Cùng tìm hiểu Có nên gãi sau khi bị muỗi đốt?
Khi bị muỗi đốt, ngoài nguy cơ lây nhiễm bệnh thì điều gây khó chịu đầu tiên cho chúng ta là chuyện ngứa, mà ngứa thì phải gãi. Vậy khi bị muỗi đốt, chúng ta có nên gãi hay không?
Chuyện này tưởng như quá đỗi bình thường, nhưng thực sự lại là nỗi quan tâm của các nhà dịch tễ học và sinh học.
Trong ảnh nhỏ là TS. Mark Hoon, người đã tìm ra mạch ngứa trong mỗi con người.
Bạn đang xem: Có nên gãi sau khi bị muỗi đốt?
Do nhu cầu sinh lý mang thai và đẻ trứng, nên chỉ có muỗi cái mới đốt người. Khi đốt, trước khi hút máu, muỗi sẽ tiêm dưới da chúng ta nước miếng của chúng trong đó có chứa một hoạt chất chống đông máu. Chất này được hệ miễn dịch phát hiện và ngay lập tức giải phóng một phân tử, đó chính là histamin. Histamin chính là thông điệp thần kinh gởi đến não để cảnh báo về sự hiện diện của kẻ xâm nhập. Phản ứng này cũng tạo ra sự xuất hiện của một vết sưng phồng, kèm theo là cảm giác ngứa làm cho chúng ta thấy khó chịu và cần phải gãi.
Điều bất ngờ rằng khi gãi, chính là lúc chúng ta thúc đẩy các thụ thể trên bề mặt da gửi thêm thông điệp cho não. Do vậy, gãi càng làm cho não thêm phản ứng với sự tấn công của hoạt chất mà muỗi đã đốt.
Nhưng làm thế nào mà thông tin từ da tới não lại quay ngược về da đem theo “lệnh gãi”? Để trả lời câu hỏi này, TS. Santosh Mishra và Mark Hoon, các nhà sinh học tại Viện Y tế Quốc gia ở Bethesda (tiểu bang Maryland, Mỹ), đã nghiên cứu và xác định được một chất dẫn truyền thần kinh trong số các tế bào thần kinh cảm giác, chính là sứ giả đầu tiên mang thông tin.
Chất dẫn truyền thần kinh này có tên “NPPB” tức poly natriuretic peptide loại B, đã được phát hiện một thời gian dài trước đây với chức năng duy nhất được biết là để kiểm soát nồng độ natri trong máu, do đó đây là một bất ngờ khi phát hiện thêm một chức năng mới, mà lại trong hệ thống thần kinh.
TS. Mark Hoon cũng cho biết thêm, năm năm trước đây, ông cứ nghĩ rằng thông tin làm tê liệt được phát hiện bởi các tế bào thần kinh cảm giác không phân biệt, và sau đó não mới phân loại cảm giác đau, rát hoặc ngứa. Nhưng nghiên cứu lần này phát hiện điều ngược lại: trong mỗi người chúng ta đều có hẳn một mạch ngứa!
Ngoài ra, khi gãi vết ngứa có thể gây ra tình trạng xước da, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng, bởi vậy chũng ta không nên gãi chỗ muỗi đốt. Thay vào đó, nên bôi những loại thuốc có thành phần chính là Diphenhydramine vào vết cắn, hoặc sử dụng một lượng nhỏ thuốc chống dị ứng.
Một viên đá lạnh chườm vào vết muỗi đốt cũng cho tác dụng tương đối hiệu quả.
Trong trường hợp bạn không có sẵn thuốc trong nhà, thì một viên đá lạnh chườm vào vết muỗi đốt cũng cho tác dụng tương đối hiệu quả, do có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng nhiệt độ lạnh có khả năng giảm cảm giác ngứa gây ra bởi Histamin.
Cũng có điều cần biết là muỗi chỉ thích đốt một số người mà lại không thích một số người khác. Các nhà sinh học Hà Lan đã nghiên cứu và thấy rằng loài côn trùng này thực sự bị thu hút bởi mùi phát ra từ vi khuẩn sống trên da người. Mà những vi khuẩn này lại khác nhau từ người này sang người khác.
Vì vậy, để xác định, các nhà sinh học đã cho loài muỗi Anopheles gambiae, một trong những loài mang vectơ sốt rét, ngửi mùi của 48 người đàn ông. Kết quả, có 9 mùi làm cho chúng bị thu hút, còn bảy mùi còn lại thì không. Ngoài ra, muỗi cũng thích đốt vào những loại da có chứa nhiều vi khuẩn.
Xem thêm Có nên gãi sau khi bị muỗi đốt?
Khi bị muỗi đốt, ngoài nguy cơ lây nhiễm bệnh thì điều gây khó chịu đầu tiên cho chúng ta là chuyện ngứa, mà ngứa thì phải gãi. Vậy khi bị muỗi đốt, chúng ta có nên gãi hay không?
Chuyện này tưởng như quá đỗi bình thường, nhưng thực sự lại là nỗi quan tâm của các nhà dịch tễ học và sinh học.
Trong ảnh nhỏ là TS. Mark Hoon, người đã tìm ra mạch ngứa trong mỗi con người.
Do nhu cầu sinh lý mang thai và đẻ trứng, nên chỉ có muỗi cái mới đốt người. Khi đốt, trước khi hút máu, muỗi sẽ tiêm dưới da chúng ta nước miếng của chúng trong đó có chứa một hoạt chất chống đông máu. Chất này được hệ miễn dịch phát hiện và ngay lập tức giải phóng một phân tử, đó chính là histamin. Histamin chính là thông điệp thần kinh gởi đến não để cảnh báo về sự hiện diện của kẻ xâm nhập. Phản ứng này cũng tạo ra sự xuất hiện của một vết sưng phồng, kèm theo là cảm giác ngứa làm cho chúng ta thấy khó chịu và cần phải gãi.
Điều bất ngờ rằng khi gãi, chính là lúc chúng ta thúc đẩy các thụ thể trên bề mặt da gửi thêm thông điệp cho não. Do vậy, gãi càng làm cho não thêm phản ứng với sự tấn công của hoạt chất mà muỗi đã đốt.
Nhưng làm thế nào mà thông tin từ da tới não lại quay ngược về da đem theo “lệnh gãi”? Để trả lời câu hỏi này, TS. Santosh Mishra và Mark Hoon, các nhà sinh học tại Viện Y tế Quốc gia ở Bethesda (tiểu bang Maryland, Mỹ), đã nghiên cứu và xác định được một chất dẫn truyền thần kinh trong số các tế bào thần kinh cảm giác, chính là sứ giả đầu tiên mang thông tin.
Chất dẫn truyền thần kinh này có tên “NPPB” tức poly natriuretic peptide loại B, đã được phát hiện một thời gian dài trước đây với chức năng duy nhất được biết là để kiểm soát nồng độ natri trong máu, do đó đây là một bất ngờ khi phát hiện thêm một chức năng mới, mà lại trong hệ thống thần kinh.
TS. Mark Hoon cũng cho biết thêm, năm năm trước đây, ông cứ nghĩ rằng thông tin làm tê liệt được phát hiện bởi các tế bào thần kinh cảm giác không phân biệt, và sau đó não mới phân loại cảm giác đau, rát hoặc ngứa. Nhưng nghiên cứu lần này phát hiện điều ngược lại: trong mỗi người chúng ta đều có hẳn một mạch ngứa!
Ngoài ra, khi gãi vết ngứa có thể gây ra tình trạng xước da, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng, bởi vậy chũng ta không nên gãi chỗ muỗi đốt. Thay vào đó, nên bôi những loại thuốc có thành phần chính là Diphenhydramine vào vết cắn, hoặc sử dụng một lượng nhỏ thuốc chống dị ứng.
Một viên đá lạnh chườm vào vết muỗi đốt cũng cho tác dụng tương đối hiệu quả.
Trong trường hợp bạn không có sẵn thuốc trong nhà, thì một viên đá lạnh chườm vào vết muỗi đốt cũng cho tác dụng tương đối hiệu quả, do có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng nhiệt độ lạnh có khả năng giảm cảm giác ngứa gây ra bởi Histamin.
Cũng có điều cần biết là muỗi chỉ thích đốt một số người mà lại không thích một số người khác. Các nhà sinh học Hà Lan đã nghiên cứu và thấy rằng loài côn trùng này thực sự bị thu hút bởi mùi phát ra từ vi khuẩn sống trên da người. Mà những vi khuẩn này lại khác nhau từ người này sang người khác.
Vì vậy, để xác định, các nhà sinh học đã cho loài muỗi Anopheles gambiae, một trong những loài mang vectơ sốt rét, ngửi mùi của 48 người đàn ông. Kết quả, có 9 mùi làm cho chúng bị thu hút, còn bảy mùi còn lại thì không. Ngoài ra, muỗi cũng thích đốt vào những loại da có chứa nhiều vi khuẩn.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp