Cùng tìm hiểu Chức trách của Thổ Công là gì, vì sao mọi người thờ cúng Thổ Công?
Theo truyền thuyết, Thần Thổ Địa là vị Thần cai quản một vùng đất nào đó, trong dân gian đều có truyền thống tế bái Thần Thổ Địa.
Trong truyện “Tây Du Ký”, khi thầy trò Đường Tăng đi đến một nơi nào đó, hoặc là bị ngăn trở, thường thường Tôn Ngộ Không đều sẽ gọi Thần Thổ Địa của nơi đó đến để hỏi thăm tình trạng của nơi này, để cho thầy trò có thể thuận lợi tiến lên. Tiếp theo chúng ta hãy tìm hiểu một chút về Thần Thổ địa trong truyền thuyết cổ đại.
Bạn đang xem: Chức trách của Thổ Công là gì, vì sao mọi người thờ cúng Thổ Công?
Người Việt có câu ngạn ngữ rằng: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, và tục cúng Ông Công, Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Thần Thổ Địa thường được người Việt gọi là Thổ Công, còn gọi là Ông Địa, Ông Công. Khá nhiều gia đình người Việt thờ cúng Thổ Công cùng với Thần Tài.
Người Hoa còn gọi Thần Thổ Địa là Phúc Đức Chính Thần, Thổ Địa Công, Thổ Địa Gia, Hậu Thổ, Thổ Chính, Xã Thần, Thổ Bá.
Thần Thổ Địa là một trong những vị Thần phổ biến trong tín ngưỡng văn hóa Á Đông. Trong tín ngưỡng dân gian các nước Á Đông, Thần Thổ Địa là vị Thần hộ mệnh của địa phương, là vị chính Thần có phúc đức.
Tại Trung Quốc, vào thời kì Trung Hoa Dân Quốc và trước đó, phàm là nơi nào có người Hán sinh sống đều có cảnh cúng thờ Thần Thổ địa.
Trong văn hóa truyền thống, cúng tế Thần Thổ địa có nghĩa là cúng tế đại địa, còn thời hiện đại ngày nay phần lớn thuộc về cầu phúc, cầu tài, cầu bình an, bảo vệ mùa màng bội thu. Thần Thổ Địa cũng là Thần có địa vị khá thấp trong các chư Thần, là một vị Thần khá thân cận với dân gian.
Chức trách của Thổ Công là gì? Vì sao mọi người thường thờ cúng Thổ Công?
Kỳ thực, những vị Thần giống như Thổ Công ở nhân gian trực tiếp phù hộ con người, rất nhiều đều là những người trung nghĩa, có đức ở nhân gian sau khi chết thăng thiên, được Thượng Thiên trực tiếp bổ nhiệm, hơn nữa Thần Thổ Địa là có nhiệm kỳ hạn chế.
Có một vị cư sĩ có công năng tên là Ngọc đã từng hỏi phán quan, phán quan nói rằng: “Thổ Công ở miếu Thổ Địa thuộc về Thần có phúc đức, thuộc về Phúc Đức Chính Thần, họ có thể hưởng thụ hương hỏa mà người dương gian bái tế, là được Thượng Thiên ủy nhiệm. Thần Thổ Địa có phúc đức lớn nhỏ khác nhau, Thổ Công có phúc đức lớn thì sẽ quản lý khu vực lớn hơn, ví như một số Thổ Công khu vực nông thôn sẽ phụ trách quản lý toàn bộ thôn trang, nếu là thành thị thì tách ra mấy Thổ Công tới quản lý”.
Đối với những Thổ Công ở các khu vực lớn, người dương gian sẽ xây cho họ một ngôi miếu thổ địa nhỏ. Công việc của Thổ Công trong khu vực là phụ trách quản lý phúc đức và xuất nhập bình an của chúng sinh trong khu vực đó. Chỉ cần có bất kỳ người nào sinh ra hoặc tử vong, Địa Phủ sẽ phát ra thông tri nói cho Thổ Công biết. Hoặc khi điều động Thổ Công cai quản khu vực nào đó rời đi, thì Thổ Công đều sẽ nhận được một bản “công văn”.
Công việc của Thổ Công là duy trì hoàn cảnh trị an của chúng sinh hữu tình, nếu có loại tà linh quỷ Thần nào đó muốn đi vào khu vực mà Thổ Công cai quản, thì Thổ Công sẽ xử lý thích đáng, chấp hành chức trách bảo hộ con người dương gian. Tất cả Thổ Công đều là những người khi còn sống ở dương gian thì yêu thích trợ giúp người khác, có tinh thần trọng nghĩa, sau khi hết tuổi thọ thì được phái làm Thổ Công nhận hương hỏa của mọi người. Đây là phúc đức tương đối lớn của Thổ Công, có thể nhận được sự thờ cúng của công chúng.
Câu chuyện Hạ Hi trở thành Thần Thổ Địa
Trong “Xuân Minh tùng thuyết” của Du Giao thời nhà Thanh đã ghi lại câu chuyện về Hạ Hi trở thành Thần Thổ Địa. Hạ Hi là người Bộc Châu, cha mẹ mất sớm nên phải sống nhờ vào người chú. Người chú này cho Hạ Hi học ở một trường tư thục cùng với những học sinh khác. Hạ Hi từ nhỏ bản tính đã cực kỳ thông minh lanh lợi, đọc sách chỉ cần xem qua sẽ không bao giờ quên.
Khi lớn lên, Hạ Hi đi theo anh họ đến kinh đô buôn bán, vừa đến thị trấn Chu Tiên thì phải dừng lại vì vỡ đê, nếu như muốn thuê công nhân nạo vét, thì phải tốn mấy triệu tiền công quỹ. Bởi vậy quan phủ thông báo kêu gọi mọi người quyên tiền, tạm ứng tiền trả tiền công. Thế là Hạ Hi bèn bán hết hàng hóa, cộng thêm tất cả số tiền mà mình tích cóp được, rồi báo danh quyên tiền.
Lúc này triều đình cần tuyển một số quan lại địa phương cấp thấp, Hạ Hi bởi vì từng nhiệt tâm quyên tiền, hỗ trợ nạo vét đê cứu tế nên được tuyển chọn, nhậm chức Tuần kiểm Nhiệt Hà. Nhiệt Hà cách kinh sư hơn bốn trăm dặm, lúc bấy giờ là nơi nghỉ mát hàng năm của Hoàng thượng. Mà Tuần kiểm có chức trách là phòng thủ địa phương này, ngày đêm trông giữ cửa cung, cũng thường xuyên qua lại bàn bạc với các vương công đại thần và nội thị trong triều đình. Hạ Hi khi ứng đối với các bên đều không vượt quá quyền hạn hay lơ là chức trách của mình, xử lý các loại sự vụ, tất cả đều thỏa đáng và mọi chuyện đều báo cáo lên, cho nên được các bộ phận rất yêu mến. Binh lính và những người dân thường trong vùng ông quản hạt đều rất kính trọng ông.
Vu Trung Đường ở khu vực Kim Đàn vô cùng khen ngợi Hạ Hi. Ông thường nói với Chu Chế quân Nguyên Lý rằng: “Người tài đức sáng suốt và tài giỏi giống Hạ tuần kiểm này, tại sao cứ mãi phải ở trong một cái nhà thấp (ví von chức vị thấp), mà không có được cơ hội ngẩng đầu ưỡn ngực? Ngài có thể cân nhắc một chút hay không, có thể đề bạt anh ta cho mình dùng, Ngài thấy như thế nào?”.
Chu công hứa hẹn, nói rằng đang khởi thảo bản tấu cho anh ta thăng chức thì lúc này Hạ Hi đã qua đời.
Ba năm sau, Vu công thương xót những người tha hương sống ở Giang Tả (vùng Giang Tô, phía đông sông Trường Giang), không về được quê cũ mà chết tha hương nơi xứ lạ, bèn chạy vạy kêu gọi những phú hộ ở kinh sư, mua một khu đất trống ở bên ngoài miếu thổ địa ở Tuyên Vũ Môn Bắc Kinh, làm “vườn nghĩa” chôn cất những quan tài người chết tha hương nơi đất khách. Đồng thời lựa chọn những người dân làng có phẩm hạnh thuần phác, nghiêm cẩn trông coi. Thế nhưng vào mỗi đêm, những cô hồn dã quỷ này vẫn gào thét, hàng đêm quấy nhiễu, khiến cư dân cả trong và khu vực lân cận đều sợ hãi bất an.
Khi đó đúng lúc Trương Thiên Sư, Chân nhân đắc Đạo, vào triều kiến, Vu công liền cầu xin ấn phù trấn yểm. Trương Thiên Sư nói: “Người và quỷ mặc dù khác đường, nhưng mà đạo lý của bọn họ và người là giống nhau. Con người có hiền – ngu thiện – ác khác biệt, quỷ cũng như thế. Trong đó tất có loại tôm tép nhãi nhép, giảo hoạt tinh ranh, cậy mạnh lấn yếu, vì thế khiến cho hàng đêm không được an bình. Biện pháp tốt nhất chính là lựa chọn người ở vùng đó, khi còn sống có danh vọng to lớn mà chết ở kinh sư, làm Thần Thổ Địa thì với tư cách đó của ông ta cũng đủ để trấn áp chấn phục dã quỷ”.
Vu công nói: “Ở vùng này, không có ai thích hợp hơn Hạ Hi”.
Sau đó ông bèn tiến hành xây miếu, dựng pho tượng Thần. Tượng Thần sau khi hoàn thành, thật sự là rất giống hình dáng của Hạ Hi khi còn sống, phàm là người nào ngày trước từng biết Hạ Hi mà nay nhìn tượng Thần này thì không thể không nói rằng đây hiển nhiên chính là Hạ Hi. Từ đó, linh hồn những người chết tha hương được chôn cất ở “vườn nghĩa” cũng được an bình thanh tĩnh.
Câu chuyện Trương Phúc Đức trở thành Thần Thổ Địa
Trương Phúc Đức là một vị quan lại triều Chu, từ nhỏ đã thông minh chí hiếu, năm 36 tuổi đường quan vận phát, được nhậm chức quan Tổng thuế của triều đình. Ông làm quan liêm chính, chuyên cần chính sự và yêu dân, hưởng thọ 102 tuổi. Bởi vì thời xưa con người thích để râu đẹp, sau khi ông qua đời 3 ngày tướng mạo vẫn không thay đổi, tựa như người còn sống vậy, mọi người đều đến chiêm ngưỡng và lấy làm kinh ngạc.
Sau khi Phúc Đức tạ thế, Ngụy Siêu tiếp nhận chức quan Tổng thuế của ông. Người này gian ác vô thường, yêu tiền như mạng, bởi vì có quyền thế nên hoành hành bá đạo. Bách tính nhớ tới Trương Phúc Đức khi còn sống làm quan liêm chính, cảm niệm ân đức, nhớ mãi không quên. Có một nhà nghèo nọ lấy bốn tảng đá bao quanh thành một căn nhà đá thờ cúng ông, không lâu sau từ nghèo trở nên giàu có. Dân chúng đều tin rằng nhờ ân Thần phù hộ, vì vậy cùng quyên góp xây miếu cúng bái, gọi là “Phúc Đức Chính Thần”, cho nên người làm ăn thường đến bái tạ để cầu làm ăn phát đạt.
Trong dân gian lại tương truyền một câu chuyện khác, kể rằng: Vào triều Chu, có một người hầu của vị Thượng đại phu tên là Trương Phúc Đức (hoặc Trương Minh Đức). Khi chủ nhân đi đến một nơi khác để làm quan, để lại trong nhà một người con gái. Trương Phúc Đức mang đứa trẻ đi tìm cha, trên đường đi gặp gió tuyết, ông cởi quần áo để bảo vệ đứa trẻ, cho nên chết cóng trên đường. Lúc lâm chung, trên không trung xuất hiện chín chữ “Nam Thiên Môn Đại Tiên Phúc Đức Chính Thần”, đó là phong hiệu của người hầu trung thành. Thượng đại phu niệm tình trung thành của ông, bèn xây miếu thờ phụng. Chu Vũ Vương biết chuyện thì cảm động nói: “Có tâm như thế này thì có thể gọi là đại phu”, cho nên từ đó đến nay Thổ Công đội mũ Tể tướng.
Lời kết
Tục ngữ nói: “Trên đầu ba thước có thần linh”, phúc đức cũng sẽ không tự nhiên mà đến. Bái tế Thần Thổ Địa là tín ngưỡng dân gian, cũng là một nguyện vọng và cầu mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trung Nguyên
Theo Tuệ Minh / Sound of Hope
?
Xem thêm Chức trách của Thổ Công là gì, vì sao mọi người thờ cúng Thổ Công?
Theo truyền thuyết, Thần Thổ Địa là vị Thần cai quản một vùng đất nào đó, trong dân gian đều có truyền thống tế bái Thần Thổ Địa.
Trong truyện “Tây Du Ký”, khi thầy trò Đường Tăng đi đến một nơi nào đó, hoặc là bị ngăn trở, thường thường Tôn Ngộ Không đều sẽ gọi Thần Thổ Địa của nơi đó đến để hỏi thăm tình trạng của nơi này, để cho thầy trò có thể thuận lợi tiến lên. Tiếp theo chúng ta hãy tìm hiểu một chút về Thần Thổ địa trong truyền thuyết cổ đại.
Người Việt có câu ngạn ngữ rằng: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, và tục cúng Ông Công, Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Thần Thổ Địa thường được người Việt gọi là Thổ Công, còn gọi là Ông Địa, Ông Công. Khá nhiều gia đình người Việt thờ cúng Thổ Công cùng với Thần Tài.
Người Hoa còn gọi Thần Thổ Địa là Phúc Đức Chính Thần, Thổ Địa Công, Thổ Địa Gia, Hậu Thổ, Thổ Chính, Xã Thần, Thổ Bá.
Thần Thổ Địa là một trong những vị Thần phổ biến trong tín ngưỡng văn hóa Á Đông. Trong tín ngưỡng dân gian các nước Á Đông, Thần Thổ Địa là vị Thần hộ mệnh của địa phương, là vị chính Thần có phúc đức.
Tại Trung Quốc, vào thời kì Trung Hoa Dân Quốc và trước đó, phàm là nơi nào có người Hán sinh sống đều có cảnh cúng thờ Thần Thổ địa.
Trong văn hóa truyền thống, cúng tế Thần Thổ địa có nghĩa là cúng tế đại địa, còn thời hiện đại ngày nay phần lớn thuộc về cầu phúc, cầu tài, cầu bình an, bảo vệ mùa màng bội thu. Thần Thổ Địa cũng là Thần có địa vị khá thấp trong các chư Thần, là một vị Thần khá thân cận với dân gian.
Chức trách của Thổ Công là gì? Vì sao mọi người thường thờ cúng Thổ Công?
Kỳ thực, những vị Thần giống như Thổ Công ở nhân gian trực tiếp phù hộ con người, rất nhiều đều là những người trung nghĩa, có đức ở nhân gian sau khi chết thăng thiên, được Thượng Thiên trực tiếp bổ nhiệm, hơn nữa Thần Thổ Địa là có nhiệm kỳ hạn chế.
Có một vị cư sĩ có công năng tên là Ngọc đã từng hỏi phán quan, phán quan nói rằng: “Thổ Công ở miếu Thổ Địa thuộc về Thần có phúc đức, thuộc về Phúc Đức Chính Thần, họ có thể hưởng thụ hương hỏa mà người dương gian bái tế, là được Thượng Thiên ủy nhiệm. Thần Thổ Địa có phúc đức lớn nhỏ khác nhau, Thổ Công có phúc đức lớn thì sẽ quản lý khu vực lớn hơn, ví như một số Thổ Công khu vực nông thôn sẽ phụ trách quản lý toàn bộ thôn trang, nếu là thành thị thì tách ra mấy Thổ Công tới quản lý”.
Đối với những Thổ Công ở các khu vực lớn, người dương gian sẽ xây cho họ một ngôi miếu thổ địa nhỏ. Công việc của Thổ Công trong khu vực là phụ trách quản lý phúc đức và xuất nhập bình an của chúng sinh trong khu vực đó. Chỉ cần có bất kỳ người nào sinh ra hoặc tử vong, Địa Phủ sẽ phát ra thông tri nói cho Thổ Công biết. Hoặc khi điều động Thổ Công cai quản khu vực nào đó rời đi, thì Thổ Công đều sẽ nhận được một bản “công văn”.
Công việc của Thổ Công là duy trì hoàn cảnh trị an của chúng sinh hữu tình, nếu có loại tà linh quỷ Thần nào đó muốn đi vào khu vực mà Thổ Công cai quản, thì Thổ Công sẽ xử lý thích đáng, chấp hành chức trách bảo hộ con người dương gian. Tất cả Thổ Công đều là những người khi còn sống ở dương gian thì yêu thích trợ giúp người khác, có tinh thần trọng nghĩa, sau khi hết tuổi thọ thì được phái làm Thổ Công nhận hương hỏa của mọi người. Đây là phúc đức tương đối lớn của Thổ Công, có thể nhận được sự thờ cúng của công chúng.
Câu chuyện Hạ Hi trở thành Thần Thổ Địa
Trong “Xuân Minh tùng thuyết” của Du Giao thời nhà Thanh đã ghi lại câu chuyện về Hạ Hi trở thành Thần Thổ Địa. Hạ Hi là người Bộc Châu, cha mẹ mất sớm nên phải sống nhờ vào người chú. Người chú này cho Hạ Hi học ở một trường tư thục cùng với những học sinh khác. Hạ Hi từ nhỏ bản tính đã cực kỳ thông minh lanh lợi, đọc sách chỉ cần xem qua sẽ không bao giờ quên.
Khi lớn lên, Hạ Hi đi theo anh họ đến kinh đô buôn bán, vừa đến thị trấn Chu Tiên thì phải dừng lại vì vỡ đê, nếu như muốn thuê công nhân nạo vét, thì phải tốn mấy triệu tiền công quỹ. Bởi vậy quan phủ thông báo kêu gọi mọi người quyên tiền, tạm ứng tiền trả tiền công. Thế là Hạ Hi bèn bán hết hàng hóa, cộng thêm tất cả số tiền mà mình tích cóp được, rồi báo danh quyên tiền.
Lúc này triều đình cần tuyển một số quan lại địa phương cấp thấp, Hạ Hi bởi vì từng nhiệt tâm quyên tiền, hỗ trợ nạo vét đê cứu tế nên được tuyển chọn, nhậm chức Tuần kiểm Nhiệt Hà. Nhiệt Hà cách kinh sư hơn bốn trăm dặm, lúc bấy giờ là nơi nghỉ mát hàng năm của Hoàng thượng. Mà Tuần kiểm có chức trách là phòng thủ địa phương này, ngày đêm trông giữ cửa cung, cũng thường xuyên qua lại bàn bạc với các vương công đại thần và nội thị trong triều đình. Hạ Hi khi ứng đối với các bên đều không vượt quá quyền hạn hay lơ là chức trách của mình, xử lý các loại sự vụ, tất cả đều thỏa đáng và mọi chuyện đều báo cáo lên, cho nên được các bộ phận rất yêu mến. Binh lính và những người dân thường trong vùng ông quản hạt đều rất kính trọng ông.
Vu Trung Đường ở khu vực Kim Đàn vô cùng khen ngợi Hạ Hi. Ông thường nói với Chu Chế quân Nguyên Lý rằng: “Người tài đức sáng suốt và tài giỏi giống Hạ tuần kiểm này, tại sao cứ mãi phải ở trong một cái nhà thấp (ví von chức vị thấp), mà không có được cơ hội ngẩng đầu ưỡn ngực? Ngài có thể cân nhắc một chút hay không, có thể đề bạt anh ta cho mình dùng, Ngài thấy như thế nào?”.
Chu công hứa hẹn, nói rằng đang khởi thảo bản tấu cho anh ta thăng chức thì lúc này Hạ Hi đã qua đời.
Ba năm sau, Vu công thương xót những người tha hương sống ở Giang Tả (vùng Giang Tô, phía đông sông Trường Giang), không về được quê cũ mà chết tha hương nơi xứ lạ, bèn chạy vạy kêu gọi những phú hộ ở kinh sư, mua một khu đất trống ở bên ngoài miếu thổ địa ở Tuyên Vũ Môn Bắc Kinh, làm “vườn nghĩa” chôn cất những quan tài người chết tha hương nơi đất khách. Đồng thời lựa chọn những người dân làng có phẩm hạnh thuần phác, nghiêm cẩn trông coi. Thế nhưng vào mỗi đêm, những cô hồn dã quỷ này vẫn gào thét, hàng đêm quấy nhiễu, khiến cư dân cả trong và khu vực lân cận đều sợ hãi bất an.
Khi đó đúng lúc Trương Thiên Sư, Chân nhân đắc Đạo, vào triều kiến, Vu công liền cầu xin ấn phù trấn yểm. Trương Thiên Sư nói: “Người và quỷ mặc dù khác đường, nhưng mà đạo lý của bọn họ và người là giống nhau. Con người có hiền – ngu thiện – ác khác biệt, quỷ cũng như thế. Trong đó tất có loại tôm tép nhãi nhép, giảo hoạt tinh ranh, cậy mạnh lấn yếu, vì thế khiến cho hàng đêm không được an bình. Biện pháp tốt nhất chính là lựa chọn người ở vùng đó, khi còn sống có danh vọng to lớn mà chết ở kinh sư, làm Thần Thổ Địa thì với tư cách đó của ông ta cũng đủ để trấn áp chấn phục dã quỷ”.
Vu công nói: “Ở vùng này, không có ai thích hợp hơn Hạ Hi”.
Sau đó ông bèn tiến hành xây miếu, dựng pho tượng Thần. Tượng Thần sau khi hoàn thành, thật sự là rất giống hình dáng của Hạ Hi khi còn sống, phàm là người nào ngày trước từng biết Hạ Hi mà nay nhìn tượng Thần này thì không thể không nói rằng đây hiển nhiên chính là Hạ Hi. Từ đó, linh hồn những người chết tha hương được chôn cất ở “vườn nghĩa” cũng được an bình thanh tĩnh.
Câu chuyện Trương Phúc Đức trở thành Thần Thổ Địa
Trương Phúc Đức là một vị quan lại triều Chu, từ nhỏ đã thông minh chí hiếu, năm 36 tuổi đường quan vận phát, được nhậm chức quan Tổng thuế của triều đình. Ông làm quan liêm chính, chuyên cần chính sự và yêu dân, hưởng thọ 102 tuổi. Bởi vì thời xưa con người thích để râu đẹp, sau khi ông qua đời 3 ngày tướng mạo vẫn không thay đổi, tựa như người còn sống vậy, mọi người đều đến chiêm ngưỡng và lấy làm kinh ngạc.
Sau khi Phúc Đức tạ thế, Ngụy Siêu tiếp nhận chức quan Tổng thuế của ông. Người này gian ác vô thường, yêu tiền như mạng, bởi vì có quyền thế nên hoành hành bá đạo. Bách tính nhớ tới Trương Phúc Đức khi còn sống làm quan liêm chính, cảm niệm ân đức, nhớ mãi không quên. Có một nhà nghèo nọ lấy bốn tảng đá bao quanh thành một căn nhà đá thờ cúng ông, không lâu sau từ nghèo trở nên giàu có. Dân chúng đều tin rằng nhờ ân Thần phù hộ, vì vậy cùng quyên góp xây miếu cúng bái, gọi là “Phúc Đức Chính Thần”, cho nên người làm ăn thường đến bái tạ để cầu làm ăn phát đạt.
Trong dân gian lại tương truyền một câu chuyện khác, kể rằng: Vào triều Chu, có một người hầu của vị Thượng đại phu tên là Trương Phúc Đức (hoặc Trương Minh Đức). Khi chủ nhân đi đến một nơi khác để làm quan, để lại trong nhà một người con gái. Trương Phúc Đức mang đứa trẻ đi tìm cha, trên đường đi gặp gió tuyết, ông cởi quần áo để bảo vệ đứa trẻ, cho nên chết cóng trên đường. Lúc lâm chung, trên không trung xuất hiện chín chữ “Nam Thiên Môn Đại Tiên Phúc Đức Chính Thần”, đó là phong hiệu của người hầu trung thành. Thượng đại phu niệm tình trung thành của ông, bèn xây miếu thờ phụng. Chu Vũ Vương biết chuyện thì cảm động nói: “Có tâm như thế này thì có thể gọi là đại phu”, cho nên từ đó đến nay Thổ Công đội mũ Tể tướng.
Lời kết
Tục ngữ nói: “Trên đầu ba thước có thần linh”, phúc đức cũng sẽ không tự nhiên mà đến. Bái tế Thần Thổ Địa là tín ngưỡng dân gian, cũng là một nguyện vọng và cầu mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trung Nguyên
Theo Tuệ Minh / Sound of Hope
?
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp