cửa nhà, cơ quan, văn phòng.

Kodomatsu được đặt ở phía trước cửa nhà

Wakazari: Người Nhật thường treo Wakazari ở bếp để tạ ơn các vị thần nước và thần lửa đã cho họ một cuộc sống sung túc, những bữa cơm thân mật, ấm cúng.

Cũng có nhiều người treo Wakazari ở mui ô tô, đầu xe máy và xe đạp với mong muốn năm mới sẽ được an toàn.

Thờ cúng tổ tiên và các vị thần

Không giống với người Việt, người Nhật không thắp hương và đốt vàng mã. Vào đêm giao thừa họ thường đặt bánh dày Kagami mochi lên bàn thờ, Tokonoma hoặc nơi trang trọng nhất trong nhà để tỏ lòng thành kính, biết ơn tổ tiên và các vị thần.

Người Nhật đặt bánh Kagami mochi lên nơi trang trọng như Tokonoma

Gửi thiệp chúc mừng năm mới – Nengajo

Ngày nay do công nghệ phát triển, nhiều người Nhật không còn giữ thói quen gửi thiệp chúc mừng năm mới nữa mà thay vào đó là gửi qua email, mạng xã hội.

Nhưng vẫn còn đó những người muốn lưu giữ những phong tục tốt đẹp từ ngày xa xưa bằng cách viết bưu thiếp kèm những lời chúc Tết tốt đẹp nhất gửi tới người thân, gia đình, bạn bè, cấp trên, những người đã giúp đỡ mình.

Gửi thiệp chúc mừng năm mới – Nengajo

Những tấm bưu thiếp sẽ được gửi đi trong tháng 12 và bưu điện tại Nhật sẽ gửi chúng vào đúng ngày đầu năm mới, ngày 1 tháng 1.

Ăn mì Toshikoshi soba (年越しそば) và nghe tiếng chuông – Joya no Kane( 除夜の鐘)

Sợi mì soba dài và dai biểu tượng cho sự trường thọ của con người.

Vào đêm giao thừa (Omisoka), nhiều người dân Nhật Bản sẽ ăn mì trường thọ trong bữa tối để mong gặp được nhiều may mắn và sức khỏe trong năm tới.

Ăn mì Toshikoshi soba vào đêm giao thừa

Khi thời khắc giao thừa điểm, ở các ngôi chùa sẽ vang lên 108 tiếng chuông – theo quan niệm của Phật giáo số 108 tượng trưng cho 108 loại ham muốn trần tục của loài người. Người Nhật tin rằng mỗi một tiếng chuông ngân lên sẽ xóa bỏ được 1 ham muốn.

Nghe tiếng chuông đêm giao thừa – Joya no Kane( 除夜の鐘)

Phong tục tuyền thống của người Nhật dịp Tết

Ngày Tết ở Nhật gọi là Oshogatsu (お正月) và các hoạt động chào mừng năm mới sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 (ngày Gantan- 元旦)

Osechi – Bữa ăn chào mừng Tết nguyên đán

Osechi là bữa ăn truyền thống của người Nhật có từ thời kỳ Heian (794- 1185).

Điểm đặc biệt của Osechi so với các bữa ăn khác là các món ăn được đựng trong những chiếc hộp (juubako) có nhiều ngăn sơn màu rất sang trọng và đẹp mắt.

Các hộp Juubako sẽ được xếp chồng lên nhau và đối với người Nhật mỗi tầng sẽ chứa đồ ăn tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau.

Osechi – Bữa ăn chào mừng Tết nguyên đán

Tầng 1 (Ichi no juu) bao gồm các đồ ăn tượng trưng cho những điều tốt lành, như Tazukuri, Kazunoko…

Tầng 2 (ni no juu) là đồ ăn có vị ngọt dễ ăn, như Kurikinton, Kubomaki…

Tầng 3 (san no juu) gồm các đồ ăn được chế biến từ nguyên liệu biển. Người Nhật gọi đó là “Hạnh phúc từ biển”.

Tầng 4 (yo no juu) gọi là “Hạnh phúc từ núi” gồm các món kho có nguyên liệu như củ sen, cà rốt, rễ cây…

Ozoni (お雑煮) – Canh bánh dày Omochi – Món canh mang lại may mắn cho năm mới

Tương truyền, vào ngày đầu tiên của năm mới, những em bé ngoan sẽ được thần linh ban cho món canh bánh dày. Người nhật tin rằng nếu mình ăn món canh này vào ngày mùng 1 Tết thì sẽ được thần linh ban cho sự may mắn.

Ozoni (お雑煮) – Canh bánh dày Omochi

Ozoni có thành phần chính là bánh dày mochi và các loại đậu, rau củ với nhiều màu sắc khác nhau.

Hatsumoude – Chuyến viếng thăm đền chùa đầu tiên trong năm

Cũng giống như người Việt, người Nhật cũng thường đi chùa vào dịp đầu năm mới để cầu cho bản thân, gia đình gặp nhiều may mắn, sức khỏe và bình an.

Hatsumoude – đi chùa năm mới

Những ngôi đền, chùa nổi tiếng thường thu hút rất nhiều người viếng thăm, như đền Sumiyoshi – taisha ở Osaka, đền Meiji Jingu ở Tokyo, đền Naritasan Shinsho Ji ở Chiba…

Otoshidama (お年玉) – Tục lì xì đầu năm mới

Vào ngày Tết, trẻ em và những người già sẽ nhận được tiền lì xì. Tiền lì xì được đựng trong các phong bao in hình hoa văn, các nhân vật hoạt hình vô cùng đáng dễ thương gọi là Pochibukuro.

Otoshidama (お年玉) – Tục lì xì đầu năm mới

Trò chơi dân gian

Takaoage (凧あげ)- trò chơi thả diều: Đây là trò chơi được rất nhiều người Nhật tham gia. Những con diều với nhiều hình dáng khác nhau tương ứng với những ý nghĩa mà người làm muốn gửi gắm.

Takaoage được rất nhiều người Nhật tham gia

Bên cạnh đó một số trò chơi cũng khá phổ biến tại Nhật như là chơi quay Komamawashi, đánh cầu lông Hanetsuki, …

Lời chúc Tết bằng tiếng Nhật
Lời chúc Tết bằng tiếng Nhật

Lời chúc tạm biệt năm cũ bằng tiếng Nhật

– また来年! (またらいねん!) Mata rainen! : Hẹn gặp lại vào năm tới.

– 休暇を楽しんでね! (きゅうかをたのしんでね!) Kyūka o tanoshinde ne! : Hãy tận hưởng những ngày nghỉ tuyệt vời nhé!

– 良いお年を Yoi otoshi o hay trang trọng hơn 良いお年をお迎えくださいYoiotoshi o o mukae kudasai: Chúc mừng một năm mới tốt lành.

– 良い冬休みを! (いいふゆやすみを! yoi fuyu yasumi o!: Chúc kỳ nghỉ đông vui vẻ!

– 良い休暇を! (いいきゅうかを!) Ī kyū ka o! : Chúc bạn có một kỳ nghỉ vui vẻ!

– お元気で、新年をお迎えください. Ogenkide, shinnen o o mukae kudasai: Chúc một năm mới vui vẻ, mạnh khoẻ.

– 少し早いですが、よいお年をお迎え下さい. Sukoshi hayaidesuga, yoi otoshi o o mukae kudasai: Vẫn còn hơi sớm một chút nhưng chúc mừng năm mới nha.

Chúc Tết bằng tiếng Nhật

– 明けましておめでとう! (akemashite omedetō): Chúc mừng năm mới →Lời chúc mừng năm mời quen thuộc thường dùng của tất cả mọi người

– あけおめ (ake ome). Đây là một câu chúc rất gần gũi và thân mật.

– 明けましておめでとうございます(Akemashite omedetō gozaimasu):Chúc mừng năm mới! → Nói trong trường hợp sang trọng

– ハヌーカおめでとう! (Hanuka omedetō!) :cũng là một lời chúc mừng năm mới tiếng Nhật.

Sau mỗi câu chúc mừng người Nhật thường nói thêm rằng.

–  今年も宜しくお願いします! (Kotoshimo yoroshiku onegaishimasu!) – Tôi rất mong mối quan hệ của chúng ta sẽ luôn tiến triển tốt đẹp trong năm nay

– 昨年は大変お世話になりありがとうございました.Sakunen wa taihen osewa ni nari arigatōgozaimashita: Cảm ơn vì tất cả những gì anh đã giúp đỡ tôi trong năm qua.

– 今年もよろしくね! Kotoshimoyoroshiku ne!: Tôi rất mong anh sẽ luôn quan tâm trong năm tới.

–  今年もお世話になりました。来年もどうぞよろしくKotoshi mo osewaninarimashita. Rainen mo dōzo yoroshiku: Tôi biết ơn về những giúp đỡ của anh trong năm qua. Mong chờ sự giúp đỡ của anh trong năm tới.

– 本年もどうぞよろしくお願いします. Honnen mo dōzoyoroshiku onegaishimasu) mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau như: Năm tới mong tiếp tục nhờ vả anh hay chúc anh mọi sự thuận lợi.

– すべてが順調にいきますように (Subete ga junchō ni ikimasu yō ni) : Chúc mọi việc thành công, thuận lợi.

– 新年が良い年でありますように (しんねんがよいとしでありあすように) Shinnen ga yoi toshide arimasu yō ni : Chúc anh năm mới mọi điều tốt lành nhất.

Sau lời chúc mừng với những người bạn thân thiết bạn có thể tỏ ra đáng yêu và hỏi rằng お年玉は?Otoshidama wa– Tiền mừng tuổi của tớ đâu?

万事如意 ( ばんじにょい) Vạn sự như ý.

新しい年が健康( けんこう)と幸福で 満たされますように:Kính chúc năm mới tràn đầy sức khoẻ và hạnh phúc.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/chuc-tet-bang-tieng-nhat-loi-chuc-mung-nam-moi-bang-tieng-nhat/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp