Có nên vứt bỏ thức ăn ngay khi có ruồi đậu vào?

0
112
Rate this post

Cùng tìm hiểu Có nên vứt bỏ thức ăn ngay khi có ruồi đậu vào?

Cứ mỗi lần một con ruồi đến, chúng đã kịp để lại dấu chân, phân và cả dịch nôn chứa đầy mầm bệnh của mình.

Thật là khó chịu khi bữa trưa bị quấy rối bởi những con ruồi. Và chỉ cần một con đậu xuống thức ăn của bạn, ngay lập tức, những tưởng tượng về hàng triệu vi khuẩn và mầm bệnh đã nhiễm vào đó sẽ hiện ra trong đầu. Câu hỏi lúc này là liệu bạn nên tiếp tục ăn hay vứt ngay chúng vào sọt rác?

Có nên vứt bỏ thức ăn ngay khi một con ruồi đậu vào?
Có nên vứt bỏ thức ăn ngay khi một con ruồi đậu vào?

Bạn đang xem: Có nên vứt bỏ thức ăn ngay khi có ruồi đậu vào?

Đa số loài ruồi gây hại

Ruồi là những côn trùng thuộc bộ Diptera gồm hơn 200.000 loài. Theo tiếng Hy Lạp, “di” có nghĩa là hai và “pteron” nghĩa là cánh. Chúng là những côn trùng có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa dùng để bay, một cặp cánh siêu nhỏ phía sau đốt ngực cuối làm nhiệm vụ giữ thăng bằng.

Bộ Diptera đóng vai trò quan trọng đối với môi trường trong các hoạt động như: hỗ trợ việc phân hủy, thụ phấn cho thực vật, là nguồn thức ăn cho động vật ăn thịt. Một số loài ruồi thậm chí hỗ trợ đắc lực hoạt động pháp y và một số giúp điều trị vết thương trong y học.

Tuy nhiên, đa số chúng ta đều ghét cay ghét đắng loài ruồi. Sự thật là chỉ có một số ít loài ruồi có ích còn đa số mang lại cho chúng ta những rủi ro lớn về sức khỏe. Ứng viên sáng giá nhất cho vị trí này là Musca domestica, hay còn gọi là ruồi nhà.

Ruồi nhà được mệnh danh là
Ruồi nhà được mệnh danh là “thứ rác rưởi bay”.

Những con côn trùng được mệnh danh là “thứ rác rưởi bay” này hiện diện khắp nơi trong những ngày tháng ấm áp, gây phiền toái, mang lại nguy cơ bệnh tật. Cứ 10 con ruồi chúng ta gặp trong đời thì 9 trong số đó là ruồi nhà. Chúng sinh sôi nảy nở xung quanh nơi cư trú của con người và tụ tập ở những nơi chứa chất thải hữu cơ mục nát.

Vòng đời của những con ruồi này bắt đầu từ trứng. Trứng nở ra giòi và chúng cần thức ăn hữu cơ để phát triển thành nhộng. Những con nhộng sẽ nhanh chóng “mọc cánh” và trở thành ruồi vài ngày sau đó. Chúng bay khắp nơi gây phiền toái gần 1 tháng. Cùng thời gian đó sinh sản hàng trăm quả trứng mới rồi mới chết.

Từ bãi rác lên bàn tiệc

Khi nói về các mầm bệnh, bản thân những con ruồi chúng chẳng thể là vấn đề. Điều quan trọng hơn là những nơi chúng đến và sẽ đi về đâu. Ruồi không chỉ bay loanh quanh căn bếp nhà bạn và trực xà vào bàn ăn để thưởng thức “cao lương mỹ vị”, chúng có “khẩu vị” lập dị và dành nhiều thời gian hơn trong đống mục nát chất thải động vật cũng như sản phẩm hữu cơ bị vứt bỏ. Đó là cả một thế giới chứa đầy tác nhân gây bệnh và kí sinh trùng.

Ruồi không có răng, chúng tiết enzyme lên thức ăn của bạn và biến nó thành
Ruồi không có răng, chúng tiết enzyme lên thức ăn của bạn và biến nó thành “món súp”.

Những con ruồi nhà không cắn, không hút máu. Chúng truyền mầm bệnh trên từng bước chân của mình. Ruồi không hề có răng. Và điều đó khiến chúng không thể cắn miếng bánh của bạn. Điều tệ hại hơn là chúng sẽ tiết ra một enzyme để phân hủy thức ăn. Enzyme sau đó sẽ hòa tan bất kể thức ăn nào của bạn thành một “món súp” để con ruồi có thể hút được vào hệ thống tiêu hóa.

Như vậy, cứ mỗi lần con ruồi đến, đậu loanh quanh trên thức ăn của bạn một hồi rồi bị đuổi đi, chúng đã kịp để lại dấu chân, phân và cả dịch nôn chứa đầy mầm bệnh của mình.

Có nên vứt bỏ những miếng bánh?

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không cần thiết phải ném mẩu bánh hay bất kể một thức ăn nào bị ruồi đậu vào sọt rác. Một con ruồi có thể mang đến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng từ thùng rác lên thực phẩm của bạn. Tuy nhiên, một lần chạm duy nhất chưa đủ để kích hoạt phản ứng dây chuyền để có thể gây bệnh cho một người trung bình khỏe mạnh.

Mặc dù vậy, nhiều con ruồi cùng đậu và đi lung tung trên đồ ăn của bạn trong một thời gian dài sẽ khiến nó trở thành vấn đề. Thời gian càng lâu và càng có nhiều ruồi sẽ gia tăng đáng kể những mầm bệnh lưu lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Đó là lý do tại sao những vùng nông thôn, xa thành phố trở thành địa điểm đỏ của bất kể một ủy ban phòng chống dịch bệnh nào. Ruồi có thể thả ga phát triển với một môi trường thuận lợi nhiều chất thải và xác động vật chết. Khi chúng xuất hiện nhiều hơn, nguy cơ là cao hơn.

Một là chưa đủ, nhiều con ruồi mới làm nên vấn đề.
Một là chưa đủ, nhiều con ruồi mới làm nên vấn đề.

Trong thành phố, không phải không có cơ hội cho chúng phát triển. Tuy nhiên, mọi việc được kiểm soát tốt hơn thông qua các tiêu chuẩn vệ sinh, thuốc diệt côn trùng và một môi trường sạch hơn. Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là bạn có quyền chủ quan. Hãy luôn che đậy thực phẩm của bạn. Bọc kỹ những thực phẩm hữu cơ thừa trong túi nilon kín trước khi vứt vào sọt rác.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra môi trường xung quanh nhà cũng như khu vực để xử lý kịp thời những tác nhân là nơi ở lý tưởng của ruồi, ví dụ, những rác thải hữu cơ hoặc xác chết động vật. Các loại thuốc hóa học diệt côn trùng có thể giúp ích trong những trường hợp này.

Xem thêm Có nên vứt bỏ thức ăn ngay khi có ruồi đậu vào?

Cứ mỗi lần một con ruồi đến, chúng đã kịp để lại dấu chân, phân và cả dịch nôn chứa đầy mầm bệnh của mình.

Thật là khó chịu khi bữa trưa bị quấy rối bởi những con ruồi. Và chỉ cần một con đậu xuống thức ăn của bạn, ngay lập tức, những tưởng tượng về hàng triệu vi khuẩn và mầm bệnh đã nhiễm vào đó sẽ hiện ra trong đầu. Câu hỏi lúc này là liệu bạn nên tiếp tục ăn hay vứt ngay chúng vào sọt rác?

Có nên vứt bỏ thức ăn ngay khi một con ruồi đậu vào?
Có nên vứt bỏ thức ăn ngay khi một con ruồi đậu vào?

Đa số loài ruồi gây hại

Ruồi là những côn trùng thuộc bộ Diptera gồm hơn 200.000 loài. Theo tiếng Hy Lạp, “di” có nghĩa là hai và “pteron” nghĩa là cánh. Chúng là những côn trùng có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa dùng để bay, một cặp cánh siêu nhỏ phía sau đốt ngực cuối làm nhiệm vụ giữ thăng bằng.

Bộ Diptera đóng vai trò quan trọng đối với môi trường trong các hoạt động như: hỗ trợ việc phân hủy, thụ phấn cho thực vật, là nguồn thức ăn cho động vật ăn thịt. Một số loài ruồi thậm chí hỗ trợ đắc lực hoạt động pháp y và một số giúp điều trị vết thương trong y học.

Tuy nhiên, đa số chúng ta đều ghét cay ghét đắng loài ruồi. Sự thật là chỉ có một số ít loài ruồi có ích còn đa số mang lại cho chúng ta những rủi ro lớn về sức khỏe. Ứng viên sáng giá nhất cho vị trí này là Musca domestica, hay còn gọi là ruồi nhà.

Ruồi nhà được mệnh danh là
Ruồi nhà được mệnh danh là “thứ rác rưởi bay”.

Những con côn trùng được mệnh danh là “thứ rác rưởi bay” này hiện diện khắp nơi trong những ngày tháng ấm áp, gây phiền toái, mang lại nguy cơ bệnh tật. Cứ 10 con ruồi chúng ta gặp trong đời thì 9 trong số đó là ruồi nhà. Chúng sinh sôi nảy nở xung quanh nơi cư trú của con người và tụ tập ở những nơi chứa chất thải hữu cơ mục nát.

Vòng đời của những con ruồi này bắt đầu từ trứng. Trứng nở ra giòi và chúng cần thức ăn hữu cơ để phát triển thành nhộng. Những con nhộng sẽ nhanh chóng “mọc cánh” và trở thành ruồi vài ngày sau đó. Chúng bay khắp nơi gây phiền toái gần 1 tháng. Cùng thời gian đó sinh sản hàng trăm quả trứng mới rồi mới chết.

Từ bãi rác lên bàn tiệc

Khi nói về các mầm bệnh, bản thân những con ruồi chúng chẳng thể là vấn đề. Điều quan trọng hơn là những nơi chúng đến và sẽ đi về đâu. Ruồi không chỉ bay loanh quanh căn bếp nhà bạn và trực xà vào bàn ăn để thưởng thức “cao lương mỹ vị”, chúng có “khẩu vị” lập dị và dành nhiều thời gian hơn trong đống mục nát chất thải động vật cũng như sản phẩm hữu cơ bị vứt bỏ. Đó là cả một thế giới chứa đầy tác nhân gây bệnh và kí sinh trùng.

Ruồi không có răng, chúng tiết enzyme lên thức ăn của bạn và biến nó thành
Ruồi không có răng, chúng tiết enzyme lên thức ăn của bạn và biến nó thành “món súp”.

Những con ruồi nhà không cắn, không hút máu. Chúng truyền mầm bệnh trên từng bước chân của mình. Ruồi không hề có răng. Và điều đó khiến chúng không thể cắn miếng bánh của bạn. Điều tệ hại hơn là chúng sẽ tiết ra một enzyme để phân hủy thức ăn. Enzyme sau đó sẽ hòa tan bất kể thức ăn nào của bạn thành một “món súp” để con ruồi có thể hút được vào hệ thống tiêu hóa.

Như vậy, cứ mỗi lần con ruồi đến, đậu loanh quanh trên thức ăn của bạn một hồi rồi bị đuổi đi, chúng đã kịp để lại dấu chân, phân và cả dịch nôn chứa đầy mầm bệnh của mình.

Có nên vứt bỏ những miếng bánh?

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không cần thiết phải ném mẩu bánh hay bất kể một thức ăn nào bị ruồi đậu vào sọt rác. Một con ruồi có thể mang đến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng từ thùng rác lên thực phẩm của bạn. Tuy nhiên, một lần chạm duy nhất chưa đủ để kích hoạt phản ứng dây chuyền để có thể gây bệnh cho một người trung bình khỏe mạnh.

Mặc dù vậy, nhiều con ruồi cùng đậu và đi lung tung trên đồ ăn của bạn trong một thời gian dài sẽ khiến nó trở thành vấn đề. Thời gian càng lâu và càng có nhiều ruồi sẽ gia tăng đáng kể những mầm bệnh lưu lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Đó là lý do tại sao những vùng nông thôn, xa thành phố trở thành địa điểm đỏ của bất kể một ủy ban phòng chống dịch bệnh nào. Ruồi có thể thả ga phát triển với một môi trường thuận lợi nhiều chất thải và xác động vật chết. Khi chúng xuất hiện nhiều hơn, nguy cơ là cao hơn.

Một là chưa đủ, nhiều con ruồi mới làm nên vấn đề.
Một là chưa đủ, nhiều con ruồi mới làm nên vấn đề.

Trong thành phố, không phải không có cơ hội cho chúng phát triển. Tuy nhiên, mọi việc được kiểm soát tốt hơn thông qua các tiêu chuẩn vệ sinh, thuốc diệt côn trùng và một môi trường sạch hơn. Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là bạn có quyền chủ quan. Hãy luôn che đậy thực phẩm của bạn. Bọc kỹ những thực phẩm hữu cơ thừa trong túi nilon kín trước khi vứt vào sọt rác.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra môi trường xung quanh nhà cũng như khu vực để xử lý kịp thời những tác nhân là nơi ở lý tưởng của ruồi, ví dụ, những rác thải hữu cơ hoặc xác chết động vật. Các loại thuốc hóa học diệt côn trùng có thể giúp ích trong những trường hợp này.

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/co-nen-vut-bo-thuc-an-ngay-khi-co-ruoi-dau-vao/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp